Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 17
*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
“Nay tổng quát rạch ròi đơn thuốc
Các trò nên học thuộc ghi lòng
Baỷ phương mười tễ cân đong
Thành thang hoàn tán bột trong đan ngoài
Phòng thuốc giả đúng sai tỉ mỉ
Bào chế quen mùi vị phân minh
Chớ nên khéo léo cậy mình
Chín thăng sống giáng thuận tình kiêng khem
Ngân hoa dễ nhá nhem lợi thủy
Dấm lại càng liên lụy khó thông
Đậu xanh nguyên vỏ không công
Khó bề giải độc ói nồng xình hơi
Thảo quả chữa cho người đầy bụng
Để vỏ thành rẻ rúng ngực đau
Viễn chi hắc sửu gặp nhau
Độc càng phát tác trước sau tỏ tường
Bồ hoàng sống để thông khí huyết
Nấu chín ăn thì tuyệt vô cùng
Địa du cầm huyết diệt trùng
Trần bì chữa khí màng cung trắng cường
Chống phong ngứa cứu dương phụ tử
Chữa phong tê phải có thảo ô
Ngất ngư mầm bệnh cờ hồ
Mỗi khi dùng sống dật dờ hồn mây
Nhân ngôn đốt như thày chỉ dẫn
Đá phải nung mới tán dấm ngâm
Xuyên khung loại bỏ âm thầm
Chất dầu nguy hiểm khí âm bềnh bồng
Tiều xuân hạ thu đông tác quái
Cả bốn mùa thuốc sái thất thường
Trời già đảo lộn âm dương
Xuân hòa hạ nóng thu hương đông tàn
Dẫn căn dặn dân gian trị bịnh
Tùy theo mùa suy tính đắn đo
Mùa nào thuốc ấy thăm dò
Tinh thông y thuật khéo lo chu toàn
Vào tiết xuân nồng nàn không khí
Thuốc quen dùng thấm vị thanh lương
Mùa hè nóng nực tăng dương
Từng thang hạ nhiệt thông thường hàn sa
Đến mùa thu gần xa man mát
Gió heo may dào dạt tình ca
Dập dìu sóng vỗ giang hà
Trai thanh gái lịch mặn mà yêu nhau
Hội hoa bướm khoe màu ân ái
Sợ thời gian quan tái sơn hà
Thu đông vội vã mọi nhà
Đất trời hy vọng thái hòa an khang
Bệnh thời khí dễ dàng bột phát
Cảm cúm hay sát phạt đủ đường
Đến coi bắt mạch tận giường
Thuận theo bệnh lý đúng phương thuốc dùng“
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 18
“Lắm trường phái tựu trung học tập
Dám so bì cao thấp Đan Kỳ
Lưu truyền đạo hạnh lương y
Non xanh nước biếc lâm ly nẻo nào
Danh tiếng thơm xôn xao bốn bể
Đã bao đời kính nể hóa công
Ngày xưa có họ Thần Nông
Viêm Hoàng nếm trải núi sông tôn thờ
Khắp muôn nơi trông chờ dược thảo
Kỳ Bá quen giao hảo cứu đời
Nội kinh nổi tiếng một thời
Đất trời cảm tạ bao lời ngợi khen“
Thần Nông hay Viêm Hoàng tôi đã bình giảng từ phần trước,
xin miễn nhắc lại. Phần bình giảng này tôi nói đến nhân vật Kỳ Bá còn gọi làTừ
Tự Bá, tự Thúc Thiệu, là danh y nổi tiếng thời Nam Bắc Triều. Từ Tự bá có đức
hiếu, giỏi nói lời thanh nhã, làm quan Chính viên lang, phụ tá các phủ, thường
được Vương Ánh ở Lâm Xuyên coi trọng.
Một lần nọ, sau khi uống hết 10 thang Ngũ thạch tán (Ngũ
thạch tán là một loại thuốc bột được tán nhỏ từ năm loại đá như thạch nhũ, thạch
anh tím, thạch anh trắng, đá lưu huỳnh và cao lanh đỏ) cơ thể tướng quân Phòng
Bá Ngọc bỗng nhiên sợ lạnh, mùa hè nóng đến mấy cũng phải áo trong áo ngoài mấy
lớp. Từ Tự Bá sau khi thăm khám cho ông liền nói với người nhà:
- “Đây là hiện tượng trong thân có phúc nhiệt, cần dùng nước
để dẫn động, không tới mùa đông thì không thể trị.”
Đến tháng 11 khi băng tuyết ngập trời, Từ Tự Bá bảo hai
người đi cùng tướng quân vào phòng, cởi bỏ quần áo và giữ ông ngồi trên một tảng
đá sau đó dùng nước lạnh dội từ đầu tới chân.
Sau khi dội liên tiếp ba xô nước, Phòng Bá Ngọc lạnh tới
run cầm cập không nói được gì, cảm giác như sắp bị tắt thở. Người nhà tướng
quân thấy vậy thì hốt hoảng khóc sướt mướt, xin thái y không dội nước nữa kẻo
nguy hại tới tính mạng. Từ Tự Bá thấy vậy sai người lấy một cây gậy, và tuyên bố
nếu ai còn tới khuyên can sẽ không nương tay đánh thật đau và tiếp tục dội cả
trăm xô nước lên bệnh nhân. Một lát sau mới thấy bệnh nhân có thể hoạt động, lại
thấy khi nóng bừng bừng bốc lên sau lưng ông ta. Tiếp đó thấy Phòng Bá Ngọc đứng
dậy và nói:
- “Nóng quá, nóng không chịu nổi nữa rồi, ta muốn uống
chút nước lạnh”
Từ Tự Bá lấy nước cho ông ta uống, uống liền một hơi tới cả
lít nước và bệnh tình cũng được hồi phục. Từ đó mùa đông Phòng Bá Ngọc cũng
không sợ lạnh nữa, cơ thể khỏe mạnh thoải mái.
Trong Hậu Hán Thư cũng ghi chép một trường hợp chữa bệnh của
danh y Hoa Đà tương tự như Từ Tự Bá, chuyện rằng có một người phụ nữ nọ mắc bệnh
có tên hàn nhiệt chú. Tới tháng 11, Hoa Đà bảo bệnh nhân ngồi trên một tảng đá,
dùng nước lạnh dội từ đầu tới chân. Ban đầu, dội được khoảng 70 xô bệnh nhân lạnh
tới run lập cập như chỉ muốn chết xin dừng lại nhưng Hoa Đà không cho phép. Khi
dội tới xô thứ 80 nhiệt khí bắt đầu bốc lên cao tới hai ba thước. Khi dội đủ
100 xô nước, nhiệt khí vẫn bao phủ khắp phòng, hồi lâu sau bệnh nhân toát mồ
hôi lạnh và dần khỏi bệnh”
Sự cao minh của hai danh y Hoa Đà và Từ Tự Bá là ở chỗ vận
dụng nguyên lý “thiên nhân hợp nhất” để trị bệnh. Tức lợi dụng đặc điểm năng lượng
âm dương bên trong cơ thể người biến đổi thuận theo tiết khí: “Mùa xuân, khí
dương tiết ra ngoài, mùa hè mùa thu thì khí âm ở trong thân thể, mùa đông khí
dương ở trong thân thể”. Vào sáng sớm ngày Đông Chí, khi mà năng lượng mặt đất
từ âm chuyển sang dương, năng lượng khí dương bên trong thân thể bắt đầu sinh
ra, lấy nước lạnh dội lên người, khiến cho khí của nhiệt dương bên trong thân
thể mau chóng phân tán, theo tình thế mà phân giải, chính gọi là “vật cực tất
phản”.
“Pho Tố Vấn tương truyền y đạo
Bệnh tật ghi chu đáo đến nay
Hai mươi bốn quyển sách dày
Phân ra tám chục thiên bày rạng danh
Từ đại luận thực hành màu nhiệm
Chắng bao giờ dấu diếm mạch kinh
Vẽ đường chỉ dẫn tượng hình
Đủ năm vận khí tận tình theo năm“
Để nghiên cứu những chu kỳ lớn ảnh hưởng của khí hậu hàng
năm đối với sức khoẻ và bệnh tật con người, Đông-Y có học thuyết “Vận-Khí”
Học-thuyết “ Vận-Khí”
( Ngũ vận và Lục khí) là một lý thuyết của Đông y nhằm giải thích sự biến hoá của
thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với con người, đồng thời suy tính, dự
đoán bệnh tật cho từng thời kỳ, từng năm.
Thuyết này lấy Âm dương Ngũ hành làm hạt nhân và dựa trên
quan niệm chỉnh thể “Thiên nhân tương ứng” mà xây dựng nên.
Đường-Dung-Xuyên đã
đặt vấn-đề: “Dược gồm cả côn trùng, thổ thạch, rễ cỏ, da cây…tất cả đều khác với
con người, vậy mà nó lại có thể trị được bệnh của con người. Tại sao vậy? Ông tự
trả lời:
-“Trời đất chỉ là hai khí âm dương lưu-hành để thành ngũ-vận
(Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ), đối đãi nhau mà thành lục khí (Phong, hàn, thấp,
táo, hỏa, thử). Con người sống là lấy gốc ở Thiên và gần gũi với Địa , tức là
con người bẩm thụ ngũ vận, lục khí để sinh ngũ tạng lục phủ..
Phàm các vật tuy
hình dáng khác với con người , nhưng không vật nào không lấy gốc ở khí của
Thiên Địa để ‘Sinh: sống’. Riêng sự vật
thì chỉ ‘đắc’ có ‘một’ khí cho nên khác với con người, con người thì bẩm thụ được
‘toàn thể’ khí trong Thiên Địa..
Nay giả-sử khí
trong con người nghiêng về thịnh hay nghiêng về suy, như vậy gọi là ‘bệnh’. Người
xưa đã mượn một loại dược vật nào đó bẩm thụ được một khí để điều-hòa sự thịnh
suy trong thân thể mình. Làm cho thân chúng ta trở lại ‘bình-hòa’.” ( Đây là
cách trị bệnh theo Vương Đạo )
Bát-quái chính là
qui-luật biến-hóa sinh khắc của âm-dương ngũ-hành mà người ta dựa vào đó dự-đoán
bệnh-trạng cũng như thời-gian tử-vong của con người.
Trời đất lấy sự thay đổi, suy vượng của ngũ hành để thành
tứ thời. Ngũ tạng, Lục phủ của con người cũng “Ứng” theo đó mà suy hay vượng .
Tháng Tư thuộc Tỵ, tháng Năm thuộc Ngọ là những tháng đại
vượng của hoả khí. Hoả là “Phu”: chồng của Phế kim, khi Hoả vượng thì kim suy.
Tháng 6 thuộc Vị (Mùi) là tháng đại vượng của Thổ.. Thổ là “Phu”: chồng của Thuỷ.
Khi Thổ vượng thì Thuỷ suy. Vả lại, Thận thuỷ nhờ có Phế kim là mẹ để bổ cho
cái bất túc…
Đã từ lâu, âm dương
ngũ-hành vẫn bị người ta cho là một danh-từ triết-học trừu-tượng . Trên thực-tế,
cái khí của âm dương ngũ-hành cũng là một loại vật-chất , có chất và có lượng.
Tuy vậy khoa-học hiện-đại vẫn chưa có cách nào tiến hành sự trắc-nghiệm toàn diện
đối với nó. Nhưng y-học hiện-đại thừa-nhận nó là một dạng vật-chất vô cùng
tinh-vi ( Khoa học đặt tên cho nó là Nguyên-tử khí), quyết-định sự sanh tử tồn
vong của con người. Loại vật chất tinh-vi này, con người nhìn không thấy, sờ
không được, nhưng dùng Bát-quái Thiên-can, địa-chi tiến-hành sắp-xếp và ghi
chép đối với cơ thể con người .
“Phép châm cứu cần chăm trị liệu
Trong thời thang dịch cứu mạng dân
Từ Hiên, Kỳ thị bao lần
Trải qua thế kỷ bậc thần y ra
Như Biển Thước nhà ta phát triển
Có tám mươi mốt quyển Nạn kinh
Có ông Hoàng Phủ tài tình
Soạn kinh giáp ất thanh minh trăng rằm
Trương Trọng Cảnh chẳng ham quyền quý
Hãy coi pho kim quỹ ngọc hàm
Nào ai còn nổi máu tham
Trong ngoài hư thực phép làm bao la
Hoàng Phủ còn gọi l
à Hoàng Phủ Mật tự là Sĩ An, khi nhỏ tên Tĩnh, hiệu là Huyền án tiên sinh, người
quận An Định (nay là Ninh Hạ, Cố Nguyên), đời Tây Tấn, là nhà châm cứu học nổi
tiếng đời Tấn, viết quyển ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ hiện còn lưu truyền. Khi còn
nhỏ tuổi, ông theo người chú dời chỗ ở đến Tân An (nay là Hà Nam, Miễn Trì). Được
gia đình nuông chiều, đã 17, 18 tuổi, ông vẫn không thích học, hàng ngày đi
chơi rong.
Người ta chê cười là thằng u mê. Người thím thấy tình trạng
của cháu, rất đau lòng, ôn tồn khuyến dụ ông với mắt đầy lệ. Ông vô cùng cảm động,
thề sẽ hối cải. Ông bắt đầu học tập, nhưng vì nhà nghèo, ông phải luôn mang
sách theo mình vừa cày vừa học. Ông học Tứ Thư, Ngũ Kinh và các tác phẩm của
bách gia chư tử, khắc khổ học hành cho đến khi hơn 80 tuổi thành một học giả
uyên bác, nổi tiếng trong giới văn học và sử học. Ông đã soạn các quyển ‘Đế
Vương Thế Kỷ’, ‘Cao Sĩ Truyện’, ‘Dật Sĩ Truyện’, ‘Liệt Nữ Truyện , Huyền Án
Xuân Thư và một số thi phú được nhiều người đương thời truyền tụng. Ông sinh ra
vào cuối đời Đông Hán, lớn lên ở đời Ngụy của họ Tào, chết ở đời Tây Tấn. Không
chịu ra làm quan, triều đình từng nhiều lần triệu mời ông ra làm quan nhưng lần
nào ông cũng nại cớ bệnh hoạn từ chối khéo
Năm 42 tuổi, ông bỗng bị bán thân bất toại, điếc, thân thể đau nhức. Nhưng bệnh tật không
hề làm cho ông mất đức tin và ý chí, ông nằm trên giường bệnh nghiên cứu y học, nghiên cứu sâu các sách ‘Tố Vấn’,
Châm Kinh’, ,Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu và các tác phẩm của Trương
Trọng Cảnh, Vương Thúc Úroa, tìm phương pháp trị liệu châm cứu trị chứng phong
tê của mình. Trải qua một thời gian dùng kim châm, bệnh phong tê của ông giảm bớt
rõ rệt, làm cho ông nảy sinh ý kiến chỉnh lý tư liệu châm cứu. Ông tổng hợp ba
bộ sách thuốc ‘Tố Vấn’, ‘Châm Kinh’, ‘Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu,
biên soạn thành một bộ Châm Cứu học là ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ giúp cho nền
châm cứu học xác lập được qui phạm, được chuyên môn hóa và hệ thống hóa hơn.
‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ đã lập định cơ sở cho ngành châm cứu trị liệu học, đối
với sự phát triển châm cứu học Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy rất lớn. Ông bệnh
mất tại Triều Na, hưởng thọ 67 tuổi.
Trương Cơ tự Trọng Cảnh là một thầy thuốc Trung Quốc hoạt động vào cuối
đời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch
sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác
phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận, tuy đã thất lạc trong
giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương
hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của
Đông y. Tuy là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử China. tiểu sử của
Trương Trọng Cảnh lại ít được biết tới. Trong sách Hậu Hán thư cũng không dẫn
truyện về ông. Có tài liệu cho rằng ông sinh tại Nam Dương, Hà Nam, sau đó giữ
một chức quan ở Trường Sa, Hồ Nam và sống trong khoảng giai đoạn cuối thời nhà
Hán.
Sống và làm việc trong thời tao loạn cuối nhà Hán, Trương
Trọng Cảnh đã tập hợp các tài liệu y học cổ như Tố vấn, Cửu quyển, Bát thập nhất
nạn, Âm dương đại luận, Đài lư dược lục, Bình mạch biện chứng và kinh nghiệm cá
nhân để viết ra tác phẩm y học xuất sắc Thương hàn tạp bệnh luận; gồm 16 quyển.
Tác phẩm này sau đó đã bị thất lạc trong thời Tam Quốc nhưng được người đời thu
thập lại trong hai tập sách có tên Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược. Hai tập sách này cùng với
Hoàng Đế nội kinh của Hoàng Đế và Nạn kinh của Biển Thước được coi là bốn bộ
sách quan trọng nhất của Đông y (Nội nạn thương kim). Cho tới nay cả Thương hàn
luận và Kim quỹ yếu lược đều đã được sửa đổi nhiều lần. Những đóng góp mang
tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là "Thánh
y" của Đông y.
“Từ Lưu Tử nối ra vô tận
Tới Hà Gian tinh tấn hai pho
Đông Viên họ Lý trời cho
Mười pho bạt tụy đo dò thâm sâu
Miền Đan Khê thày Chu để lại
Sách thuốc kia mấy đại pho kinh
Đều từ nội lực trong mình
Diễn ra hóa giải tướng tinh cứu người
Y thư kể các nơi chẳng hết
Đàn trâu kêu khẩn thiết cột nào?
Sách nhiều vô kể xiết bao
Học trò tính học bộ nào cho hay
Bào Tử Phược mong thày chỉ giáo
Mộng Thế Triền thế đạo xưa nay
Thánh hiền trăm bộ chuyên tay
Dẫn cười chú giải lỗi dày chuyên tâm
Xét nguồn gốc mở tầm tra cứu
Sách bách gia hai chữ ” Chiết trung”
Đạo đời kinh nghiệm của chung
Lương y từ mẫu tận cùng tâm can“
Lưu Hoàn Tố tự là Thủ chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, nguyên
quán ở huyện Túc Ninh, Hà Bắc, lúc nhỏ vì nạn lụt cả nhà dời đến phủ Hà Gian
(nay là Hà Gian, Hà Bắc), cho nên người đời sau cũng gọi ông là Lưu Hà Gian. Về
sau, quân Kim xâm lược xuống miền Nam, diệt nhà Bắc Tống, dân chúng trở thành
dân nhà Kim, ông là người đúng đầu .
trong ‘tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên, nhân vật đại biểu cho
Hàn lương phái. Ông xuất thân ở nhà nghèo khổ, năm mười lăm tuổi mẹ bệnh, ba lần
rước thầy trị không khỏi nên chết. Ông quyết lòng học y, trước theo thầy Trần
Hy Di, được thầy truyền nghề. Năm hai lăm tuổi bắt đầu nghiên cứu sâu quyển ‘Tố
Vấn', suất ngày không rời sách đến năm sáu mươi tuổi, nắm được chỗ yếu diệu của
sách.
Hơn nửa đời người, ông hành nghề ở mạn Hà Bắc. Cửa nhà ông
ồn ào như chợ, người đến xin trị bệnh đông đúc. Có số con bệnh sốt cao đến hôn
mê bất tỉnh, được ông châm kim và cho uống thuốc rất mau khỏi, ông cũng thường
đi khắp nơi xem mạch, cho thuốc. Vì y thuật của ông cao minh, vua Kim Chương
tông Hoàn Nhan Cảnh từng ba lần triệu ông ra làm quan, ông đều từ chối. Triều
đình ban cho ông danh hiệu 'Cao thượng tiên sinh’.
Đối với học thuyết ‘vận khí’ của sách ‘Nội Kinh ông có
công nghiên cứu sâu dày. Học thuyết này chiếm một vị trí trọng yếu trong tư tưởng
học thuật của ông. ‘Vận khí’ là người xưa dùng sự chuyển vận của ngũ hành, lục
khí để thuyết minh có sự quan hệ giữa tật bệnh với qui luật khí hậu biến hóa
trong tự nhiên ông xác nhận rằng không biết vận khí mà muốn hành y không sai
sót là sự ít có vậy’ (Bất tri vận khí nhi cầu ý, vô thất giả tiểu hỷ). Và ông
đem hết sức ra nghiên cứu để kết hợp học thuyết này với việc trị liệu thực tiễn.
Ông đem ‘ngũ vận lục khi’ làm cương lĩnh, phân loại tật bệnh và làm nhân tố gây
bệnh, đồng thời dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà chữa trị, ra đơn thuốc. ông phản
đối những người theo học thuyết vận khí một cách máy móc, nghĩ cố định rằng khí
nào làm chủ năm nào, tất nhiên phát sinh bệnh nào, và cũng phê phán quan niệm
‘tú mệnh luận’ cho rằng thân thể ngươi ta phát bệnh là hoàn toàn chịu sự chi phối
của ngũ vận lục khí. Quan điểm này của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với y gia đời
sau. Trong thời đại ông sinh sống, bệnh nhiệt tính tương đối thịnh hành, cho
nên trong lý luận y học, ông đề xướng ‘hỏa nhiệt luận’, mà khi dùng thuốc trị bệnh
ông cũng thiên về ‘hàn lương’ (thuốc uống cho mát); vì vậy mà đời sau cho ông
thuộc ‘hàn lương phái’.
Thời kỳ Tống, Nguyên, một số thầy thuốc chịu ảnh hưởng ‘cục
phương’ (đơn thuốc được Chính phủ chấp nhận) Do chính quyền Tống ban định, dùng
thuốc phần nhiều thiên về cay nóng. Vì thế mà khi hàn lương phái ra đời, trong
giới y học đương thời nổi lên cuộc tranh luận kịch liệt, có một số người cho
ông không tuân phép nước, tự bày dị đoan, đề xuất gây khó khăn cho ông. Nhưng
thực tế chứng minh rằng lý luận của ông là chính xác. Học thuyết mới do ông
sáng lập căn cứ trên tình huống thục tế, chẳng những phong phú hóa kho báu lý
luận của y học tổ quốc, điện định cơ sở của học thuyết ‘bệnh nóng’ cho hậu thế,
mà còn phấn phát tư tưởng học thuật, đả phá tinh thần bảo thủ đương thời, mở
màn cho sự tranh luận y học của thời kỳ Kim, Nguyên, đã cống hiến lớn lao cho vấn
đề xúc tiến sự phát triển ngành y học Trung Quốc.
Ông trước tác rất nhiều; các sách tiêu biểu cho tư tưởng học
thuật của ông chủ yếu có ‘Tố Vấn Huyền Cơ Nguyên Bệnh Thức’, ‘Tuyên Minh Luận
Phương’, ‘Tố Vấn Yếu Chỉ’, ‘Thương Hàn Trực Cách’, những di sản y học quí báu để
lại cho đời sau. Ông hưởng thọ tám mươi tuổi
Danh y Lý Đông Viên tên thật là Lý cảo, tự Minh Chi. Khi về
già thì ông lấy hiệu là Đông Viên Lão Nhân. Ông là người đời nhà Kim ở Chân Định.
Nay thuộc huyện Chính định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Lý Đông Viên được biết đến là một trong tứ đại Danh Y thời
nhà Kim – Nguyễn. Ông cũng là người đặt ra nên tảng cho học thuyết tỳ, vị trong
đông y sau này. Ngày nay thì trong Đông y có hẳn cả một trường phái theo học thuyết
này của ông. Trường phái bổ thổ, lấy tỳ vị làm gốc mà luận bệnh
Lý Đông Viên xuất thân trong một gia đình giàu có. Khi còn
nhỏ, ông đã đam mê y học. Ngày xưa ở Dịch Châu, có một vị danh y rất nổi tiếng
tên là Trương Nguyên Tố. Đông Viên bèn gom cả ngàn vàng để tìm thầy học y. Chỉ
sau vài năm theo thầy, ông đã học được hết y thuật của thầy Trương. Không những
thế mà tên tuổi ông còn hơn cả thầy mình. Lý Đông Viên chủ trương điều trị về
thương hàn, nhọt lỡ, ung thư, đau mắt và thủy cổ. Bệnh thủy cổ là bệnh bụng trướng
nước, gần giống với bệnh cổ trướng ngày nay. Ông thường hay chữa những bệnh khó
là và nguy hiểm. Nên người thời bấy giờ đều xem Lý Đông Viên như một vị t
Ông cho rằng trong cơ thể con người, thì tỳ và vị là tạng
phủ quan trọng nhất. Nó chi phối các hoạt động và sinh lý trong cơ thể. Vì thế
ông lập ra thuyết “nội thương tỳ vị, bách bệnh do sinh“. Nghĩa là trăm thứ bệnh
sinh ra, đều do tỳ vị bị tổn thương mà gây nên. Sau đó, ông viết để lại quyển
“tỳ vị luận” để giới thiệu vì học thuyết này của mình. Bộ sách “tỳ vị luận” này
gồm có 3 quyển: thượng, trung, hạ.
Những bộ sách nổi danh, được danh y Lý Đông Viên để lại gồm
có. Tỳ vị luận, lan thất bí tàng, nội ngoài thương biện hoặc luận. Vì ông rất
giỏi trong cách dùng thuốc ôn bổ tỳ vị. Và cũng là người sáng lập ra trường
phái bổ thổ. Cho nên người đời sau tôn ông với danh xưn “bổ thổ chi phái”.
9.4.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét