Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 204

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 23

 

“Xích lại gần xầm xì to nhỏ

Chủ mạch nào bệnh đó phát ra

Ngư tiều trong sách nhà ta

Mạch nào chứng ấy thiết tha giãi bày

 

Bệnh phong cùi tới ngày thổ huyết

Hoạt tắc đờm thân nhiệt thì cao

Biết ngay người ấy bị lao

Thương hàn hồng tụ cồn cào rốn tê

 

Sắc hao tổn hôn mê hại huyết

Phục lạnh trì thảm thiết cách quan

Người già nhức nhối kêu than

Toàn thân ê ẩm đổ tràn mồ hôi

 

Trường khí tốt đoản rồi là bệnh

Tránh làm sao tế chệch đại suy

Khí hư nhiều ít cũng tùy

Động kinh co rật u tỳ ngục sâu

 

Sắc nhợt nhạt buồn rầu rên riết

Bệnh di tinh băng huyết lạ lùng

Tiều kêu chẩn trị mông lung

Chín đường thất biểu ngại ngùng nói ra

 

Đạo Dẫn nói ấy là bát lý

Theo mạch kinh sinh ký tử quy

Sách coi biết rõ tục y

Có ông Trọng Cảnh thần kỳ khảo biên

 

Ngư suy diễn dẫn truyền từ gốc

Sách đã biên dấu mốc làm gì?

Dẫn cười sách thuốc thiếu chi

“Hãn ngưu sung đống“ được ghi tận tường

 

Gốc tính từ Cao Dương hiển hách

Vương Thúc Hòa bắt mạch gọi tên

Về sau họ Đới nối liền

Mạch thư soạn thảo mà nên chu toàn

 

Đan khê cũng tân toan sau trước

Hậu học theo thảo dược chiết trung

Nhiều ông mạch lý tận cùng

Phương nào thuật ấy trập trùng vô biên

 

Hội mây rồng triền miên đeo đuổi

Ganh đua nhau rắc rối muôn đường

Để rồi nhầu nát như tương

Phù, trầm, trì, sác y phương nẻo nào?

 

Tứ tông ấy thất thường biến cải

Coi bộ ba biên ải gió bay

Trải bao  khổ luyện mới hay

Ngàn năm bốn mạch ta nay thuộc lòng

 

Kinh thái âm long đong mạch hội

Phải tinh tường rắc rối ra sao?

Thố quan sống chết âm hao

Dương suy thần sắc mạch nào lâm nguy

 

Ba cách ấn cũng tùy thuận nghịch

Nổi giưã chìm tới đích sác trì

Ngũ hành hư thực mạch đi

Rất là phiền phức suy vi bệnh tình“

 

Trương Trọng Cảnh còn gọi là Trương Cơ là một thầy thuốc bên China (Tàu) hành nghề vào cuối đời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận, tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y.

 

Tuy là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử nước Tàu, nhưng tiểu sử của Trương Trọng Cảnh lại ít được biết tới. Trong sách Hậu Hán thư cũng không dẫn truyện về ông. Có tài liệu cho rằng ông sinh tại Nam Dương, Hà Nam, sau đó giữ một chức quan ở Trường Sa, Hồ Nam và sống trong khoảng thời gian từ năm 150 tới 219 tức là giai đoạn cuối thời nhà Hán. Cho đến nay người ta vẫn còn tranh cãi về ngày sinh, ngày mất chính xác của Trương Trọng Cảnh.

 

Sống và làm việc trong thời tao loạn cuối nhà Hán, Trương Trọng Cảnh đã tập hợp các tài liệu y học cổ như Tố vấn, Cửu quyển, Bát thập nhất nạn, Âm dương đại luận, Đài lư dược lục, Bình mạch biện chứng và kinh nghiệm cá nhân để viết ra tác phẩm y học xuất sắc Thương hàn tạp bệnh luận gồm 16 quyển. Tác phẩm này sau đó đã bị thất lạc trong thời Tam Quốc nhưng được người đời thu thập lại trong hai tập sách có tên Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược. Hai tập sách này cùng với Hoàng Đế nội kinh của Hoàng Đế và Nạn kinh của Biển Thước được coi là bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y (Nội nạn thương kim)

 

Những đóng góp mang tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là "Thánh y" của Đông y.

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 24

 

“Nơi cửu hậu rập rình thập biến

Tạng phủ còn ẩn hiện như ma

Bệnh này mạch đủ bộ ba

Khi lên lúc xuống bày ra lắm trò

 

Tay phải cứng thăm dò tim mạch

Lúc nằm ngang đừng tách thiên hòa

Thất thường nhảy gấp mắt hoa

Nếu không ứng nghiệm nhạt nhòa mồ hôi

 

Hai lần biến bồi hồi tâm dạ

Không thấy lo cũng lạ mới kỳ

Dù nam hay nữ như y

Giờ dần tái hiện thì tùy liệu cho

 

Số năm mươi chớ lo lắng sợ

Thái diễn kia sáng tỏ linh thiêng

Bốn mùa lấy khí gốc giềng

Sáu con giáp tiếp trống chiêng làm gì

 

Anh với em đền nghì mai trúc

Để ngàn năm tùng cúc thỏa nguyền

Trai hùng gặp gái thuyền quyên

Tu mi nam tử sánh duyên má đào

 

Khi xem mạch dạt dào tâm trí

Then chốt nào giản dị vô cùng

Chớ nên bấn loạn lung tung

Nhìn gà hóa cuốc mông lung mịt mờ

 

Kinh mạch nào phải sờ tay biết

Tạng phủ nào nhất thiết tinh tường

Mạnh suy biến hóa thất thường

Ung dung thanh thản tìm đường cứu nguy

 

Rõ nguồn gốc phải suy xét kỹ

Chuyên tay nghề tối kỵ chủ quan

Quản chi vất vả bần hàn

Lương y từ mẫu thế gian lưu truyền

 

Ý sâu sắc mấy thiên sách quý

Vốn bách gia tận tụy khảo tra

Còn nhiều y quán viết ra

Kiêm lời tiểu tự thiết tha biên hoài

 

Thủ tự ấy anh tài cổ võ

Thực hư coi ba bộ tử sinh

Tuyệt vời rõ mạch kỳ kinh

Thiên hòa chẳng chịu u minh dốt ngầm

 

Tấm biển treo y lâm rành rẽ

Chữ tam công cặn kẽ nghĩa gì?

Đạo Dẫn bốn chữ thiên tri

Vong văn, vấn, thiết rõ ghi ba tầng

 

Chữ vọng văn dạ vâng phu tử

Bậc thượng công thứ tự đứng trên

Trung công chữ vấn này biên

Tinh tường y lý xây nền quang vinh

 

Còn chữ thiết thì mình gánh chịu

Bậc hạ công buồn thỉu buồn thiu

Mong gai xin chớ ỉu xìu

Thị phi điều tiếng búa dìu lang băm.“

 

Tam công dùng để chỉ ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình phong kiến tại các nước Á Đông như China và Việt Nam. Chức vị chi tiết từng bộ ba này thay đổi theo từng thời đại mà không cố định.

 

Trong Thiên văn, Tam công là tên sao. Tấn thư, Thiên Văn Chí chép rằng: "Ba sao Tiêu Nam trong chòm sao Bắc Ðẩu, sao Khôi đệ nhất, phía Tây ba sao nữa, đều gọi là Tam công. Trên trời, các sao này chủ về dụng đức cải hóa thế gian, hòa hợp chính sự, dung hòa Âm-Dương. Lại nói: Ðông Bắc 3 sao gọi là Tam công, chủ những đại thần ngồi ở Triều đình".

 

Tam công có xuất xứ từ nhà Chu, gồm ba chức quan là Thái sư, Thái phó và Thái bảo. Thời Tây Hán, thiết trí Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu, sau lại sửa thành Đại tư đồ, Đại tư mã và Đại tư không. Đến thời Đông Hán, các chức danh này được đổi tên thành Thái úy;Tư đồ; cùng Tư không;  được gọi là "Tam tư", vị trí dưới Thái phó, khi ấy xưng gọi Thượng công . Thời Bắc Nguỵ thiết lập Thái sư, Thái phó và Thái bảo, gọi là Tam sư Thượng công .

 

Thời nhà Tùy và nhà Đường, các chức Tam công thuộc hàng vinh hàm. Sang thời nhà Tống, Tống Huy Tông đem đổi Tam công là Thái sư, Thái phó cùng Thái bảo (nguyên là Tam sư). Thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, Tam công đã được mặt định thành Thái sư, Thái phó cùng Thái bảo, tiếp tục là một loại vinh hàm tối cao trong hệ thống.

 

Lương bổng của Tam công thời Hán là một vạn thạch. Có lẽ là thạch lúa mì, vì thời đó gạo chưa phổ biến ở vùng phía Bắc sông Dương Tử, trung tâm của nhà Hán. Về sau, với sự hình thành của Lục bộ thì Tam công dần trở thành các chức danh danh dự, mang màu sắc là các cố vấn cao cấp của triều đình. Vì tính chất này, quá nửa các triều đại đều chỉ tặng Tam công sau khi vị lão thần qua đời mà thôi. Trong y học Tam Công là ba cấp bậc trình độ chuyên môn. Tạm hiểu là giáo sư, bác sĩ hay y tá.

 

24.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét