Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 25
“Phải nhẫn nại ươm tằm gieo hạt
Đừng chủ quan con hát mẹ khen
Hạ công chăm chỉ luyện rèn
Mưa lâu thấm đất đua chen vội gì
Kinh tố vấn thầm thì mây gió
Chẳng sờn lòng chăng chớ trăng sao
Có ngày y thuật lên cao
Ngư tiều đứng dậy nghẹn ngào chắp tay
Lời dạy bảo thẳng ngay chính trực
Cánh cửa trường thao thức ân cần
Khai thông trí tuệ tinh thần
Nhãn quan rộng mở canh tân nhân loài
Từ đáy giếng trần ai sáng tỏ
Ếch nhảy lên rộng mở chân trời
Bệnh tình thẩu triệt tới nơi
Cứu nhân độ thế đạo đời tiên phong
Đừng ẩn dật long đong bờ bụi
Ngày tháng dài sầu tủi vì đâu
Bấy lâu cam chịu cơ cầu
Khinh tài trọng nghĩa theo câu ngũ thường
Dẫn càng tỏ khiêm nhường bè bạn
Học theo ta giới hạn còn nhiều
Tay nghề chẳng đáng bao nhiêu
Cỏ cây vò võ bóng chiều hoàn hôn
Trí mênh mông biển cồn sóng giật
Vượt đại dương y thuật nhập môn
Gần xa thiên hạ có đồn
Đạo cao muôn trương linh hồn sáng soi
Bậc chân nhân xét coi kinh sử
Tài văn chương sĩ tử thông thiên
Phun châu nhả ngọc thánh hiền
Sân Trình cửa Khổng xứng tên Đan Kỳ
Tài tám đấu lâm y chen chúc
Đầy năm xe thảo dược luận bàn
Cao nhân hội đủ dân gian
Tinh thông y thuật muôn vàn hân hoan
Sinh bất phùng thần nan nhân thế
Phần chuyên môn đồ đệ theo nhau
Giao lưu chia sẻ trước sau
Phải nhường mấy bước đứng đầu y sinh
Ngư tiều càng tỏ tình ái mộ
Nói thật ra người đó vốn quen
Cơm niêu nước lọ sách đèn
Lưng đeo ống quyển bao phen chõng lều
Cơn gió chướng tiêu điều chiếc lá
Cội nguồn xưa cuội đá sắt son
Bao năm cũng chẳng sói mòn
Ban xưa tung tích nước non xa vời
Đường quan lộ tả tơi bức bách
Sóng đại dương thuyền rách vùi chôn
Động lòng trời đất sinh tồn
Danh y chẳng thẹn suy tôn đạo đời.“
Mục đích của tôi là bình giảng thơ mình sáng tác ra được
nghệ sĩ Trần Thu Hà diễn ngâm, tôi không chú trọng vào bình thơ tự khen chê thơ
mình hay dở, tuyệt tác ra sao? Tôi muốn giúp các bạn khi nghe thơ hiểu những
câu những điển tích lạ, hay những chữ khó hiểu nhất. Ví dụ đoạn thơ này có cụm
từ:“ Kinh Tố Vấn“
Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là bộ sách y học cổ truyền lâu đời
của phương Đông và là tài sản riêng của y học cổ truyền Trung Hoa. Bộ sách cấu
tạo theo thể thức hỏi và đáp trong cách chẩn trị kinh mạch.
Những nhà y học cổ truyền thâm hậu xưa nay như Hoa Đà, Biển
Thước, Y Doãn của Trung Hoa cổ, như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh của nước ta, đều
coi bộ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là cuốn sách gối đầu nằm trong việc nghiên cứu,
chuẩn trị, bổ, tả, liệu dược các bệnh nhân và truyền thụ cho các y sinh.
Cuốn sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là một trong những bộ cổ
thư có giá trị nhất của nền đông y cổ như Linh Khu, Tố Vấn, Nạn Kinh, Mạch Quyết,
Kim Quĩ, Thương Hàn... mong cung cấp cho các lương y Đông Dược và các nhà
nghiên cứu tài liệu tham khảo tìm biết nền y học cổ phương Đông.
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 26
“Theo Đạo Dẫn tới nơi bạn cũ
Đường Nhập Môn cư ngụ nhiều năm
Tiếng thơm bát ngát trăng rằm
Rừng thơ thảo dược ươm tằm nhả tơ
Y thuật cao giấc mơ bao kẻ
Quản ngại chi ngày lẻ tháng dư
Gần xa nô nức nhân từ
Sang hèn chẳng kể thiên tư tuyệt vời
Bước vào cửa nụ cười đôn hậu
Bậc chân nhân trần cấu dám bì
Còn ai nam tử tu mi
Cao nho đạo hạnh nhâm nhi chén trà
Đã bao lâu sơn hà nhung nhớ
Gặp lại nhau nào nỡ dửng dưng
Hân hoan tay bắt mặt mừng
Vườn xuân chim hót tưng bừng nở hoa
Kẻ phong trần nhạt nhòa nước mắt
Người non mây y thuật tinh tường
Xôn xao đệ tử học đường
Cao thâm đạo hạnh thập phương nương nhờ
Kể từ lúc sa cơ lỡ vận
Hội mây rồng lận đận quan trường
Thanh khâm món nợ tha phương
Giang hồ lưu lạc chán chường thị phi
Đất U Yên thê nhi tao ngộ
Khói tro tàn thống khổ tang thương
Thiên tai dịch hạch thê lương
Đồng hoang cỏ dại cương thường đảo điên
Lũ cường hào bạc tiền trên hết
Bầy tham quan hủy diệt môi trường
Mở toang cửa ải biên cương
Khiết Đan xâm lấn Tấn Vương ươn hèn
Chẳng chịu nhục bon chen luồn cúi
Nước non nhà buồn tủi xót xa
Bạn xưa theo học trường ta
Bùn nào nhơ bẩn sen nhà đầm quê
Thắp nén hương nguyện thề sư phụ
Chắp hai tay ngư phủ tiều phu
Tiếng thơm để lại ngàn thu
Vai mang túi thuốc ngao du cứu người
Đường Nhập Môn mấy lời căn dặn
Đọc sách y khí vận nhiều tòa
Trời đông gặp gió tây qua
Hai nơi ấm lạnh bất hòa vần xoay
Thời tiết cũng quắt quay tráo trở
Hai ngươi đừng thấy đó bực mình
Kê đơn bốc thuốc tận tình
Cầm tay bắt mạch cứu tinh nhân quần
Câu vạn bệnh hồi xuân nên nhớ
Đợi Đông quân tỏ rõ chúng sinh
Chủ trương hai chữ khô vinh
Ý trời đã định thánh minh giao hòa“
Khiết Đan hay Khất Đan âm Hán-Việt tên gọi của một dân tộc du mục
Khitan (tiếng Ba Tư) từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Dân tộc này từng phát triển
thành tổ chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc China. Sau khi
bị người Nữ Chân đánh bại, họ chuyển sang phía tây và giữ được tổ chức nhà nước,
được sử Trung Quốc gọi là Tây Liêu, các tài liệu phương Tây gọi là Hãn quốc
Kara Khitai. Vương quốc này tồn tại cho đến khi bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt.
Dân tộc Khiết Đan bắt nguồn từ một nhánh du mục Đông Hồ hoặc
Hung Nô. Sách Ngụy thư lần đầu tiên ghi nhận, vào thời Bắc Ngụy, người Khiết
Đan là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh, phát triển mạnh lên và di chuyển địa
bàn sinh sống này dọc theo vùng thượng lưu sông Liêu.
Nhà Liêu hay triều Liêu còn gọi là nước Khiết Đan là một
triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử China, vận nước
kéo dài dài 331 năm, đối kháng kéo dài với triều Tống ở phía nam.
Nhà Tấn là một trong Lục triều trong lịch sử, sau thời Tam
Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc. Triều đại này do Tư Mã Viêm
thành lập, sau thời kỳ Tam Quốc với việc Tấn đánh chiếm Đông Ngô.
Có hai giai đoạn lịch sử của nhà Tấn. Nhà Tây Tấn là sự kế tục của Tào Ngụy sau khi Tư Mã Viêm
chiếm quyền lực, và có thủ đô tại Lạc Dương hoặc Trường An. Tây Tấn thống nhất
nước T àu , nhưng sau đó bị rơi vào một cuộc nội
chiến và cuộc xâm lược của Ngũ Hồ. Miền Bắc bị xâm chiếm, cát cứ và bị chia
tách thành Ngũ Hồ thập lục quốc. Các quốc gia nhỏ này đánh lẫn nhau và với nhà
Tây Tấn, chuyển sang giai đoạn thứ hai của lịch sử triều đại, nhà Đông Tấn khi
Tư Mã Duệ chuyển kinh đô về Kiến Khang (Nam Kinh ngày nay). Cuối cùng Đông Tấn
bị nhà Lưu Tống tiêu diệt năm 420.
Nhà Tây Tấn bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại
thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Sau khi Ngụy Minh đế Tào Duệ qua đời, vua nhỏ Tào
Phương không có thực quyền, cha con Tư Mã Ý trở thành quyền thần.
Tư Mã Ý chết, hai con Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thay nhau nắm
quyền. Ngay năm sau, Tư Mã Sư phế Vua Ngụy Tào Phương, lập Tào Mao. Sư qua đời,
Tư Mã Chiêu một mình nắm quyền. Tào Mao muốn trừ khử Chiêu, bị Chiêu ra tay giết
và lập Tào Hoán lên thay, tức Ngụy Nguyên đế.
Sẵn có tiềm lực cả về kinh tế, dân số, về mặt quân sự, họ
Tư Mã nắm quyền nước Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước. Nước Thục và Ngô có
dân cư thưa thớt hơn và ít của cải hơn, do đó dần dần bị nước Ngụy lấn át.
Bản đồ Trung Quốc thời Tây Tấn
Sau nhiều năm vừa trấn áp sự chống đối của những người
trung thành với nhà Ngụy để củng cố quyền lực, vừa chống trả thành công những
cuộc xâm lấn của Ngô và Thục, họ Tư Mã quyết định đánh Thục khi nước này đã suy
yếu và nội bộ mất đoàn kết.
Ngụy đánh Thục và nhanh chóng tiêu diệt chiếm Thục , vua
Thục là Lưu Thiện đầu hàng.
Khi Tư Mã Chiêu qua đời. Con cả Chiêu là Tư Mã Viêm lên
thay. Tào Hoán thiện nhượng cho Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Tấn, tức
là Tấn Vũ đế. Tư Mã Ý được truy tôn làm Tuyên đế, Tư Mã Sư làm Cảnh đế, Tư Mã
Chiêu làm Văn .Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô, bắt Vua Ngô là Tôn Hạo.
25.4.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét