Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Thơ Tôi Khác Tố Hữu



 



Thật ra tôi rất ít thời gian để đọc cái loại thơ hiện thực XHCN ba lăng nhăng cuả ông Tố Hữu. Nhưng do một sự tình cờ mà tôi làm bài thơ với tiêu đề :" Bầm Ơi "
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên về cái tiêu đề, nhưng nội dung bài Bầm Ơi cuả tôi hoàn toàn khác với bài "Bầm Ơi " cuả ông Hữu. Cũng chỉ vì có một ngã nặc danh là Cam gì đó, chữ viết tắt: công an mạng.


Người này ăn nói rất hỗn hào có ý như là thuổng thơ Tố Hữu và chửi bới tôi thậm tệ trên mạng Internet. Vì vậy tôi buộc lòng phải bỏ thời gian viết hẳn một bài về giá trị nội dung tư tưởng nghệ thuật bài "Bầm Ơi" cuả Tố Hữu.
Bầm Ơi cuả Tố Hữu có 38 câu, còn Bầm Ơi cuả tôi là 62 câu. Theo nhận xét cuả tôi:Tố Hữu làm bài này năm 1948, lúc đó anh chàng khoảng 28 tuổi. Trong thời gian đó anh chàng có hoạt động cách mạng ở vùng Trung du Bắc bộ. Nghe nói anh chàng cùng nhóm với các ông: Minh, Đồng, Chinh, Giáp, Việt, Bằng, Tấn v.v... Và được bà Nguyễn Thị Năm là một điạ chủ giàu có nuôi nấng. Bà Nguyễn Thị Năm còn có tên là Cát Thành Long bị Hồ ra lệnh nổ phát súng khai hoả đầu tiên bắn vào đầu bà trong vụ cải cách ruộng đất. Rất có thể để nhớ công ơn nuôi nấng cuả bà Năm mà Hữu làm bài Bầm Ơi?
Bài thơ này là một bài tuyên truyền cách mạng, phi ra đình, coi thường cha mẹ vợ con ruột thịt. Như Hữu viết: đi làm cách mạng có hàng trăm bà cụ từ tâm làm mẹ là một điều dối trá.
Hữu là một người cộng sản sắt máu, nên cái tình cảm cuả hắn với bà Năm hay bà cụ nào đó ở vùng Trung du Bắc việt là không thật lòng. Bầm Ơi chỉ là thủ đoạn đào mỏ xin cơm mà thôi. Cụ thể nhất là bộ mặt sát nhân cuả Hữu được thể hiện trong vụ chống nhân văn giai phẩm thì ai cũng biết.

Cái thời tự lực văn đoàn, trăm hoa đua nở, văn chương hiện thực xã hội chủ nghiã thì tôi còn đang trong thời kỳ bú mớm, hoặc còn đang mải chơi bi chơi đáo chứ có biết gì đâu. Nay mái tóc đã điểm bạc lại định cư ở nước ngoài từ lâu. Vì nhớ nhung Tổ quốc và thèm nói tiếng mẹ đẻ mà tôi nhẩn nha làm thơ viết văn. Qua đọc các báo điện tử trên mạng tôi mới biết là Dân tộc ta đã trải qua một thời kỳ dài hâm hấp dở hơi cuả văn thơ báo chí. Các văn thi sĩ chân chính tài ba bị đảng tẩy não và cạo lông đấu tố phê bình khổ nhục như thế nào? Họ rêu rao về đường lối văn nghệ cuả đảng, nghệ thuật vị nhân sinh: nhà nhà làm thơ, ngườì ngườì làm thơ. Các văn sĩ cách mạng vưà thoát nạn mù chữ nổi lên như diều gặp gió. Họ tuyên dương về văn thơ hiện thực xã hội chủ nghiã. Theo tôi thì làm quái gì có dòng văn thơ hiện thực xã hội chủ nghiã để ca ngợi chế độ xã hội chủ nghiã giàu có tươi đẹp vạn lần tư bản.Chỉ có dòng thơ con cóc thôi. Bây giờ tôi sẽ cùng với các bạn ta bàn thảo xem dòng thơ con cóc này nó hay ho ở chỗ nào?
Người Việt nam có câu:

„ Con cóc là cậu ông giời
Ai mà đánh cóc thì giời đánh cho“

Con cóc là hình ảnh thân thuộc của người nông dân Việt nam. Cái con vật chỉ biết nhảy bằng hai chân, hôi hám xấu xí ghê tởm như vậy mà được coi là họ hàng cuả ông Trời thì quả là một điều đáng để cho chúng ta phải bàn đến. Theo tôi con cóc cũng rất qúy vì cóc chỉ ăn sâu bọ để giảm bớt thiệt hại cho ruộng vườn cuả người nông dân, thịt cóc có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là trong hoàn cảnh đói kém này để chữa bệnh còi xương cho trẻ con ở nông thôn. Nhựa cóc mủ cóc thì rất độc để dùng trong y học, thân nhiệt cuả cóc lại nhạy cảm với môi trường như tự nhiên đã ban cho bà con nông dân ta một cái máy dư báo thời tiết sống. Nhờ đó mà mới đoán biết trước được những cơn mưa hoặc lũ lụt lớn. Nhưng chỉ có một điều con vật này không có ai muốn gần gũi nó; vì sự hôi thối bẩn thiủ xấu xí của nó và nhưạ cuả nó tiết ra lại rất độc, nhỡ chẳng may dính phải có thể thiệt hại đến tính mạng. Nó sinh ra từ những lỗ nẻ, những vũng nước hang hốc rác rưởi. Nó tượng chưng cho sự mất gốc thiếu giáo dục, nó lại hay nhảy lung tung vô tổ chức. Trong lĩnh vực văn chương thơ phú người ta có nói đến thơ con cóc, để hàm ý một loại thơ tính nghệ thuật kém, hay nhảy lung tung có ý khoe khoang nhưng nội dung lại rất độc địa xấu xa. Loại thơ này không giúp gì cho tính thẩm mỹ, những cảm xúc chân tình thương ái của loài người. Nó không thăng hoa cái đẹp, đề cao nhân phẩm, lương tâm, tính bản thiện cuả con người. Nó là loại thơ dối trá , nó là một độc tố rất có hại như mủ cóc tiết ra từ gan con cóc. Để phê phán loại thơ độc hại vô bổ này tôi có hiến tặng cho đời bài thơ“ Thơ Ông Cóc“. Đây không phaỉ có ngụ ý miả mai cho một cá nhân nào, hay tạo ra một đối trọng để tự nâng mình lên. Tôi chỉ muốn nói thực lòng về cảm xúc cảm nghĩ cuả tôi về nhân tình thế thái mà thôi. Tự do tư tuởng, suy tư, yêu ghét, chê bai, ngợị khen mà dám viết thẳng ra mới là điều cũng đáng để cho chúng ta nên xem xét thận trọng.Tất nhiên đã viết gì phải là trung thực, thẳng thắn, không kiêu căng, đố kỵ mà cố tình bôi nhọ hạ thấp nhân cách của người khác là một điều không nên, có gì nói thế. Con người ta là vốn quý, nhưng nhân cách trong văn thơ lại là một chuyện khác, họ là con người khác. Nhân quả tương báo đều do cái nhiệp của mình tạo ra cả. Chúng ta vẫn biết đời đã sinh ra Chu Du thì có Gia cát lượng, có gia cát Lượng thì có Tư mã Ý, Tào Tháo…Cho nên không ai dám chắc là hôm nay ta cười người, hại người, giết người, vu cáo đấu tố xỉ nhục, bỏ tù đày đoạ người khác mà có thể bình chân vô sự mãi được. Rồi về sau, có khi cả hàng ngàn đời sau . Nếu ta chết đi sẽ có người khác cười ta và chửi ta, thậm chí còn ném phân tro rác rưởi lên mộ bia cuả ta.

Đối với tôi Tố Hữu chỉ là một con cóc kếch xù bên cạnh những con cóc cộng sản khác. Bây giờ ta hãy nhẩn nha phân tích bài Bầm Ơi có phải thật sự là con cóc xấu xí giả dối không?

"Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần."
Hữu

Hữu là người miền trung nam Việt Nam nhưng nhận vùng Trung du bắc bộ là quê mình có phải là bố láo không?. Giống như Hồ cũng nhận Nga Xô là tổ quốc XHXN cuả y vậy. Hữu nhớ bà cụ đã nuôi nấng Hữu và đồng bọn là có thực lòng không? Hay Hữu chỉ nhớ, bát gạo, quả chuối, quả mướp, con gà, con vịt cuả cụ? Nếu đã nhớ như vậy sao lại còn mang hàng loạt những bà cụ có khả năng tiền bạc ra nuôi nấng Hữu, Minh, Đồng, Giáp ra bắn như vụ bà Cát Thành Long? Nếu người ta hỏi bạn quê ở đâu? Tất nhiên bạn trả lời đúng nơi sinh ra bạn, hoặc là nơi tổ tiên cha mẹ họ mạc nhà mình chứ không bạ đâu cũng nhận là quê ta như Hữu.
Mạ non bầm cấy mấy đon, ruột gan bầm lại thương con mấy lần là phi thực tế. Không bà mẹ nào lại thương bọn ác ôn cộng sản hơn cả con đẻ cuả mình. Đây là tư tưởng chan hoà giai cấp lưu manh vô sản cuả Hữu.
Còn người mẹ cuả tôi mà tôi gọi là bầm thương tôi là một sự thật, đúng như tôi miêu tả trong thơ:

"Trung du rừng cọ đồi chè
Vẳng nghe tiếng hát đêm hè buông xa
Con cò bay lả bay la
Cánh non chập chững la đà trời xanh
Đêm giông dột mái nhà tranh
Nhường con chỗ ráo bầm dành chỗ mưa
Nuôi con chẳng quản sớm trưa
Canh gà muối lạc sớm khuya mẹ hiền."

So sánh cả hai khổ thơ giưã tôi và Hữu thì tôi hoàn toàn không đạo văn cuả Hữu. Tình cảm cuả tôi khác Hữu như lưả với nước, như núi cao và vực thẳm.

"
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm "
Hữu

Theo tôi Hữu phải học nhiều về phương pháp làm thơ lục bát. Chữ thân không vần với chữ bầm. Đây là cưỡng vận, thân chỉ vần với thần, bần, cần, lần, nần v.v...Ta gọi là chính vận,hiệp âm, còn chữ thân nhảy sang bầm rõ ràng là cưỡng vận. Hữu thương bầm vì bầm mặc áo tứ thân bị uớt do mưa phùn và bầm thương lại Hữu cả sớm lẫn chiều. Thử hỏi hai người con cuả bà Cát Thành Long là trung đoàn trưởng vệ quốc quân , khi nghe tin mẹ mình bị xử bắn họ có thương mẹ được như Hữu thương bà cụ cho Hữu ăn nhiều như những giọt mưa phùn không? Cái tình cảm cuả Hữu nói trắng ra là giọng chài mồi để kiếm cơm, moi tiền cuả mà thôi. Bà cụ đi dưới trời mưa mặc áo tứ thân chứ không mặc áo tơi là một điều vô lý. Ngày xưa chỉ có những nhà giàu mới quần the, khăn xếp, áo tứ thân thôi và đi đâu cũng cắp ô. Họ không thèm đội nón mặc áo tơi, nên trong đầu Hữu mới nảy ra cái hình ảnh mưa phùn ướt áo tứ thân?

Còn tôi thương mẹ tôi và mẹ tôi thương tôi là những hình ảnh rất Việt Nam:

"Gửi con đến tận tối đèn
Để bầm tát nước làng bên bộn bề
Con cò lặn lội đồng quê
Nhớ con bé nhỏ chạy về thăm con
Tảo tần nuôi nấng bé ngoan
Bầm mua chim ngói muối sườn giòn tan
Thịt thăn mắm ruốc ăn dần
Mua kèn con thổi mua quần vải nâu
Tắm ao chớ đến chỗ sâu
Đi chơi con chớ ở lâu mẹ buồn
Thương lo cho đến bồn chồn"

Thời gian này, nhà tôi được chia ruộng đất và bầm tôi thường gửi tôi ở nhà bà Biểu Thân để đi làm tổ đổi công, tôi cũng khoảng 3 tuổi hoặc 4 tuổi và cũng là thời gian bà Cát Thành Long mẹ nuôi cuả Hữu, Đồng, Minh , Chinh, Giáp v.v... bị xử bắn.

"Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con."
Hữu

Gớm Hữu đi đánh giặc mười năm là bố láo. Bài thơ làm năm 1948 thì Hữu đánh giặc nào 10 năm? Rõ ràng là thơ tuyên truyền, cố biến báo cho hợp với trên là bầm thì dưới là năm?
Năm 1948 là năm Hồ theo Tàu đánh Pháp mà năm 1946 còn ký hiệp định sơ bộ hoà hoãn rước Pháp quay trở lại. Hữu đánh giặc 10 năm là ám chỉ các đảng phái quốc gia yêu nước là giặc?
Còn tôi, chẳng coi ai là giặc cả. Bầm nuôi tôi khôn lớn chưa đủ 18 tuổi bị bắt đi làm lính nghiã vụ quân sự là một sự thật. tôi không lươn lẹo trí trá như Hữu

"Yên tâm bầm nhé lo toan ruộng vườn
Nuôi cho khoẻ mạnh lớn khôn
Bé còn đi học bảng son đợi chờ
Con bầm nuôi mộng lớn lao
Than ôi! Chẳng được cơ đồ nước non
Phương xa một mảnh tâm hồn
Bầm ơi! Đằng đẵng hoàng hôn u buồn
Tro tàn lơ lửng sườn non
Tấm thân ma daị Trường Sơn đoạ đầy
Muỗi rừng bọ chó một bầy
Thi nhau xé xác thân gày bầm ơi!
Hoa na xoan rụng vàng rơi
Con chim nhảy nhót trêu ngươi mẹ già
Bầm tôi nước mắt đầm đià
Con ơi! Sáng tối ra vào ngóng con
Cầu xin Đức Phật ban ơn
Giang tay phù trợ cho con về nhà"

Ta hãy tiếp tục đọc xem Hữu trần quấy như thế nào?

"Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con..."

Qua đoạn thơ cuối này ta cũng đủ biết khả năng làm thơ cuả Hữu tầm thương thôi. Đang làm thơ lục bát lại chen cả song thất vào, chứng tỏ Hữu bí thơ, tối vần, bị líu lưỡi mà vần thơ không thoát, không mạch lạc. Vì tình cảm cuả Hữu với bà bầm có phải là tình cảm thật đâu mà chỉ là thủ đoạn tuyên truyền rẻ tiền mà thôi. Hựũ làm thơ không thông thoáng bài thơ tủn mủn ngắn như vậy nhưng luôn cưỡng vận: chữ buồn có vần với hôm đậu? Cả bài thơ Hữu toàn kể lễ về chiến lợi phẩm giả nghèo giả khổ ăn mày dân, xin quà, xin củi v.v... rồi lại khủng bố đàn áp dân theo kiểu chuyên chính vô sản là một sự mâu thuẫn xin, cho và ăn cướp chiếm đoạt cuả dân.

Mẹ cuả tôi là mẹ thật, bầm cuả tôi là bầm thật nên suy tư cảm xúc cuả tôi trái ngược với cái kiểu làm thơ trí trá như Hữu. Cho nên cái người mạo danh là tên Cam không thể chụp mũ phỉ báng tôi vô lý như vậy là tôi thuởng thơ cuả Hữu.


"Ba năm vàng vọt màu da
Giật mình sừng sững như ma hiện hồn
Mẹ già cầm lấy tay con
Hai hàng nước mắt trào tuôn nghẹn ngào
Con còn sống thật hay sao?
Biệt vô âm tín biết bao trăng tròn
Đoán già rồi laị đoán non
Não nùng bài vị bà con xa gần
Miền Nam hồn lạc Bắc phần
Ghi công tấm bảng khóc than gửi về
Tự nhiên gió núi miền quê
Con bầm từ nẻo sơn khê laị nhà
Mẹ mừng tầm tã nhạt nhoà
Ngóng con đã mấy muà thu lá vàng
Hầu bao chẳng tiếc chẳng màng
Con ăn laị sức xóm làng đầy vơi...
Còn người còn của con ơi!
Con còn sống xót phúc đời nhà ta
Bồ câu cách thủy chín dừ
Thêm muì ngải cứu trứng gà đánh kem
Ăn đi hồi sức tráng niên
Nghìn thu thương bóng mẹ hiền trung du
Con nay sống ở Châu Âu
Mẹ gần thế kỷ âu sầu nhớ con
Nhớ con mẹ nhé đừng buồn
Tự do con phải luôn luôn xa nhà!"

Chú Thích: Năm 2008 mẫu thân cuả tôi còn sống

2008 Lu Hà

Kết Luận:
Bầm ơi! là tiếng gọi Mẹ cuả dân miền Trung du bắc bộ, như trong Nam gọi là Má, các vùng khác gọi là Mệ, hay Mạ, hay Mẹ gì đó. Tôi sinh ra gọi Bầm quen rồi, từ nhỏ tôi vẫn gọi như vậy. Bầm Ơi! là tôi gọi Mẹ tôi có dính dáng gì với ông Tố Hữu gọi bà Cát Thành Long ( Nguyễn Thị Năm ) đã có công nuôi ông và những người cộng sản nằm vùng như Hồ, Đồng, Chinh, Giáp v.v… sau bắn bỏ là chuyện nợ máu cuả cộng sản với gai đình bà Cát Thành Long. Riêng ông Hữu gọi bầm ơi! là xí phần rồi hay sao? Như chuyện yêu nước thì ai là người dân đều có quyền yêu nước cả, đâu chỉ có cộng sản mới độc quyền yêu nước? Chuyện có người thích thơ Tố Hữu là quyền riêng cuả họ. Tôi thương bầm tôi và tôi làm thơ gọi bầm ơi thì liên quan gì đến ông Hữu? Thế mà có người phỉ báng hạ nhục tôi vì chữ gọi Bầm Ơi là tiêu đề bài thơ lục bát cuả tôi. Nên biét rằng tôi viết bầm ơi là cảm xúc cá nhân tôi. Thế mà có người vu cáo tôi viết Bầm Ơi là muốn nổi danh vượt mặt ông Hữu cuả họ, và y vội cuống lên mà phát khùng phát dại như vậy? Y vô cớ còn xỉ nhục cả một người bạn cuả tôi chuyên viết bài phê phán chế độ độc tài.

Cam như là một nhân vật bất hảo, hư ảo trên mạng. Y có thể tên là Nguyễn Văn Kèo, Trần thị Cột, điều đó ta không cần biết. Điều lý thú là y xuất hiện trên mạng như một con chó điên giữ xác cho ông Hồ Chí Minh. Lúc thì y ư ử nằm gậm trạn suả chửi cộng sản vu vơ vài câu để lấy điểm dễ bề trà trộn chui rúc trong cộng đồng dân mạng. Y chửi Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Cẩm Đào, Nguyễn Phú Trọng bằng những từ tục tần vô thưởng vô phạt cuả bọn đá cá lăn dưa dưới chân cầu ông Lãnh. Nhưng khi một ai đó viết bài phân tích những tôi trạng buốn dân bán nước cuả Hồ, Đồng, Dũng, Triết, Mạnh, Trọng trên cơ sở khách quen khoa học có lý có tình thì y lại lồng len chống phá, ăn nói thô bỉ như Chí Phèo, Tám Bính, Xuân Tóc Đỏ, Năm Cam, Tư Rỗ, Ba Sẹo v.v… để lăng mạ người đó. Qua đó ta cũng hiểu phương thức làm việc cuả bầy công an mạng chó cún theo thủ đoạn cương nhu, chỉ phụ hoạ hưởng ứng chống cộng ở những cái vu vơ, hay những câu chửi tục tằn.... Còn những điểm chính có ý nghiã thức tỉnh, kêu gọi thì Cam và đồng bọn lại chia nhau chống phá quyết liệt. Tôi cố gắng nghiên cứu não trạng thủ đoạn cuả bọn người bấtnhân hèn mọn này để cô đọng lại thành những vần thơ. Tôi rất thích nói ít, viết ít chỉ vài chữ cũng mô tả những gì mình muốn nói, tránh nói nhiều, nói dài loãng ý đi xa đề, xa mục đích chính và dễ gây ra sự ngộ nhận hiểu lầm. Đồng thời tôi rất ngưỡng mộ những bài viết phân tích cuả các tác giả Lão Móc, Phạm Thị Oanh Yến, Lê Văn Ấn, Đinh Thạch Bích, tuy dài nhưng đọc không ngán và viết không thiếu hay thưà, nhìn chung là bố cục toàn cảnh trọn vẹn chứ không như kiểu viết xã luận cứ miên man dài dằng dặc mà cả ngót gần thế kỷ nay vẫn một nội dung như ở Việt Nam do đảng cộng sản chỉ đạọ mà ông Đinh Thạch Bích thường chế nhạo: Nguyễn Như Cu tức là Cũ Như Nguyên.



13.8.2011 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét