Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Khanh thành Tượng Đài Cố TT. Ronald Reagan Hoạt động chính trị Ngô Kỷ 1988

Kính gởi để kính tường và tùy nghi,

    Ngô Kỷ 



Khánh thành Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald Reagan 
Chia sẻ hoạt động chính trị Hoa Kỳ của Ngô Kỷ trong năm 1988

Little Saigon ngày 11 tháng 6 năm 2015

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Là thành viên nhỏ bé trong tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, tôi luôn biết ơn bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào làm điều "ích nước lợi dân,"  và hôm nay tôi trân trọng kính gởi những đóa hoa hồng tri ân đến Giám Sát Viên Andrew Đỗ & Staff, Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, và tất cả những người đã hết lòng hỗ trợ hoàn tất đồ án xây dựng Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald Reagan, sẽ được long trọng khánh thành vào ngày mai, tức Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2015 tại công viên Mile Square Park, vào lúc 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều. Tôi lấy làm hân hạnh chuyển tiếp Thiệp Mời của Giám Sát Viên Andrew Đỗ đến quý vị dưới đây:



Kính thưa Quý Đồng Hương,

Với tư cách là người lâu nay ái mộ và cảm kích Cố Tổng Thống Ronald Reagan, tôi muốn nhân dịp này trích dẫn một số tài liệu, bài viết, phim, ảnh nhằm giới thiệu đôi nét về sự nghiệp của ông, một quán quân chống cộng sản và là nhà lãnh đạo tài ba của đất nước Hoa Kỳ. Đặc biệt tôi rất thích câu nói bất hũ của ông liên quan đến chiến tranh Việt Nam như sau: "Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”

 rg2_zps394a46a7.jpg
Thống Đốc California Ronald Reagan gặp Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ngày 15 tháng 10 năm 1971
15 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Reagan Confers with Thieu. Saigon, South Vietnam:
Ronald Reagan of California, who is touring Asia as President Nixon's emissary, confers with
South Vietnamese president Nguyen Van Thieu, October 15. Reagan told a news conference
that he brought Thieu a message from the chief executive saying there would be "no change in
the course of policy of our nation" toward South Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBIS 


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Nhắc đến Tổng Thống Ronald Reagan khiến tôi nhớ đến một số kỷ niệm mà tôi từng vinh dự được tiếp xúc và liên lạc qua lại với ông. Đặc biệt trong thời gian năm 1988 là năm tôi có nhiều quan hệ mật thiết với Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, Thống Đốc California George Deukmejian, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson, Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan, vì năm 1988, tôi là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Hoa Kỳ được làm Đại Biểu (Delegate) tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988 tại New Orleans, Louisiana, và sau đó thêm 4 lần nữa vào năm 1992, 1996, 2000, và 2004. Vào năm 1988, với tư cách là Giám Đốc Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa (Asian American Rupublican Headquarters) đặt tại Little Saigon, và lãnh đạo "Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Nam Ủng Hộ Ứng Viên Tổng Thống George Bush," tôi có cơ hội làm việc và tiếp cận với các yếu nhân Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ, nhờ vậy mà tôi có được môi trường thuận lợi trong việc vận động được chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ và đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
Kính thưa Quý Đồng Hương,

Thánh Kinh có dạy "Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm," và tôi thì chủ trương "sống để bụng chết mang theo," do đó lâu nay có nhiều điều, nhiều việc tôi không hề thố lộ, tâm tình, nhưng hôm nay tôi đổi ý, tôi nhận thấy công cuộc đấu tranh chống Việt cộng, chống Việt gian trong lúc này lại trở nên vô cùng khó khăn và phức tạp, vì cộng đồng bổng dưng nở rộ cảnh "lộng giả thành chân," "vàng thau lẫn lộn," và đặc biệt hiện nay trong cộng đồng lại xuất hiện rất nhiều tư tưởng "hòa hợp hòa giải," bưng bô cho Việt cộng, cũng như đưa ra luận điệu phủ nhận giá trị lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ v.v..., chính vì vậy mà tôi quyết định trình bày ra đây những phim, ảnh, tài liệu các hoạt động chính trị của tôi trong quá khứ, nhằm xác định lập trường và đường lối chống cộng triệt để của của người Việt Quốc Gia, và cũng để "ôn cố tri tân."

Tôi không có dự định viết dài bài này vì các tài liệu, phim, ảnh được trưng dẫn dưới đây, tự nó đã giải thích trọn vẹn quan điểm và sự kiện rồi. Trong phần PHỤ ĐÍNH có hai phần, phần 1 đề cập đến sự nghiệp của Cố Tổng Thống Ronald Reagan, và phần 2 trình bày các hoạt động chính trị dòng chính của tôi, chỉ tóm lược trong thời điểm năm 1988 mà thôi, còn các năm khác sau đó như 1989, 1990, 1991, 1992 v.v.., tức lúc ông George Bush trở thành Tổng Thống Mỹ rồi, thì tôi sẽ trình bày tiếp vào dịp khác khi thuận tiện. Xin quý vị lưu ý các chú thích dưới hình và các chỗ chữ màu đỏxanh.

Nếu tôi nghĩ đúng, thì Ban Tổ Chức muốn khánh thành Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald Reagan vào ngày 12 tháng 6 năm 2015 này, là vì muốn kỷ niệm đúng cái ngày 12 tháng 6 năm 1987 là ngày mà Cố Tổng Thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn tại Brandenburg Gate, kêu gọi giật sập bức tường Bá Linh. Để quý vị thuận tiện nắm bắt vấn đề, tôi xin phép đưa vào bài viết này một số tài liệu liên quan đến cái ngày lịch sử trọng đại ấy.

Trân trọng,

Ngô Kỷ

Hộp thư: PO.Box 836
Garden Grove, Ca 92842

PHỤ ĐÍNH

YOUTUBE: Xin bấm vào Link Youtube dưới để xem Ngô Kỷ trả lời trên các đài truyền hình Mỹ,
và cầm bảng khẩu hiệu tranh đấu cho nguyện vọng cộng đồng tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa toàn quốc 1988.
(5 phút đầu có Ngô Kỷ phát biểu, 15 phút sau là khung cảnh sinh hoạt sôi nỗi trong ngày Đại Hội)





Xin bấm vào các Links dưới đây để xem rất nhiều hình ảnh cố Tổng Thống Ronald Reagan: 





Tóm lược tiểu sử Cố Tổng Thống Ronald Reagan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ronald Wilson Reagan (phát /ˈrɒnəld ˈwɪlsən ˈrɡən/; 6 tháng 2 năm 1911 – 5 tháng 6 năm 2004) là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989). Trước đó, ông là thống đốc thứ 33 của California (1967–1975), và từng là diễn viên truyền hình, truyền thanh và điện ảnh.
Ông sinh tại thành phố Tampico, Illinois, và lớn lên ở Dixon. Ông học Đại học Eureka và có bằng cử nhân về kinh tế và xã hội học. Sau khi tốt nghiệp, đầu tiên ông chuyển đến tiểu bang Iowa để làm việc trong vai trò phát thanh viên, sau đó vào năm 1937, ông đến thành phố Los Angeles nơi ông khởi nghiệp trong vai trò diễn viên điện ảnh và sau đó là diễn viên truyền hình. Một số bộ phim nổi bật nhất của ông gồm có Knute Rockne, All American (1940), Kings Row (1942), và Bedtime for Bonzo (1951). Reagan làm chủ tịch liên đoàn lao động Screen Actors Guild và sau đó là người phát ngôn cho công ty General Electric (GE). Ông bắt đầu tham gia chính trị trong thời kỳ làm việc cho công ty GE. Ban đầu ông là đảng viên Dân chủ. Thiên hướng của ông bắt đầu chuyển đổi sang cánh hữu vào thập niên 1950 và sau đó ông đổi sang đảng Cộng hòavào năm 1962.[1] Sau khi đọc một bài diễn văn mạnh mẽ ủng hộ ứng cử viên tổng thống Barry Goldwater năm 1964, người ta thuyết phục ông chạy đua vào chức thống đốc tiểu bang California. Ông thắng cử thống đốc tiểu bang California hai năm sau đó và tái đắc cử lần nữa vào năm 1970. Ông thất bại trong các lần chạy đua tìm sự đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào các năm 1968 và năm 1976 nhưng sau đó ông thắng cả sự đề cử của đảng Cộng hòa và cuộc tổng tuyển cử năm 1980, đánh bại đương kim tổng thống Jimmy Carter.[1]
Trong vai trò tổng thống, Reagan thực hiện các đề xướng kinh tế và chính trị mới có tầm cỡ. Các chính sách kinh tế trọng cung của ông, được gọi là "Reaganomics", chủ trương giảm tỉ lệ thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nguồn tiền để giảm lạm phát, bãi bỏ kiểm soát kinh tế, và giảm chi tiêu của chính phủ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông thoát chết trong một vụ ám sát; ông kiên quyết chống lại các công đoàn lao động, và ra lệnh xâm chiếm Grenada. Reagan tái đắc cử tổng thống một cách vang dội vào năm 1984 và tuyên bố rằng đây là "bình minh tại Mỹ". Nhiệm kỳ thứ hai của ông để lại với những vấn đề còn gây tranh cãi, chủ yếu vì các vấn đề đối ngoại, thí dụ như sự kết thúc Chiến tranh lạnh, vụ không kích Libya năm 1986, và vụ tai tiếng Iran-Contra bị phơi bày. Công khai mô tả Liên Xô là một "đế quốc ma quỷ",[2] Reagan ủng hộ các phong trào chống cộng trên toàn thế giới và dành ra nhiệm kỳ đầu tiên của mình hủy bỏ chiến lược giảm thiểu tối đa căng thẳng giữa phương Tây và khối Xô Viết, thường được gọi là chiến lược détente, bằng cách ra lệnh tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô. Reagan thương thuyết với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachev và kết quả đỉnh điểm là sự ra đời của Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung và việc giảm thiểu kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước.
Reagan rời chức tổng thống vào năm 1989. Năm 1994, cựu tổng thống tiết lộ rằng ông bị mắc bệnh mất trí nhớ; ông mất 10 năm sau đó ở tuổi 93. Là một hình tượng bảo thủ, Reagan được xếp cao trong các cuộc thăm dò ý kiến công chúng và được công nhận vì đã tạo ra cuộc phục sinh ý tưởng chính trị cánh hữu Mỹ.

The fruit of his labors: In 1990, former President Ronald Reagan got to take hammer and chisel to the Berlin Wall after the fall of the Soviet empire 
Xin bấm vào Link dưới này của Wikipedia để đọc tiếp đầy đủ tất cả chi tiết về tiểu sử 
và sự nghiệp của cố Tổng thống Ronald Reagan bằng Việt ngữ:



Xin bấm Link dưới xem hình và chi tiết Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan


VIDEO:

Siêu Hàng Không Mẫu Hạm - USS Ronald Reagan - YouTube

Aug 3, 2012 - Uploaded by Duy Béo
Nguồn: National Geographic USS Ronald Reagan (CVN-76) is a Nimitz-class nuclear-powered ..


Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan (CVN76) được hạ thủy vào tháng 7 năm 2003 là một hàng không mẫu hạm hạt nhân, được đặt tên theo tên Tổng Thống thứ 40 Hoa Kỳ. Phương châm hoạt động của tàu là "Hòa bình thông qua sức mạnh,"  là thông điệp, chủ trương và đường lối dưới thời Tồng Thống Reagan.
USS Ronald Reagan chứa khoảng 60 chiến đấu cơ tối tân đủ loại, cùng hàng ngàn thủy thủ đoàn, và vũ khí tinh vi nhất thế giới.
.




Những câu nói đáng nhớ của Tổng Thống Mỹ Ronald W. Reagan
Trust, but verify.
Tin tưởng nhưng phải minh chứng. 
How do you tell a communist? Well, it's someone who reads Marx and Lenin. And how do you tell an anti-Communist? It's someone who understands Marx and Lenin
Làm sao biết ai là Cộng Sản? - Đó là người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét