Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Cảm Nghĩ Qua Đọc Bài " Hiểu Đời "



 


Một vị giống như một cao tăng đắc đạo. Tuy rằng rằng vẫn còn mai danh ẩn tánh không chiụ cho biết tên họ, có lẽ tác gỉa vẫn còn vương vấn nặng nợ trần duyên? Bài bút luận "Hiểu Đời" mà tôi vô tình đọc được trong mục: "Tác giả tự post ở trang web Sài Mon Thi Đàn". Sau khi đọc bài này tôi thấy rất tâm đắc và cũng viết luôn một bài luận cũng về cái đề tài này, bàn luận thêm như thế nào là người sáng suốt, phân biệt được đúng sai và tương đối hiểu đời?


Qua bài luận, chứng tỏ tác giả đã chứng quả hiền nhân. Người xưa thường nói: Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống, biết lúc nào nên khôn lúc nào nên dại. Hay nói như tác giả là „Hiểu Đời“. Hiểu cuộc đời, hiểu được lẽ đời để mà sống. Nếu quả thực là người trí thức thì ảnh hưởng ích lợi gì cho xã hội hay chỉ như Từ Thứ nằm co ro một chỗ khi phải sống dưới trướng của một kẻ gian hùng tàn bạo như Tào Tháo?

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ.

Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Hứa Thiệu - một người giỏi tướng số nhận định Tào Tháo:
Thời trị, ông là bầy tôi giỏi; Thời loạn, ông là kẻ gian hùng.

Tào Tháo có quan điểm: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.

Còn lưu Bị thì ngược lại: thà chết chứ không làm điều bất nghĩa", chính vì vậy Tào Tháo luôn e dè và xem Lưu Bị là kẻ thù nguy hiểm nhất của mình.

Lưu Bị được xem là mẫu người dùng „Đức Trị „ để thu phục lòng người.

Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay nhiều nhân tài, những người này đều trung thành theo ông tới chết (không như nhà Ngụy diễn ra nhiều cuộc phản loạn, tiêu biểu là cha con Tư Mã Ý giết vua Ngụy chiếm ngôi). Bởi có Nhân Hòa mà Lưu Bị có được dưới trướng những người hiền tài bậc nhất trong thiên hạ như Khổng Minh, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu...

Nói về thủ đoạn "mỵ dân" thì chắc Bị còn hơn Tào Tháo một bậc, khi cần thì ném con xuống đất lấy lòng mãnh tướng, hay giả vờ nhường Từ Châu cho Lã Bố... Bị đi đến đâu là dân thắp hương bái vọng đến đấy, khi Bị chạy loạn khỏi thành Tân Dã gọi kéo theo trăm họ ra đi để cho Tào Tháo cái thành trống làm cho trăm họ bỏ nhà bỏ cửa, con lạc cha, em lạc anh, tiếng khóc như ri, thế ko hiểu là lo cho dân hay là hại dân đây? Trong khi 2 nước Ngụy, Ngô thì lo phát triển kinh tế, người dân yên hưởng thái bình thì nước Thục thường xuyên phát động chiến tranh can qua máu thịt làm dân chúng lầm than, đời sống bấp bênh. Bị không nghe lời Khổng Minh tự mình dẫn đại quân đi phạt Ngô trả thù cho hai em. Vậy cái gọi là „Đức Trị“ của Lưu Bị chỉ là một trò diễn rất cao siêu.




Sống thì ai cũng có thể sống được. Nhưng sống thế nào cho đáng sống, cho cuộc đời có ý nghĩa vui vẻ và hạnh phúc thì khó vô cùng. Những bậc trí nhân xưa nay khen như Hàn Tín đã biết đặt đại cuộc làm trọng mà chiụ nhẫn nhục quên đi cái tiểu tiết sĩ diện tầm thường. Chàng đã nhẫn nhục chịu bò qua háng của một thằng du thủ du thực ở ngoài chợ tên là Ác Thiểu, chỉ vì mấy con cá vừa câu được để tạm bợ sống qua ngày, để chờ đợi thời cơ làm nên sự nghiệp của đấng nam nhi trả nợ tang bồng. Quả nhiên Hàn Tín sau này, đã làm đến đại nguyên soái cầm quân cho Hán cao tổ Lưu Bang. Việt Vương Câu Tiễn đường đường là đại vương của nước Việt khi bị bắt làm tù binh nô lệ cho nước Ngô. Nhưng dám nếm phân của Phù Sai, vờ vĩnh xem bệnh để chờ ngày phục quốc.  Phạm Lãi, Trương Lương khi sự nghiệp hưng phục, quốc gia đã thái bình  hoàn thành công cuộc  thì tự rút lui khỏi chính trường để giữ toàn thân mạng. Đó là những người hiểu đời, biết được  lẽ đời để mà sống.  Hiểu được bản chất của chế độ quân chủ: Hết thỏ thì mang chó săn ra làm thịt.

Nhưng than ôi! Thông minh thạo đời, biết được thế sự như Hàn Tín lại chết dưới lưỡi đao của chính kẻ chiụ ơn mình là Hán Cao Tổ. Hoá ra loại ngươì như Hàn Tín, Dương Tu, Bàng Nguyên… vẫn là những kẻ ngu. Hàn Tín hiểu thiên hạ nhưng chính mình thì Hàn Tín lại không chiụ hiểu nổi. Cái kiêu ngạo tự phụ, tự nó đã là một bản án tử hình cho Hàn Tín rồi.
Thật thà qúa với kẻ tiểu nhân hóa ra tự gây hoạ. Lúc thung dung nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, xem tài năng họ như thế nào, Lưu Bang hỏi ông:
Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Hàn Tín nói:Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang lại hỏi:Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hán Tín trả lời: Thần thì càng nhiều càng tốt.
Lưu Bang cười nói: Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Hán Tín đáp: Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Sau lần đó, Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được.
 Vì Hàn Tín cái gì cũng giỏi hơn Lưu Bang. Dương Tu hiểu được mọi ý nghĩ trong bụng Tào Tháo, lúc nào cũng tỏ ra mình thông thái để đẹp lòng chủ nhân mà vẫn bị Tháo ghét và giết chết đi. Chỉ vì cái khẩu lệnh „Kê Cân“ của họ Tào. Lúc đó Tháo án binh ở cưả Tà Cốc, Mã Siêu là bộ tướng giỏi của Tây Xuyên, đánh thì không lại, rút đi thì lại sợ bị thiên hạ chê cười. Vưà lúc đó có người mang bát canh gân gà cho Tháo ăn, thì Hạ Hầu Đôn lại vào xin khẩu lệnh đêm nay. Tháo buột miệng nói một câu:“ Kê Cân“. Hạ Hầu Đôn thấy quái lạ hỏi Dương Tu. Vì xưa nay quan chủ bạ vốn nổi tiếng bác học đa tài. Chàng Dương Tu là loại quân tử thật thà, tuy rằng ông rất thông minh, đối đáp ứng biến như thần, mới nói nói rằng: „Kê Cân là gân gà, thứ này nấu canh thơm ngon, ăn thì không nhai được, bỏ thì tiếc. Giống như thưà tướng đánh Mã Siêu, đánh không lại người ta chi bằng rút đi thì hơn, nội nhật ngày mai thưà tướng sẽ rút quân“. Tháo đêm đó đi tuần thấy trại của Dương Tu và của Hạ Hầu Đôn đang dục dịch chuẩn bi rút quân và vin vào cớ đó, vu luôn cho chàng Dương Tu láo toét tuyên truyền nhảm để làm nhiễu loạn lòng quân, quát vệ sĩ lôi ra chém.

Thực ra Tháo ghét Dương Tu từ lâu, vì ông quá thông minh. Lại còn bàn luận thơ phú, rất thân cận với Tào Thực, lúc đó Tháo đã chán Thực muốn lập Tào Phi làm thế tử. Còn nhiều chuyện củ hành củ tỏi khác có liên quan đến tâm lý gian hùng đa nghi của Tào Tháo. Dương Tu đúng là một nhà tâm lý học như ngày nay ta thường gọi. Tu rất hiểu bụng dạ, mưu mô, tính đa nghi của Tào A Man...Tháo sợ thích khách, nên biạ chuyện đêm nằm mơ chuyên thấy truyện giết người . Nên dặn tả hữu khi tao ngủ cấm đứa nào lại gần… Một lần đi đánh trận xa, Tháo mỏi mệt ngủ thiếp đi, làm rớt cái mền chăn thì lúc đó có thằng lính canh thấy được. Vì thương chủ gian khổ chinh chiến trận mạc nên chỉ nhặt lại cái mền đắp cho Tháo. Đúng lúc đó Tháo lại tỉnh giấc ngồi phắt dậy, rút kiếm chém chết tươi thằng lính rồi giả bộ không biết gì thản nhiên lên giường ngủ tiếp. Sáng hôm sau tỉnh dậy, nghe tả hữu kể lại, Tháo khóc hu hu và làm ma chay thằng lính rất hậu. Ai cũng tin là thực. Từ đó bố bảo đưá nào dám bén mảng, hầu hạ chăm sóc cho Tháo khi Tháo đang ngủ.

Cái trò trí trá, mị dân, lừa đảo của Tháo theo lối Đức Trị, giết người ta đi rồi làm ma cực to như Tháo,chỉ riêng có Dương Tu là biết được. Quan chủ bạ không tin Tháo có tật nằm mê giết người. Dương Tu bản tính là người hiền lương, nhân hậu, nên chàng lại ra mả khóc thằng lính và lẩm bẩm: " Không phải thưà tướng ngủ mê đâu mà chính mày mới là thằng ngủ mê đó". Có người bí mật theo dõi , báo lại với Tào Tháo. Lúc đó Tháo đã quyết giết quách Dương Tu đi cho rảnh. Ngày xưa chỉ có một chàng Dương Tu thông thái bên cạnh họ Tào, chính Dương Tu lại tôn thờ họ Tào, lúc nào cũng muốn làm đẹp lòng Tháo. Dương Tu không hề bao giờ có ý chống họ Tào.

Ngày nay Việt Nam ta có rất nhiều Dương Tu ở hải ngoại và quốc nội họ liên kết với nhau trong một khối tự do dân chủ để vạch mặt cái trò gian giảo lưà bịp cuả cộng sản độc tài. Họ là những kẻ sĩ rất đáng ngưõng mộ. Giết chết tất cả họ như Tào Tháo giết Dương Tu ngày xưa thật chẳng đơn giản chút nào. Còn trường hợp Dương Tu thì lại đáng phê phán, vì bối cảnh thời đó khác xa với ta ngày nay. Dương Tu thông thái nhưng không hiểu đời, không biết lo toàn thân mạng mình, không thấy được bụng dạ tiểu nhân luôn trăm phương ngàn kế hãm hại quân tử.

Dương Tu là một nho sĩ chàng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng „Đức Trị „ của Khổng Tử mà không thấy đạo đức có thể giả mạo được.

Người ta vẫn bảo: Quân tử phòng thân, tiểu nhân bị gậy cũng chẳng sai. Hay anh hùng đa hoạn nạn, ngu si hưởng thái bình cũng vậy. Cũng giống như Bàng Nguyên ghen tỵ với tài năng binh pháp của Tôn Tẫn biết lợi dụng ưu điểm và cũng là nhược điểm của bạn là tính quân tử thật thà và cắt gân bánh chè chọc mù mắt để biến Tôn Tẫn thành phế nhân. Nhưng Tôn Tẫn, chàng đã thấm thía trò đời cuối cùng lại cao minh hơn, hiểu được lẽ đời và chấp nhận một đời tàn phế, kiên trì cầm quân để giúp nước Tề đánh bại đội quân xâm lăng của Nguỵ Vương do Bàng Nguyên thống lãnh. Một cuộc chiến tranh chỉ rút lui chứ không đánh và phút cuối cuối cùng đã chuyển bại thành thắng đưa Bàng Nguyên vào chỗ chết rất thê thảm. Không đánh mà thắng vì Tôn Tẫn không chỉ là một binh pháp gia mà chàng còn là một nhà tâm lý học. Bàng Nguyên lợi dụng tính nhân đạo thật thà cuả tôn Tẫn thì Tôn Tẫn lại lợi dụng ngược lại tính kêu căng tự phụ háo thắng tàn bạo cuả Bàng Nguyên để đưa y vào cạm bẫy.

Gia Cát Khổng Minh biết được tính hiếu thắng cao ngạo tự coi mình là nhất đẳng thiên hạ và hay ghen cuả Chu Du và đã biết cách xuyên tạc bài thơ Đồng Tước Đền cuả Tào Thực mà đưa Chu Du vào cạm bẫy. Hitler đã biết lợi dụng cuốn tự thuật cuộc chiến đấu của tôi để lừa bịp người Đức đã từng coi Stalin là bạn là thày và cũng không tự lượng sức lực và khả năng có hạn của mình và quên đi mất là chính mình là kẻ mang bệnh từ nhỏ. Những người như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Stalin là những bạo chúa chỉ giỏi việc thiên hạ nhưng chính mình thì không chiụ hiểu nổi và họ đều phải chết yểu khi tuổi đời còn rất trẻ hay cuối đời rất cô đơn thê thảm chết như một con chó.

Hồ Chí Minh giỏi lừa bịp vì biết người Việt Nam chiụ ảnh hưởng của nền văn hoá phương đông, sùng kính cá nhân thần thánh và đã giả vờ làm một ông tiên hãm dục không kết hôn để được lòng dân nhưng lại quá ngu xuẩn quên mất bản thân mình là kẻ háo sắc háo dục và chịu phải cảnh lợn treo cám. Làm một kẻ có quyền lực đứng đầu nước mà hãm tài đến mức không bảo vệ nổi một ngươì con gái yêú đuối đã từng ăn nằm ân ái và có con với mình.

Vì cái sĩ diện hão, danh tiết hão mà sai thủ hạ hiếp dâm vợ chưa cưới của mình, giết người bịt khẩu chỉ vì cái danh cha già dân tộc để lâm vào vòng lao lý quẫn trí bệnh hoạn. Đó là những kẻ không hiểu đời, và họ phải chịu một cái giá khổ hạnh và đau đớn tủi nhục cô đơn. Cuộc đời những loại người như thế thì có gì đâu mà đáng sống, chỉ có bản thân họ cuối đời mới biết họ là những thằng ngu. Chu Du trước khi chết đã hiểu ra và phẫn uốt kêu lên:“ Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng?“ . Trời đã sinh ra Hitler sao còn sinh ra Stalin. Trời đã sinh ra Hồ Chí Minh sao còn sinh ra lũ đàn em ma quái biết lợi dụng Hồ để hưởng lợi. Đến cả cái xác chết Hồ thối ra mà vẫn chưa được chôn, vẫn bị Đảng lợi dụng để hưởng lợi và tin rằng mang lại uy tín cho Đảng. Rõ ràng Hồ là kẻ thích danh tiếng và họ cho Hồ hưởng danh tiếng còn những khoản quyền lợi khác cuả một công dân Hồ bị đảng treo giò.

Bài viết của cuả tác giả vô danh nào đó rất hay cho cả những người đã lớn tuổi và trải đời. Nói như vậy những người thuộc lưá tuổi trẻ cố gắng mà tìm đọc và suy ngẫm chắc chắn sẽ nhiều lợi lạc cho tươi lai. Ngày nay cả thế kỷ 20 là thế kỷ của lầm lẫn và độc tài. Sang đầu thế kỷ 21 vẫn chưa hết những chuyện tưởng như vô lý, tiếu lâm, hoang đường khôi hài một cách bỉ ổi, tàn bạo mất tính người, nhưng hòan toàn có thật và vẫn sảy ra mang tai hoạ cho bất cứ người lương thiện nào kể cả bậc tài hoa.

Cái truyện cộng sản độc tài, tàn ác bất nhân. Dù họ có gian giảo, mưu kế độc đoán. Nhưng họ vẫn là con người, sự tàn ác không thể hoá họ ngay thành thú vật mất trí hoàn toàn. Tuy rằng cuối đời những nhân vật này có nhiều triệu chứng lâm sàng cuả bệnh điên. Không phải đâu xa, ta cứ lấy cuộc đời của ông Hồ Chí Minh mà suy xét. Bản di chúc có đúng tự tay ông Hồ viết ra hay là thư ký cuả ông ta hay do nhóm Lê Duẩn Trường Chinh Lê Đức Thọ viết sẵn? Ông ta chỉ nói ra những ý chính mà trong tiềm thức cuả ông ta lúc mê lúc tỉnh còn nhớ được. Tôi không tin ông Hồ là người khỏe mạnh đến cuối đời rồi bất thình lình ốm mà chết Có thể trước và sau tuổi 70 Hồ đã mắc chứng bệnh lẩm cẩm, bệnh hóa lão lãng quyên? Mọi tin tức sinh hoạt của Hồ bị bưng bít dấu kín. Đàn em cuả Hồ có thể trong bụng rất kinh miệt Hồ nhưng ngoài miệng vẫn ra rả ca ngợi, ca tụng Hồ như thánh thần.

Bài viết cuả tác giả vô danh rất hay đã phân tích kỹ quy luật của tâm linh. Tiếc rằng lại không ai đăng, vì không có ai chiụ trách nhiệm bản quyền. Tôi cũng sơ xuất không lưu lại trong máy tính. Giá tôi còn giữ được mà sao chép ra đây cho các bạn đọc nghiên cứu thì hay biết bao. Cũng như ông Hồ sẽ khó tránh khỏi quả báo, cái thiệt thòi trước nhất là bản tính Hồ dâm đãng nhưng vì quyền lợi của Đảng mà Hồ phải đóng vai một ông thày tu. Giống như bài thơ của bác Đỗ Qúy Bái diễu cợt lợn bị treo cám, đói thèm rỏ dãi ra đấy, nhưng vì sĩ diện mà không dám ăn. Chỉ điểm này cũng đủ dày vò thể não tâm trạng mà sinh ra bệnh rồi, chưa nói đến việc táng tận lương tâm cho tay chân hiếp dâm vợ chưa cưới của mình rồi thủ tiêu đi. Cái giấc mơ xã hội thiên đường, rồi thế giới đại đồng chỉ là một giấc mơ đểu. Vậy tôi xin có bài thơ „ Giấc Mơ Đểu“ , muốn đưọc chia sẻ với các bạn. Tôi viết bài tâm sự này không có ý vỗ ngực ta đây là hiểu mọi lẽ đời. Tôi thì có là cái quái gì đâu? Chỉ là những lời  tâm sự với những tấm lòng bạn bè việt Nam mà thôi. Chỉ là đôi lời chân thành muốn được bày tỏ của kẻ quê mùa này, mong được các bậc cao minh trí giả chỉ bảo thêm.

28.3.2012 Lu Hà

Giấc Mơ Đểu

Trí tưởng u minh khổ thế này
Sa bà mộng mị vẫn còn dài
Đêm trường chủ nghĩa theo Các Mác
Đắm cả non sông hại giống nòi

Có phải sinh ra đã lụi tàn
Đông con Các Mác số bần hàn
Căm thù nên phải đi tìm chữ
Mê muội viết ra chuyện dối gian

Có phải sân si mà khổ đau
Giận đời trí tuệ kẻ hơn ta
Giết đi giết nữa cho bằng hết
Dư lại đời ta xóa kiếp sầu

Có phải vô thần mà bất luân
Tôn vinh khỉ tổ cõi phong trần
Xa xưa hoang dã tìm chân lý
Xã hội bầy đàn mộng thế nhân

Có phải tham lam mà kế mưu
Ru hồn lao khổ những vần thơ
Đấu tranh giai cấp con đường sống
Chuyên chính độc tài có đảng ta

Có phải quyền hành là cố vị
Phong lưu hưởng thụ một đời xuân
Họ hàng con cháu ơn nhờ vả
Giai cấp tiên phong sẽ chiụ đòn

Dối trá làm chi một giấc mơ
Tuyên truyền lường gạt đám con thơ
Mẹ cha cơm áo mồi câu cá
Hiện thực lâu đài xây xác ma

Có phải nhân danh vì triết học
Mượn màu nghiên cứu bịp lòe nhau
Dăm ba trang sách say màu máu
Chém giết vì ai chữ thặng dư?....

Thương xót Vu Phần một giấc mơ
Mộng làm phò mã quận Nam kha
Tỉnh ra mới biết đời vô nghĩa
Bao kẻ cần lao vẫn mộng mơ….

2008 Lu Hà


Cổ Mộc Gi ữa Đời
tặng nhà văn Trần Kiêm Đoàn

Cổ mộc ngàn năm giữa n úi rừng
Nơi đầu ngọn sóng nước sông hương
Chênh vênh mỏn đá kỳ quan ải
Thoang thoảng mùi huơng của bạch tùng

Cây đứng bao đời ai có hay
Để rồi nghiệt ngã kẻ săn cây
Yêu ai vui thú ra xâm phạm
Lũ thợ đá thành kẻ tiếp tay

Phá đá ngang nhiên gi ữa cuộc đời
Nhựa trầm máu chảy khóc than ôi!
Hiên ngang sừng sững trên mỏm đá
Cuộc sống tự do đã mất rồi

Căm kẻ tham tàn cướp tự do
Một đời thanh bạch mến giang hồ
Trường Sơn đỉnh núi bao hùng vĩ
Gió thổi vi vu hận mối sầu

Cổ mộc kỳ danh Chu Hạo Nhiên
Trung hoa nét họa chốn thần tiên
Mà sao kẻ tục ngang nhiên phá
Tính chuyện trăng hoa gi ữa cõi trần

Cây qúy đưa về giữa thảo viên
Độc tôn hoàng tử Bạch Tùng Dương
Nam Hàn Nhật Bản nghe tin lạ
Chúng kéo đi xem Nhất Thảo Nam

Đau đớn làm sao cây hết thương
Sống trong tâng bốc giữa đời thường
Không còn xây xát trong mưa gío
Trầm chẳng cho hương nhựa cạn dòng

Trồng cây ai dựng chốn nhà thiền
Cửa Phật ta bà vốn tự tâm
Cứ phải đưa cây từ đỉnh núi
Cho lòng Chư Phật thảm buồn thêm…?

28 .2. 2008
Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét