Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ai Có Cảm Thông?



 


Tôi hay làm thơ kể lể chuyện đời, thỉnh thoảng lại còn viết bài tâm sự với các bạn muôn nơi để chia sẻ cho nhau những nỗi niềm nhớ nhà, tâm tình người thứ lữ ở nơi đất khách quê người. Tư tưởng cuả tôi thật ra cũng chẳng mới lạ gì. Nó chỉ mang một độc ý nghiã chán chường bi than trước cảnh đời đen bạc bất công, những đoạ đầy vô lý mà ta phải gánh chiụ. Những vần thơ vô thưởng vô phạt thanh tao trang nhã trong cảnh thanh bình hạnh phúc cũng hiếm hoi.Tôi gửi gắm tình cảm chủ yếu vào cho các cháu thanh thiếu niên Việt Nam. Chứ tôi không phải khoe tài, khoe chữ để làm quái gì với vài kẻ đố kỵ hẹp hòi. Họ thật vô lý cứ luôn tìm mọi cách chặn họng sỉ nhục tôi, với những từ ngữ sáo rỗng như kiểu cộng sản quen dùng: phô trương, phản động, cuồng ngôn, lộng ngôn….



Tôi cuồng ngôn lộng ngôn ở chỗ nào thì phải viết ra, chỉ tận tay ray tận trán cái cuồng ngôn, loạn ngôn, ngu si cuả tôi chứ. Phải viết bài phân tích rạch ròi mổ sẻ có tình có lý cho nó đàng hoàng, có chấm có dứt thật oách vào. Đằng này chỉ dăm ba chữ la lối, bù lu bù loa, quen thói vưà la làng vưà ăn cướp như kiểu ở Việt Nam. Lại còn bảo tôi phô trương hiểu biết, có ý coi thường bạn đọc. Những cái tôi viết ra là thưà thãi, mục đích tôi viết cho những bạn đọc chí tình và các cháu thanh thiếu niên, chắc gì các cháu đã hiểu mọi lẽ rạch ròi tất cả. Các cháu đang bị người ta đầu độc, xuyên tạc , xó mũi dắt dây đây, có biết hay không hở trời? Những điều tôi viết ra thì nó đều thất thố di hại cho cá nhân bạn đọc nào đâu? Có phải vì đọc thơ tôi mà làm họ khuynh gia bại sản, vợ chồng con cái họ lià bỏ nhau.Thơ tôi là sự thật hiển nhiên cuả một quãng đường khổ nhục cuả bản thân tôi và những thảm cảnh bi thương cuả nhiều dân tộc nhiều thập kỷ qua đã lỡ chôn vùi tương lai cuả mình vào vũng lầy cuả cái chủ nghiã ba voi không được bát nước sáo. Tôi bày tỏ nỗi niềm cay đắng suy tư cuả mình được chắt lọc qua nhiều đêm trăn trở, qua năm tháng dày vò, trầm luân, chìm nổi.Qua văn thơ bối cảnh thất vọng cuả xã hôi được chi tiết lại, chia sẻ tâm sự với các bạn, cho nó được thấu tình đạt lý thêm mà thôi.

Hy vọng các cháu thanh thiếu niên nhìn nhận những bê bối vướng mắc cuả xã hội được đơn giản hơn. Các cháu bị giáo dục nhồi sọ quá nhiều, bị lường gạt quá nhiều, .Nên những đắng cay mà tôi đã từng nếm trải phải viết ra chứ. Thứ nhất cho chính lòng tôi được thanh thản, nếu có phải vĩnh biệt cái thế giới này thì tôi cũng chẳng còn oán hận gì nưã , vì cõi đời trần thể này,đầy giả dối lưu manh lường gạt lẫn nhau cũng chỉ vì miếng ăn ,vì bổng lộc quyền lực cá nhân, cũng chỉ vì cuộc sống sung túc dư dả hơn ngưòi mà hàng triệu người phải thiệt mạng.Còn cái chuyện có người miả mai tôi, thơ nhiều như cỏ dại, cố tình làm thơ chỗ nào cũng chui vào như mèo khoe đuôi, làm như không làm thơ thì không ai biết ông Lu Hà là ai. Ừ thì đuôi dài, cỏ dại thì đã sao, có phải là tội lỗi, là cái gì đáng ghét đâu. Có phải vì cỏ dại mọc đầy vườn sẽ lấn áp hết thảm thơ hiện thực xã hội chủ mà Đảng tốn công xây đắp đâu. nói thế mà cũng nói, chả ra thế nào cả. Ai làm thơ tranh mất phần cuả ai? Nghĩ mà tủi thân cho cái đời, để có cái thú văn chương tôi phải khổ công, khốn khổ
khốn nạn như thế nào hàng năm trời, mày mò dò dẫm mãi… Tôi cũng không vì thế mà tự ái, mất hứng sáng tác mà ngược lại càng nghĩ càng thấy chua chát đắng cay , lại càng ham sáng tác thêm. Ưá nước mắt ra vì mình chót sinh ra mà chiụ nhục,vương nợ bi lụy vì thơ

Miệng Lưỡi Cú Diều

Chót đã sinh ra thế cuộc này
Mang dòng máu đỏ trái tim ngay
Khổ đau tủi nhục từng bươn trải
Uất hận trào dâng nỗi đắng cay

Bỏ nước ra đi chẳng thẹn lòng
Quê hương yêu dấu trọn tình thương
Bỗng dưng cay đắng trồi gan mật
Thành kẻ vô loài quên núi sông

Chúng ruả ta rằng quân bất lương
Bỏ cha bỏ mẹ bỏ quê hương
Không cam nhẫn nhục thân đày đoạ
Thân xác điêu tàn tan khói sương

Thăm thẳm trời xanh mây trắng trôi
Nhìn về cố quốc lệ từng rơi
U mê tăm tối nghèo xơ xác
Mà vẫn kiêu căng mộng vẳng đời

Đố kỵ hẹp hòi vẫn nổi lên
So đo tính đếm lũ ươn hèn
Người hơn kẻ kém thèm danh vọng
Vú cả lấp mồm chúng vẫn quen

Trí tuệ đỉnh cao mối mọt đời
Phèng la trống mõ vẫn reo cười
Nấp trong bóng tối vì ơn đảng
Ném đá dấu tay để hại người

Mượn tiếng phê bình dăm tứ thơ
Bon chen kèn cưạ lũ văn nô
Hư thân mất nết nuôi thù hận
Đẽo đá miệng đời la lối to
Ai đó làm thơ kể chuyện đời
Bao nhiêu chìm nổi kiếp bèo trôi
Khổ thân tâm não buồn nhân thế
Chúng miả mai rằng vì cái tôi…

Cái tôi tội nhiệp ở đâu xa
Nó ở trong lòng hay Đảng ta
Nó nấp xa gần như bóng quỷ
Nó chui vào miệng kẻ gian tà

Con cháu ta đành thiệt mãi sao
Văn minh thời đại giưã sương mù
Trăm phương ngàn kế hòng ô nhục
Uốn lưỡi cú diều văn với thơ

28.12.2009 Lu Hà


Khủng Bố Tinh Thần Là Thủ Đoạn Đê Tiện Quen Dùng Cuả Cộng Sản

Lời đe doạ hèn mọn bóng gió cuả vài kẻ cuồng tín nói trên tôi không tiện kopie vì khuân khổ bài viết đã dài. Huỵch toẹt ra là muốn săn lùng cha mẹ, vợ con, họ hàng thân thích cuả tôi để đe doạ. Làm cho tôi bị phân tâm, tâm trạng não nề đau khổ mà câm mồm lại đừng làm thơ viết lách sáng tác gì nưã. Thủ đoạn đê tiện này ngày xưa bọn công an mật vụ Đông Đức quen sử dụng. Trong cuốn từ điển hành nghề cuả bộ nội vụ cộng sản Đông Đức dài dằng dặc từ A đến Z lưu hành trong nội bộ có Chữ Z là chữ cuối cùng trong bảng chữ cái .
Họ có giải thích: Chữ Z có ba danh từ đồng nghiã là: Zersetzung, Zerschlagen und Zerstörung.

Zerschlagen: Thủ đoạn phương thức đập nát phá hủy mọi trật tự nề nếp văn hoá cuả đương sư, thói quen gia đình, hạnh phúc vợ chồng, những mối quan hệ phụ cận như bạn bè, họ hàng thân thích. Cố tình gây tổn thương cho những cá nào liên quan đến nhân sự, dù chỉ quen biết thôi cũng phải tiêu diệt. Nhờ đó làm cho nhân sự đau khổ tiêu điều. Kể cả xoá bỏ cả những gen di truyền cuả nhân sự như mang con cái nhân sự đi nuôi riêng và dùng mọi biện pháp tâm sinh lý nhằm đầu độc hạ nhục đưá trẻ, tiêu diệt tận gốc niềm tự hào bản thể cuả nhân sự

Zerschlagenùng mọi thủ đoạn đập vỡ làm tan nát những khát vọng và cả những yêu thương cuả nhân sự.Chúng có một câu châm ngôn thường dùng trong nội bộ mật vụ cộng sản:“ Wir vernichten alles. Was du liebst“ Nghiã là tao sẽ tiêu diệt tất cả những gì mày yêu thương. Những gì mày yêu thích thì là nhhững đối tượng săn lùng cuả chúng tao. Mày yêu vợ mày ư? Chúng tao sẽ có cách làm cho vợ mày ngoại tình hủ hoá. Mày yêu con mày ư? Chúng tao sẽ tiêu diệt con mày khi còn trong bụng mẹ, đưa mẹ đưá trẻ đi chụp điện để phá hủy bào thai, hoăc chỉ thị cho cô nuôi dạy trẻ dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt khả năng phát triển và phản kháng cuả bộ não đưá trẻ. Trực tiếp đánh trọn vào trung ương thần kinh còn rất non nớt bằng những biện pháp cách ly, cô đơn, tâm trạng thấp hèn… Con mày có tàn tật thì mày mới nhụt chí. Nếu không có vợ con thì tìm người thân ở tuyến thứ 2 như cha mẹ, họ hàng thân thích , kế đến là tuyến thứ 3 như bạn bè chẳng hạn

Zerstörung: Cũng là sự phá hoại phá huỷ tận gốc, mọi khả năng đề kháng cuả nhân sự. Ví như nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc như ngày xưa gọi là chu di ba họ. bây giờ không thể chu di ba họ thì làm nhiễu loạn họ xa họ gần cuả nhân sự

Tóm lại có đe doạ thì cũng thế thôi thưà thãi. Vì thơ tôi làm đã quá nhiều rồi, văn tôi viết phê phán cũng đủ rồi. Có dùng tình báo, mật vụ thủ tiêu tôi đi thì làm cái nước mẹ gì, đằng nào tôi cũng già rồi có sống thêm vài năm cũng thế thôi. Và khi giết tôi đi ví như bà Nguyễn Thị Anh giết ông Nguyễn Trãi đi liệu bà Anh có vui vẻ hạnh phúc với ngôi báu không? Hạ sát anh em họ mạc nhà tôi thì cũng thế thôi, thơ tôi đã tràn ngập rồi, đã lưu trong máy tính cuả hàng vạn người. Cái chuyện tôi coi thường khinh bỉ ông Mác có phải riêng tôi đâu? Hàng tỉ người trên thế giới chả coi thường khinh bỉ đó sao? Còn các người vẫn tôn kính thờ phụng là cá nhân tình cảm cuả các người với ông Mác tôi không ngăn cản. Quyền tự do các người và cũng xin tôn trọng quyền tự do cuả tôi. Chủ nghiã cộng sản nó cũng có số mạng và nghiệp chướng cuả nó. Luân hồi quả báo chắc không tránh khỏi. Chào ông

Thủ Đoạn Mỵ Dân

Ngày xưa vua được gọi là con trời. Cả thiên hạ là cuả riêng ông ta, ông ta muốn ai sống thì người đó được sống, muốn ai chết thì kẻ đó phải chết. Cái đạo lý vua tôi được gói gọn bằng hai câu rợn người“ Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung“.

Vua là kẻ độc tài duy nhất là con dê đực duy nhất làm chủ bầy dê cái trong cái chuồng dê cuả hoàng triều.Trong lịch sử loài ngươì từ ngàn năm nay ngoài thiên hạ và triều thần ra, vua còn có cả một bầy cung nữ hàng nghìn cô làm vật hiến thân thí mạng cho vua. Vua tham ăn, ích kỷ, đần độn, háo dục chỉ muốn được tận hưởng khoái lạc một mình. Nên biết bao chàng trai phải chiụ thiệt thòi, tự thiến đi cuả quý trời cho, để được vào hầu cận vua ta gọi là hoạn quan. Họ là lực lượng nịnh thần, luôn tạo ra sóng gió bất ổn cho hoàng triều và thần dân.Vua còn là biểu tượng cuả cuộc đời ngắn ngủi, trong lịch sử vua chuá hiếm có người sống dai như Tề Hoàn Công, nhưng cũng là một ông vua cô đơn chết thối ra mà không ai biết. Vua còn là cái máy sinh nở vô tội vạ. Vua thường hay mắc chứng bệnh đau lưng, run tay, run đầu gối, hoa mắt. Vua còn nghiã là nô lệ cuả ái tình, tự nguyện tự giác cho phái đẹp. Họ thì nhau như điả đói, bóc lột, hút hết tinh khí sức lực cuả vua, nên vua chóng chết. Ta cũng không lấy làm lạ, vì sao có những đại thần tóc bạc răng long tay cầm long trượng, mà đã từng phục vụ 4 hoặc 5 triều vua. Chỉ vì đàn con xung trận cuả vua sớm bại hoại, nơi chiến trường chăn chiếu, lớp lính mới chưa được tuyển chọn sản xuất kịp thì vua đã lăn ra chất nhăn răng rồi. Vua chết bất đắy kỳ tử mà thần vẫn sống dai như dây chão. Cuộcđời ngắn ngủi cuả vua do hoang dâm trụy lạc cũng có cái hay cuả nó.Nó làm vua chết non, sống yểu nhưng vô hình tạo ra cái may, cái phúc cho thiên hạ. Hoàng triều luôn biến động thay đổi, từng lớp nịnh thần, bồi bút, cũng vì thế mà theo xác vua trôi nổi. Một hình thức dân chủ tự nhiên đã hình thành, như TầnThủy Hoàng có 13 năm cầm quyền, dân có khổ thì cũng chỉ có chừng ấy thôi.

Vua hoang dâm, hôn quân là cái bất hạnh cuả muôn dân nhưng nó sớm kết liễu đời vua để tạo nhanh cái phúc mới cho dân. Phúc bất trùng lai hoạ vô đơn chí, bĩ cực thái lai,thay đổi nhanh như chong chóng vẫn còn hơn chế độ độc đảng. Nên vua không chỉ là cái hoạ còn cũng là cái phúc cho dân đó sao? Vì vua chóng chết, lại có một vua mới toanh lên ngôi hy vọng ngưòi dân đỡ khổ hơn. Dù cho chế độ vua chuá có độc tài tàn bạo, nhưng vẫn còn may cho dân hơn gấp vạn lần chế độ độc tài Đảng trị .Hình thức luôn thay đổi triều vua, thay đổi niên hiệu cũng dễ chiụ như ở các nước dân chủ tự do phương tây, vài năm lại có một đảng mới lên cầm quyền, dù muốn có độc tài cũng chẳng được.

Trong lịch sử loài người, vua chuá, dân chủ hay cộng sản thủ đoạn mỵ dân luôn sảy ra để tranh quyền. Dù có mỵ dân nhưng tác hại cuả chế độ quân chủ có hạn vì triều cương luôn thay đổi. Các nước dân chủ tự do cũng có thủ đoạn ve vãn lấy lòng cử tri nhưng họ không thể độc tài được vì là đa đảng. Đảng nào dù ít dù nhiều cũng có đại diện cho quyền lợi cuả mình trong nghị viện. Hơn một thế kỷ nay, như chúng ta đã biết có một chế độ độ kỳ quái lố bịch nhất trong lịch sử loài người đó là chế độ cộng sản. Cộng sản đồng nghiã với mỵ dân, lưà đảo và tội phạm. Sức sống dai dẳng cuả nó còn ở Trung Cộng, Bắc Triều Tiên và Việt Nam là bới thủ đoạn mỵ dân lưà đảo rất tinh vi. Những Đảng này rất hiểu tâm sinh lý cuả đám dân nghèo hàng triệu người. Nịnh dân lưà dân bóp dân là thói quen cuả đảng, cho dân ăn bánh vẽ, lưà dân phổng mũi lên cao bằng bằng khen, giấy khen và các danh hiệu rởm như: Tổ trưởng, nhóm trưởng, đảng viên, liệt sĩ có công, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, văn thi sĩ nhân dân….

Ngu dân là kế sách tinh vi siêu đẳng cuả đảng. Trong giáo dục thì nhồi sọ, học tủ, học vẹt, chế độ cưỡng chế bằng cấp ngoài khả năng thực tế. Khống chế bộ đại học, soạn thảo giáo trình chữ nghiã tối tăm mục đích để thế hệ tương lại hiểu sai, hiểu nhầm ngu tối đi. Càng ngu càng dễ nắm,càng dễ sai khiến, càng dễ bóp cò dân lưà dân vào bẫy cuả cái gọi là vinh quang nở mặt nở mày. Một người dốt đặc cán mai, không viết nổi một bài văn trọn vẹn nhưng cũng mấy cái bằng đại học.

Là người yêu thích văn thơ, vậy tôi chỉ muốn tâm sự với các bạn nhiều về nghệ thuật văn chương dưới chế độ cộng sản. Nói thẳng ra tôi không muốn đọc thơ cuả các thi sĩ cộng sản. Thơ do họ viết sau năm 1954 ở miền bắc và 1975 ở miền nam. Vì tôi sợ mình bị rối trí, bị ngu đi về những bài thơ tắc tỵ, chữ mẹ chửicha chữ kia. Tôi chỉ đọcqua vài câu đầu là biết họ muốn thơm thối cái gì rồi. Đời ngươì thì quá ngắn ngủi. Còn thơ Ông Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đỗ Phủ,Lý Bạch nào mình đã đọc hết đâu mà thưà thời gian đọc mấy thứ rẻ rách cuả cái gọi là hiện thực xã hội chủ nghiã. Nó đang cầu mong mình ngu đi ;thì mình lại chui đầu vào cái thòng lòng nó đã dương sẵn ra để bẫy mình. Đó là tâm sự cuả riêng tôi, chứ quyền tự do cuả mọi ngươì ai cản được. Thơ tôi làm ra bình thường thôi, nhưng nó là tấm lòng cuả tôi. Ai thông cảm với tôi, hiểu nỗi lòng tôi thì vào đọc. Ai không thích thì xin bước xéo đi . Còn cái chuyện đá chéo giò để miả nhau để làm cho tôi phải bận tậm thì được cái nước mẹ gì. Bởi vì khen chê đối với tôi chả có ý nghiã gì. Tôi chỉ muốn viết muốn sống sao cho xứng đáng là một người tử tế có ích và không làm hại ai, không a dua nịnh bợ theo đuôi ai. Tôi là một người ngoại quốc trên danh nghiã giấy tờ biết nói tiếng Việt Nam và vào quán thơ tiếng Việt thơ phú với các bạn thơ . Tôi không chống đối cá nhân người nào?Thấy ai hay thì làm thơ khen hay, thấy ai dở thì làm thơ chê dở, cứ thẳng ruột ngưạ ra mà viết. Tôi không thể giúp đồng bào Việt Nam chống cộng sản đâu. Tôi có tài cán quái gì? Ốc không mang nổi mình ốc thì còn giúp được ai. Chỉ biết làm thơ kể lể tâm sự với đời thôi.Tôi viết như vậy không phải các vua chuá đều xấu cả, cũng có minh quân, minh chuá, nhưng phần lớn chỉ đáng ca ngợi khi họ dựng cờ khởi nghiã sau đều đổ đốn cả, hiếm có vị vua như bà Trưng hay thái thượng hoàng nhà Trần cắt tóc đi tu. Cái điều tôi muốn nói tóm lại chỉ mong có tự do dân chủ đa đảng là một xã hội tương đối hoàn mỹ cuả loài người.


Năm Mới Bàn Về Xã Hội Và Đồng Tiền

Sở dĩ tôi muốn viết bài này tâm sự với các bạn vì có lý do riêng. Tôi có đưa lên mạng bài thơ „Già Néo Đứt Dây“. Bài thơ này không hiểu tôi làm từ khi nào, để mốc meo mãi trong máy tính. Nay đọc lại tôi thấy muốn sưả lại chữ „ Mỏ“ và thay chữ „ Mào“ vào vì lý do niêm luật. Ngoài ra còn vì ý nghiã cuả bài thơ, làm tôi lại phải bận tâm suy nghĩ. Xã hội, xã hội chủ nghiã thực ra là một xã hội quái đản đã tồn tại từ già nưả thế kỷ nay ở Việt Nam. Cuả cải vật chất theo nguyên tắc phân phối làm theo năng lực hưởng theo lao động. Lên đến xã hội cộng sản xa xôi thì theo nguyên tắc phân phối làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

Cái bong bóng nước mà Mác đã vẽ ra là có thực. Chỉ cốt để dử những con cá cuồng tín tham ăn ngu muội, đớp mãi mà không thấy no. Bụng chỉ thấy chưá toàn hơi. Bong bóng mà chỉ là một sắc tướng trống rỗng, chỉ để mơ mộng thôi. Cái đó đưá trẻ con lên ba cũng biết. Nhưng khối thằng bạc đầu rồi vẫn cứ mê muội nó. Miên man mãi với tư duy trìu tượng cuả chàng Chí Phèo hiện đại. Chí cậy có tí chữ sẵn sàng bỏ cả vợ con, cha mẹ, anh em để đâm chém sát hại nhau vì nó đấy thôi. Ngu mà lại. Tóm lại già nưả thế kỷ bong bóng vẫn không hoá ra thành vàng, thành tiền như Mác đã phân tích trong triết học.Mãi mãi nó chỉ là con số không dài dài mà hàng triệu người phải thiệt mạng vì nó ở cả hai miền Nam Bắc và cuối cùng phải bỏ nước ra đi.

Chắc các bạn đã được nếm trải nhiều rồi và hiểu nó rõ hơn tôi. Tôi đã sống lâu và quen với một xã hội phương tây. Theo mô hình. Sozial und Rechtstaat theo nguyên tắc phân phối:“ Leben auf Leben. Nói đơn giản là một nhà nước đảm bảo cho con người quyền sống cơ bản, có mái nhà che thân, muà đông có lò sưởi ấm và không bị chết đói.Cuộc sống dưạ theo cuộc sống. Ví dụ giống như câu truyện hồi nhỏ khi tôi mới 5 hoặc 6 tuổi. Tôi có theo bà nội tôi ra vườn hái na.Tôi thấy trên cây na có cành trầm gửi, tôi thấy lạ và hỏi bà tôi: Bà ơi hoa gì nó lại nở trên cây na thơm ngào ngạt thế, mà lá cuả nó chẳng giống lá na tí nào cả? Bà tôi mới bảo: Nó là hoa trầm gửi. Tôi mới hỏi: Thế cây trầm gửi nó sống lên trên cây na, cây trầm gửi có bóc lột cây na không hở bà? Vì thời gian này tôi hay nghe lõm bõm người lớn hay nói chuyện với những danh từ lạ tai như: Bóc lột, điạ chủ, cường hào, ác bá, giảm tô, cải cách ….Bà tôi phì cười khi nghe tôi hỏi như vậy: Bố anh lắm, chỉ được cái giỏi lý luận. Cây trầm gửi nào bóc lột cây na? Nó sống nhờ trên thân cây na là lẽ tự nhiên cuả muôn loài thụ tạo. Trời đất tự nhiên đã sinh ra như thế rồi.Cây trầm gửi sống trên cây na, nhờ vả cây na, cây na sống được thì cây trầm gửi cũng sống theo. Nhưng nó lại cho hoa thơm ngào ngạt, trong khi cây na lại không có khả năng làm việc đó. Ra vườn ăn quả na và ngửi hương thơm cuả hoa trầm gửi là cái thú vui cuả cuộc đời đấy cháu ạ. Bà tôi không ngờ lại là một nhà tư tưởng lớn trong đời tôi. Lối giải thích cuả bà rất phù hợp với nguyên tắc phân phối cuả xã hội các nước tư bản phương tây:“ LEBEN AUF LEBEN“. Tôi hiện nay tạm thời nghỉ ở nhà dưỡng lão tuy chưa đến tuổi về hưu. Vì ông chủ đã 70 tuối rồi, ông bàn giao hãng cho người khác và vui vẻ đền bù cho tôi một khoản tiền nhỏ, ngoài ra tôi lại được hưởng 67 % lương thất nhiệp. Còn 33% thiếu hụt thì nhà nước lại theo nguyên tắc Sozial und Rechtstaat, leben auf leben. Tôi lại làm đơn xin trợ cấp thêm. Hoá ra chỉ ở nhà mà mình vẫn đủ tiền tiêu như ngày xưa như khi đi làm, thì tội chó gì mà chả ở nhà dưỡng lão cho khoẻ người. Một hoặc hai năm sau tìm việc khác. Không nghỉ thì cái tiền bảo hiểm thất nhiệp mình trả mãi cũng phí đi. Mình chả đóng mãi hàng tháng đấy sao,mình đã 57 tuổi rồi chứ trẻ trung gì? Thôi xin dừng bút ở đây, tâm sự lai rai mãi các bạn nghe cũng chán. Xin lỗi vì bài thơ : Già Néo Đứt Dây. Khổ thế đấy, Việt Nam vẫn còn tệ nạn thách cưới cao. Cưới một cô vợ mà phải bạc mặt ra.Sau phải è lưng ra làm trả nợ . Chỉ vì cái sĩ diện hão mà khổ cái đời. Không cưới cô này thì cô khác, cần quái gì, không lẽ đường đường là một đấng nam nhi mà chiụ ế vợ sao?

Già Néo Đứt Dây

Tí nữa em là vợ cuả anh
Mẹ em già néo đứt dây tình
Vì con lợn béo gà mào đỏ
Nưả tạ xôi vò nếp đậu xanh
Anh dể lăng xăng sang thám báo
Họ hàng rục rịch rước tên danh
Mẹ anh hốt hoảng lên cơn sốt
Nguyệt lão xe nhầm sợi chỉ manh

Nguyệt lão xe nhầm sợi mỏng manh
Tuổi vàng thân ngọc giá lên nhanh
Cò gày lặn lội bên bờ nước
Bò đói tìm ăn bãi cỏ xanh
Hối hả anh em cùng họ mạc
Vội vàng dâu rể cái hư danh
Giật mình nghĩ lại sao mà sợ
Bỏ chạy em yêu đứng một mình

Lu Hà


Tấn Trò Đời Cuả Văn Chương - Bệnh Lẩm Cẩm Cuả Mác

Nưả loài người chúng ta đã trải qua hơn một thế kỷ dài đằng đẵng trong mơ mộng hão huyền. Chúng ta được ngã triết gia già Các Mác mớm hơi thổi ngạt. Lão thày già ma giáo thất nhiệp khố rách áo ôm đã rút hồn nưả loài người khốn khổ chúng ta.. Được thêm anh chàng I Van hói đầu rụng lông, rụng tóc vì bệnh tiêm la bỏ buà mê, mà làm nên cách mạng tháng mười ở nước Nga. Nưả loài người chúng ta đã vội vã bốc đồng hân hoan hò reo khi bị trúng buà mê, bả độc. Rồi lại cam tâm, nhẫn nại ,lầm lũi, sẵn sàng lià bỏ cha mẹ ông bà, lià bỏ vợ con chú bác, anh em họ mạc, chòm xóm, quê hương để đi theo mấy tay anh chị đồ tể trong giới vô sản làm cách mạng. Hành hương trên bước đường đầy máu và nước mắt, mong mau chóng đến đến thiên đường cuả mộng ảo suy vong. Được tính bằng 5 bước lịch sử cóc nhảy cuả Mác. Chúng ta giống như những đưá trẻ con ngô nghê, ấu trí được nuôi bằng dòng sưã độc hại cuả loài quỷ cái vô thần.Cũng may mà có thiên chuá toàn năng đã tạo ra một thế giới tư bản tự do. Tuy rằng chưa phải là hoàn hảo, vẫn còn có những bất công,thiếu bình đẳng giưã con người với con người.Vẫn còn có kẻ giàu người nghèo, vẫn còn người ngu kẻ dại, vẫn còn có thiên tài và hạ lưu. Nhưng đó là sự thật cuả tạo hoá, cuả lẽ tự nhiên. . Nhờ đó loài người chúng ta vẫn tồn tại, sống xót sau nhiều thập bi thương mà chưa bị huỷ diệt hoàn toàn bởi bàn tay cuả lũ quỷ vô thần. Hoa thơm và cỏ dại vẫn còn có thể chen chúc chung sống hoà bình là một điều may mắn cho hành tinh. Tự nhiên vốn dĩ là như vậy thì có gì là lạ đâu các bạn nhỉ.

Người giàu do khối óc thông minh cuả mình, bằng bàn tay lao động và tài năng sáng tạo chính đáng cuả mình thì có phải là tội lỗi đâu?. Sao ta lại có thể ghen tỵ nghe theo lão Mác già để vu khống họ là kẻ bóc lột mà muốn giết hết đi tất cả? Giàu và nghèo hay sự bất bình đẳng chênh lệch như hoa thơm và cỏ daị là lẽ cuả tự nhiên. Nhưng Mác đã ngoan cố tối dạ viết lách lếu láo suy tưởng linh tinh để dẫn dắt cả nưả loài người trở thành đần độn, man dại, trở về với bản năng thú tính nguyên thuỷ hoang dại cuả loài vật. Mác đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt trong xã hội loài người bằng con đưòng đấu tranh giai cấp đẫm máu. Nếu là hoa thì là hoa hết, nếu là cỏ dại thì là cỏ dại hết. Các bạn thử nghĩ lại có phải Mác bị mắc bệnh tâm thần hay không? Mác thổi bùng lên thành ngọn lưả đấu tranh hận thù vô lý với một hệ thống tư duy triết học cóp nhặt, ăn cắp, méo mó vá víu tạm bợ nhưng cũng đủ sức thuyết phục tầng lớp dân đen thất học, những trí thức nưả muà, bọn lưu manh vô sản hoá.

Ngọn lưả chiến tranh ý thức hệ, nồi da nấu thịt, nội chiến sát phạt lẫn nhau chẳng phải là những tấn trò đời hay sao?. Những vai tuồng đẩm máu muốn tiêu diệt hết tất cả những giống người có trí tuệ tài năng, biết tổ chức sản suất và biết cách làm giàu. Rồi lại muốn tiêu diệt tất cả những đám dân đen bất bình muốn chống lại họ. Ví dụ đơn giản như ở Việt Nam,mấy thập kỷ qua đã đâm chém nhau chỉ vì những lý do rất đơn giản. Ông hàng xóm có con trâu kéo cày và nhiều cái nồi nấu cơm hơn ta mà bị quy là điạ chủ mang ra sử bắn thẳng tay để lấy thành tích báo cáo lên trên cho đủ chỉ tiêu kế hoạch. Giết người vô tội như vậy có phải là một trò hề một tấn trò đời man rợ hay không?

Trong văn chương nghệ thuật thì lại càng khát máu điên dại vô cùng. Đảng chủ chương xoá bỏ tất cả những văn thi sĩ tài năng ưu tú. Những áng văn chương đài các tinh hoa cuả dân tộc bằng con đường chuyên chính vô sản hoá. Hát bài đồng ca, đồng chí, nắm tay nhau cùng nhau tiến bước. Những người có năng khiếu bẩm sinh về văn chương nghệ thuật phải bị thủ tiêu, hoặc bắt phải ngừng sáng tác,hoặc thu thẻ văn sĩ . Nếu họ không biết nhìn trước nhìn sau sợ đảng. Nếu không biết khiêm tốn tự kìm hãm mình lại để chờ đám dân ngu cu đen đang ì ạch trên con đuờng tiến làm văn thi sĩ. Cái mộng làm văn thi sĩ cuả số đông đám dân chúng nghèo hèn, muốn được nở mặt nở mày, muốn đưọc hiển hách trên văn đàn vô tình ăn khớp với chủ chương vô sản hoá, chủ chương bần cùng hoá, ngu dân hoá cuả đảng. Chúng mày muốn nở mặt nở mày, muốn nhao nhao lên đòi làm văn thi sĩ cả, muốn bình đẳng ai cũng như ai về tài năng thì đảng chúng ông sẽ cho chúng mày toại nguyện. Nhưng với điều kiện phải tham gia vào lò lưả đấu tranh giai cấp, phải tiêu diệt hết những thằng điạ chủ giàu có vốn liếng tinh thần, giàu trí tưởng. Chúng nó cũng là loài điạ chủ thối tha, tuy chúng không phải là điạ chủ về ruộng đất, tài sản giàu có gì thì cũng là loài điạ chủ tinh thần. Phải giết hết chúng nó đi thì may ra thi ca cuả chúng mày mới nổi lên được, mới đổi đời được. Còn chúng nó còn văn chương thi phú chống lại đảng, chống lại ông nhân dân vô danh, chống lại chính sách ngu dân cuả đảng. Chúng nó là hòn đá tảng đáng ghét, đáng căm thù cuả quần chúng nhân dân lao động đang khát khao, ào ào như thác lũ vưà mới thoát nạn mù chữ tiến lên đòi làm văn thi sĩ.

Để thoả mãn cho cái mộng làm văn thi sĩ cuả đám đông nghèo nàn lạc hậu . Đảng chủ chương con đường nghệ thuật vị nhân sinh, tóm lại nghệ thuật kiểu gì cũng không bằng phục vụ cho anh nông dân vưà cày xong thưả ruộng đọc thơ mà ngây ngất lên ngay. Cho chị lao công vưà mới quét rác trên đường, đọc thơ xong mà muốn vén váy lên ngay nhảy muá. Thơ không phải cho bọn trí thức tiểu tư sản, cho mấy ông Thày Chuà đọc, cho mấy cha Cố Đạo trong nhà thờ .Thơ là để cho quảng đại quần chúng nhân dân hưởng thụ nhờ đó mà họ hăng say sản xuất, sẵn sàng hy sinh coi thân mạng mình chỉ là rác rưởi miễn là biết cống hiến cho Đảng thì thơ văn này mới có giá trị. Tất nhiên Đảng cũng phải chọn vài anh cai cóc làm ngọn cờ đầu dẫn đường chèo lái con thuyền trí tuệ vinh quang cuả quần chúng chứ. Đỉnh cao là các thiên tài lỗi lạc, trí tuệ bác học, hàn lâm như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Phạm tiến Duật chẳng hạn. Họ là thần tượng là niềm vinh quang trong chính sách ngu dân cuả đảng.
Theo Đảng thì họ đáng được ghi tên trong văn miếu để ngàn năm con cháu học tập tôn thờ.

Khai bút mừng xuân như vậy là đủ rồi. Xin có bài thơ tết kính các cụ ở hải ngoại :


Hoa Mai Xứ Lạnh
tặng Anh Trần trung Đạo

Nhớ hẹn xuân về ra đón hoa
Năm nay tựa cửa ngóng từ xa
Lang thang mây lạ chiều cô quạnh
Hồn lạc phương xa ở chốn nào?

Hà nội giờ đây cơn gió mưa
Còn đâu diễm lệ buổi xa đưa
Ngọc Sơn hắc ám mờ sương khói
Gợn sóng mặt hồ xa nhớ xưa…

Tuổi đã cao rồi vẫn mộng mơ
Tuy rằng sức khoẻ kém hơn xưa
Còn đâu hoa trái thời thơ ấu
Năm tháng xa vời bao cánh hoa…

Bàng bạc chiều nay nhớ cố hương
Bỗng ai nhắc lại đoá hoa thương
Lơ thơ bông tuyết hồn cô lẻ
Tâm sự bâng khuâng lệ ưá dòng

Đất khách quê người mấy chục năm
Dật dờ thứ lữ xót thương thân
Mỗi năm mỗi tuổi già thêm nưã
Lực bất tòng tâm mỗi gió xuân…

Đất Mỹ trời Âu cũng thế thôi
Xa quê biền biệt xót thương đời
Cây mai sinh phải thời tao loạn
Chiu chắt tình ai ở xứ người

Cũng chỉ mong rằng nở cánh hoa
Giưã muà giá lạnh gió Tây Âu
Gửi thân Việt quốc lòng Bắc Mỹ
Thầm gọi hồn nhau với nước nhà

Mỗi độ xuân về thương cánh hoa
Mong ngày trời nắng tối không mưa
Nâng niu ngóng đợi xanh chồi lá
Bao kẻ xa hương lệ ưá nhoà

Ai bảo rằng mai rụng cuối đời
Thân cây còn gửi góc trời Tây
Việt Nam xa cách ngàn muôn dạm
Ai hiểu lòng ai vớî tháng ngày…?

Ai bảo rằng mai đã uá tàn
Mỗi năm mỗi tuổi gió đưa xuân
Đêm nay khô héo tàn hương lạnh
Mai sớm chờ ai nảy nhánh non?

Biểu tượng muà xuân những cánh hoa
Lòng người dân Việt ở phương xa
Trùng dương vẫn hướng về quê mẹ
Chăm sóc chậu hoa nỗi nhớ nhà

Biết đến bao giờ toại ước mơ
Đàn con xứ lạ ở phương xa
Về nơi tiên tổ hằng mong nhớ
Chẳng sợ đêm đông sợ tuyết muà…

Xuân 2009 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét