Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 203

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 21

 

“Nằm ngửa mặt tay chân sõng sượt

Hơi nóng hun trán mướt mồ hôi

Màu vàng nhiệt thấp xuống rồi

Xạm đen da mặt bờ môi xanh rờn

 

Nghe giọng nói chập chờn trong gió

Lảm nhảm mồm chứng tỏ gần điên

Bỗng nhiên ngắc ngoải kêu rên

Tò te kèn thổi trống rền hồn ma

 

Vậy cần phải truy ra nguồn gốc

Nóng lạnh hoài thở dốc từng hồi

Biếng ăn sức lực cạn rồi

Bệnh này ngoại cảm than ôi làm gì

 

Ho khục khặc không đi đứng được

Âm khí dư thao thức lo âu

Biết ba chứng ấy do đâu

Ngoài ra sốt rét từ đầu đến chân

 

Này kiết lỵ tinh thần uể oải

Biết nội quan bên phải bồn chồn

Ruột già lá lách mệnh môn

Dạ dày tim phổi nổi cồn ruột non

 

Phía tay trái vẫn còn gan mật

Mạch thận nguyên co rật bàng quan

Ruột già bộ thốn phổi khan

Lại xem bên phải bộ quan thế nào?

 

Màng tim kia hư hao bộ xích

Vẫn sóng đôi hợp bích tam tiêu

Vào nghề bí quyết lắm chiêu

Bộ quan tay phải dịch nhiều rõ chưa

 

Tiều lại hỏi bệnh vừa sinh tử

Phút cận kề xin thử liệt kê

Thúc Hòa xưa đó dám chê

Xem hình tướng sắc hôn mê biết liền

 

Dẫn trả lời tổ tiên gia phả

Vương Thúc Hòa đại phá kinh luân

Vành quanh mắt trũng đến tuần

Sắc đen tai mũi lìa trần biết ngay“

 

 Theo sách “Những câu chuyện Trung Hoa xưa Danh Y“ thì Vương Thúc Hòa là nhà mạch học vĩ đại. Thiết mạch tức là bắt mạch. Một trong những phương pháp chủ yếu chẩn đoán bệnh của y học ở bên Tàu, áp dụng phương pháp này cũng là người Tàu có trước (điều này cùng với phát hiện máu tuần hoàn có quan hệ với nhau). Phát kiến bắt mạch trễ nhất có thể bắt đầu từ thời nhà Chu. Trong bộ sách cổ “Chu Lễ” có đoạn ghi chép bắt mạch có thể quan sát được diễn biến của bệnh trong nội tạng. Lúc đầu bắt mạch thường bắt ở ba vùng cổ, tay, chân, vì ba vùng đó thịt không nhiều, động mạch nằm dưới lớp da dễ chẩn đoán bệnh hơn. Người thời bây giờ gọi chung là “Tam bộ mạch phép”. Các nhà y học cổ đặc biệt gia công nghiên cứu về phép bắt mạch, người có công đầu đáng kể nhất là Vương Thúc Hòa.

 

Vương Thúc Hòa, họ Vương Thúc, tên là Hòa, ông sinh ra tại làng Huyện Cao Bình, tỉnh Sơn Tây, tháng năm sinh tử của ông có thể khoảng giữa năm thứ 15 thời Kiến An Đông Hán đến năm đầu Thái Khang (năm 210-280). Ông từng đảm trách Thái Y lệnh (tức Viện trưởng tối cao Viện Quốc gia), cho thấy danh vọng của ông ở thời bấy giờ rất cao.

 

Khoảng thời Ngụy, Tấn, do quan hệ hiện thực xã hội, luồng tư tưởng đạo gia bắt đầu lan rộng, tổ chức đạo giáo đã hình thành. Học thuật bị ảnh hưởng, nhiễm nhiều màu sắc huyền bí, y học cũng không ngoại lệ, nhiều phương pháp trị liệu không xác đáng gây trở ngại cho nền y học chân chính phát triển. Trước tình hình đó, trước sau như một, Vương Thúc Hòa luôn kiên định lập trường đi theo con đường phát triển y học chân chính, miệt mài nghiên cứu chẩn đoán học của ông, ông đã sáng tạo và làm nên những thành tích rực rỡ cho mạch học. Đó là một điểm nổi bật sự vĩ đại đầu tiên của ông.

 

Vương Thúc Hòa đã tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân cộng với tâm đắc trong thực tiễn của bản thân ông đã soạn ra một trước tác vĩ đại Kinh Mạch. Kiệt tác này tổng cộng có trên 110 nghìn từ, chia thành 10 quyển gồm 98 thiên.

 

Trong quyển một, trước tiên ông chia mạch ra thành 24 loại, đó là điều trước kia chưa từng có. Trước kia phân loại rất ít, mà nói cũng không xác đáng. Vương Thúc Hòa thấy cần phải tổng hợp một cách hoàn bị. Ông đã vén màn bí mật, công bố hết những cảm giác của thầy thuốc khi bắt mạch, phân biệt quy thành 24 loại mạch: Phù, Khổng, Hồng, Hoạt, Số, Xúc, Huyền, Khẩn, Trầm, Phục, Cách, Thực, Vi, Tường, Tế, Nhuyễn, Nhược, Hư, Tán, Hoản, Trì, Kết, Đại, Động

 

 Dưới mỗi mạch tượng, đều hiện rõ như miêu tả. Trong thiên thứ nhất Khai Tống Minh Nghĩa. Ông đã làm như thế, điều đó rất khoa học, trở thành trước tác riêng của một nhà. Mà trong mỗi mạch tượng, không hề lẫn lộn trùng lắp. Cuối cùng ông còn chỉ ra loại hình của 8 tổ nhóm mạch tượng.

 

Đối với khoa học còn có giá trị ở chỗ, 24 loại mạch mà ông đã chỉ ra, cơ bản đã bao gồm hết mạch tượng đã có trong hệ thống xử lý tuần hoàn hiện nay, mà cách nay trên 1.600 năm, nhà y học này đã đạt mức độ thành tựu đó, quả là đáng nể phục.

 

Căn cứ theo kiến thức sinh lý học ngày nay, biết rằng mỗi khi quả tim co bóp sẽ sản sinh ra sóng áp lực, gọi là sóng mạch, truyền đi động mạch khắp chu thân, lấy ngón tay sờ lên bề mặt của lớp da, sẽ nhận biết được nhịp đập lên xuống của sóng mạch, đó là mạch đập. Bắt mạch có thể nhận ra nhịp đập và tình trạng máu lưu thông trong huyết quản, mạch đập lớn nhỏ, suất tốc độ, tiết luật và tình trạng vách huyết quản. Trong đó, suất tốc độ và tiết luật hoàn toàn do nhịp đập của tim chi phối, tình trạng của vách huyết quản là do sự thay đổi của huyết quản quyết định, mà lớn nhỏ là do lượng đập ra của tim. Nồng độ và mức độ khẩn trương của huyết quản tạo nên. Những điều tạo nên này, dưới ngón tay bắt mạch, cảm giác được mạch tượng, nhất là trong tình trạng bị đau ốm càng hiện rõ hơn, ngày nay ứng dụng lâm sàng, vẫn chiếm một vị trí quan trọng.

 

Ví dụ lấy suất tốc độ của mạch tượng mà nói. Số nhịp đập nhanh đó là số mạch, tỷ số mạch càng nhanh đó là tật mạch, số lần nhịp đập ít đó là hoãn mạch và trì mạch. Nói đến tiết luật, nhịp đập không đều là kết mạch, đại mạch, xúc mạch. Nói về vách huyết quản, bắt mạch thấy căng như dây thừng gọi là khẩn mạch. Luận về lớn nhỏ, phù, khổng, hoạt, thực,v.v.. đều là đại mạch tượng. Vi, trầm, tường, phục, nhuyễn,v.v.. đều là tiểu mạch tượng. Mà một mạch tượng còn có thể kiêm nhiều thứ mạch tượng, ví dụ Hoãn mạch là mạch tượng nhỏ mà số lần nhịp đập ít, vì vậy cần phải phân biệt tỉ mỉ đoán được rõ ràng, chẩn đoán bệnh mới chính xác mà trong quyển “Kinh Mạch” của Vương Thúc Hòa thì đã phân biệt rất tường tận, khiến người ta phải nể phục cặp mắt quan sát, trí phán đoán toàn diện, sâu sắc của ông.

 

Vương Thúc Hòa còn kê ra một cách có hệ thống lộ trình chẩn đoán và trị bệnh trong bộ “Kinh Mạch” ghi chép tường tận, hôm nay xem ra vẫn còn rất đúng.

 

Từ đó cho thấy bộ “Kinh Mạch” không chỉ tổng kết thành tựu mạch học của quá khứ, nếu không phải do tác giả có cái vốn quí báu giàu kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn tích lũy được, e rằng cũng khó mà viết ra được quyển sách có trình độ cao thế này. Vì vậy bộ “Kinh Mạch” không chỉ là trước tác vĩ đại của Trung Quốc, mà nó còn là trước tác vĩ đại của thế giới. Nó không những tạo ra bộ mặt mới về phương diện chẩn đoán, mà còn gây ảnh hưởng lan truyền ra nước ngoài, ví dụ: tại Châu Âu từ sau thế kỷ 8, nền y học Ả Rập nổi lên, đến sau thế kỷ thứ 10 trở thành nền văn hóa và khoa học tiến bộ nhất thời bấy giờ, mà trong đó phương pháp bắt mạch, sau khi từ Trung Quốc truyền sang mới làm giàu thêm – phát triển y học của xứ sở này. Từ đó cho thấy mạch học của Trung Quốc đã có công đóng góp cho văn minh thế giới, mà công tích do Vương Thúc Hòa tạo ra là điều không thể phủ nhận được.

 

Vương Thúc Hòa ngoài mạch học ra, còn có những công tích khác đóng góp đối với y học nước Tàu. Chúng ta đều biết bộ “Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh là một bộ danh trước, nhưng do chiến tranh liên miên, đã bị thất lạc không còn trọn vẹn. Vương Thúc Hòa phải cất công thu thập chỉnh lý lại, tách ra làm “Thương Hàn Luận” và “Kim Quỹ Yếu Lược” hai bộ lưu truyền đến ngày nay. Thử nghĩ nếu không có Vương Thúc Hòa ra tay, hậu thế khó mà biết được học thuyết của Trương Trọng Cảnh, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền y học Trung Quốc. Vì vậy mà Từ Linh Thai, nhà y học thời Thanh mới thốt ra câu nói: “Nếu không có Thúc Hòa, đừng hòng có Trọng Cảnh”. Âu cũng là lời an ủi, sự tri ân của hậu thế đối với Vương Thúc Hòa vậy.

 

“Thấy mệt nhọc tám ngày là chết

Miệng xạm đen sắp tuyệt mệnh rồi

Khò khè mắt trắng than ôi!

Mười ngày sẽ rõ nổi trôi linh hồn

 

Mặt lại xanh bồn chồn giờ ngọ

Thận chế tỳ lấp ló yêu ma

Chết không kịp ngáp bóng tà

Mộc kia khắc thổ quan hà giá băng

 

Kim khắc hỏa rõ ràng can tuyệt

Tâm bơ vơ thảm thiết thở ra

Há to miệng cá cổ gà

Giãy lên đành đạch ông bà tổ tiên

 

Hồn ngơ ngác bỗng nhiên rùng rợn

Mặt sưng lên mắt trợn môi khô

Ra đi để lại nấm mồ

Rêu phong bia đá ô hô suối vàng”

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 22

 

“Chẳng  giúp gì giàu sang phú quý

Nhân trung dầy bi lụy môi xanh

Mong manh chiếc lá lìa cành

Còn ba ngày nữa thân đành nằm im

 

Gò má đỏ chứng tim suy kiệt

Miệng há ra thảm thiết phế tỳ

Mười ngày hồn xuống âm ty

Chân tê sưng gối thanh y liệm dần

 

Gân cổ lỏng sắp gần cái chết

Lòng bàn tay ngấn vết không còn

Khai nồng nước tiểu hao mòn

Són ra bọng đái đen hòn dái teo

 

Âm hộ thâm bóng mèo ngơ ngác

Móng chân tay xơ xác đen xanh

Lắc đầu hơi thở hôi tanh

Đồ ăn mang đến thôi đành đổ đi

 

Hẹn bốn ngày chim di bướm dại

Hạ huyệt ngay tê tái quan san

Đau sương sống sáu ngày tàn

Rên la chửi bới khóc than chín ngày

 

Tóc cứng lại ai hay bàn chải

Xoắn ruột non thấy ải Phong Đô

Nửa ngày ngắc ngoải ô hô

Mười phần đã chết nấm mồ quạnh hiu

 

Ngư mạch tượng ỉu xìu khó đoán

Dẫn đọc ngay mấy đoạn sách y

Hai mươi tám bộ mà suy

Từng trang rành mạch tướng tùy tâm can

 

Coi thể trạng mà bàn y thuật

Tên mạch nhiều giả thật âm dương

Mạch phù sao biết thất thường

Mạnh khi lên xuống laị không thấy gì

 

Một hơi thở mạch trì ba lượt

Mạch sác thì hơi tuột sáu lần

Hạt trai xâu chuỗi tần ngần

Rõ ràng mạch hoạt dần dần lại mau

 

Mạch đại ấn theo nhau chìm xuống

Sức lực nào tình huống lâm nguy

Ngậm ngùi mạch hoãn lâm ly

Mạch hồng sóng nước lạ kỳ sục sôi

 

Mạch thực nổi mấy hồi khác hẳn

Mạch huyền kia chắc chắn giương cung

Dây căng mạch khẩn tới cùng

Giống như vặn chạc bập bùng ngón tay

 

Mạch trường khâu ai hay ngoài bộ

Ở hai đầu tưởng có giữa không

Mạch vi tơ nhện bềnh bồng

Xem ra mạch tế phập phồng dễ coi

 

Mạch nhu yếu hiếm hoi tay ấn

Mạch nhược thì lận đận có không

Phều phào đứt quãng khó trông

Mạch hư tuy mở mênh mông cõi trời

 

Mạch cát bền thảnh thơi da trống

Hạt đậu lăn mạch động biết ngay

Dật dờ mạch tán ngón tay

Tận xương mạch phục ô hay vẫn chìm

 

Nếu mạch tuyệt đừng tìm chi nữa

Mạch đoản càng lần lữa nửa chừng

Tăng dần mạch xúc là mừng

Than ôi mạch kết biết dừng khi nao?

 

Thật đáng cảm phục tri ân ngưỡng mộ nghệ sĩ Thu Hà diễn ngâm. Thơ này toàn đọc tên các vị thuốc theo lối chữ Hán âm Việt rất rắc rối. Người bình thường đọc hay nghe sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.  Nghệ sĩ Thu Hà tỏ rõ tài nghệ, lúc ngâm lúc đọc tiết tấu tùy theo mạch thơ song thất lục bát thật là kỳ diệu. Cũng có chỗ nghe rất lâm ly, tuy nhiên cũng có chỗ không tránh khỏi khô khan nhàm chánvì toàn là những kinh dích âm dương ngũ hành lập đi lập lại những tên gọi nghe lại tai. Thật may mắn Thu Hà đã có tài khoản Youtube mới. tài khoản cũ đã bị kẻ xấu những đứa lòng lang dạ thú tiểu nhân ngu dốt cố tình phá hoại. Tà không thể thắng chánh, theo nền văn thơ ca vương đạo.

 

Hai bài thơ này tôi không viết bình giảng nhiều mục đích chính vẫn là có Youtube diễn ngâm kèm theo để tiện bề thưởng thức.

 

24.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét