Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Nietzsche Kẻ Nổi Loạn Tâm Thần

 

Bàn luận với học giả Paul Nguyễn Hoàng Đức

 

Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Nietzsche kêu la: “Ta không muốn bình đẳng với bọn phàm dân. Này những người cao thượng , các bạn phải tránh xa những công viên”. (Ainsi parlait Zarathoustra, P.405)(38)“

 

Lu Hà:

Theo tôi anh chàng Nietzsche có triệu chứng bệnh lý rối lạn tâm thần. Thế nào phàm dân, thế nào là thánh thần? Cách hiểu của anh ta rất mập mờ. Theo tôi có các vị thần linh ở thế giới vô hình, mà mắt người phàm trần không thể nhìn thấy được, đôi khi các vị đó cũng hiện sinh, cũng xuất hiện trước mắt chúng ta như Chúa Giê Xu, như Mẹ Maria hay Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Các vị thánh ngoài thế giới vô hình ra, với trí tuệ siêu phàm, tài năng lỗi lạc tuy rằng nguồn gốc sinh ra cũng là phàm trần cũng phải trải qua các giai đoạn sinh lão bệnh tử. Các vị đó có thể cũng được phong thánh như ngài Trần Hưng Đạo. Nếu đã là con người trần gian thì khi chết đi ai cũng bình đẳng từ vua chúa tới thứ dân, ăn mày ăn xin tức là thịt xương ai cũng thối rữa ra là sự bình đẳng tuyệt đối. Không ai tránh khỏi sự bình đẳng này.

 

Còn Nietzsche là anh nào? Anh ấy không phải là thánh thần, nếu anh ấy chết đi cũng phải được mang chôn hay hỏa táng, nếu phơi xác ra cũng bị thối rữa không ai ngửi được. Tiêu chuẩn để lam một thường dân hạng bét cũng chưa đạt, không vợ con, đàn ông mà lúc nào cũng ru rú xó nhà núp dưới nách mẹ, ăn bám chị gái. Suốt ngày chỉ cãi cọ chuyện củ hành củ tỏi với hai người đàn bà, nghề nghiệp cũng không dù cho là móc cống đổ rác bưng bô phân nước tiểu cho giới quý tộc. Qủa thực anh ấy cũng có một thời gian ngắn làm chân phụ giảng về môn ngữ văn cổ điển cho một trường đại học ở thành phố Basel một vài năm thì bị sa thải do bệnh tật và trình độ quá kém. Đúng ra Nietzsche phải kêu lên: Tại sao ta không được sống bình đẳng với mọi người, quyền công dân, quyền làm người, quyền quốc tịch ta cũng không có, mọi người khinh bỉ coi thường ta như một thứ mọi rợ, rơm rác.

 

Sự thật Nietzsche không được bình đẳng với phàm dân cả nghĩa đen lẫn nghĩa phóng, thể xác và tinh thần anh ấy đều kém phàm dân. Thật là tức cười khi Nietzche nói:

Này những người cao thượng , các bạn phải tránh xa những công viên“

Tiếc rằng tôi sinh sau đẻ muộn. Nếu là người cùng thời tôi sẽ gửi cho ông Nietzsche mấy câu ca dao Việt Nam để mà tự suy ngẫm xuy xét về mình.

"Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ lại bảo rằng cả họ mày thơm".

 

 

"Con chó chê khỉ lắm lông,

Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài

Lươn ngắn lại chê trạch dài;

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm"

 

Bản thân Nietzsche có phải là một con người tài ba lỗi lạc, kinh bang tế thế ích quốc lợi dân, cao thượng, giàu lòng trắc ẩn, vị tha và biết thương người đâu.  Anh ấy chỉ là một ngã  ăn tục nói phét, tiểu nhân bần tiện, khố rách áo ôm, ốc không mang nổi mình ốc mà muốn kim thiền thoát xác, hồn Trương Ba da hàng thịt. Nietzsche là một kẻ vô thần trần trụi, đề cao hình dạng bên ngoài vẻ đẹp thân xác, cái hung hăng đồ tể của anh hàng thit mà không thấy hết vẻ đẹp tinh thần cao quý của Trương Ba có trong anh hàng thịt. Vợ Trương Ba vẫn chung sống hạnh phúc với anh hàng thịt, khi nàng biết người đó chính là người có đầy đủ những thuộc tính nội tâm, tài ba và tình cảm của người chồng quá cố của mình. Nietzsche làm sao mà hiểu nổi những giá trị tinh thần cao hơn thể xác và vật chất vạn lần. Nietzsche đã lạm dụng chữ cao thượng, hủ bại xỉ nhục, làm ô uế biến chất chữ cao thượng đi.

 

Đã là người cao thượng anh hùng mã thượng sẽ không bao giờ xa rời dân chúng khi thấy họ đau khổ lầm than, như các ông Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Tuy nhiên cũng có những vị quy tiên quy ẩn như Lão Tử, Đào Tiềm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Thượng Lãn Ông vẫn quan tâm đến thế tục và làm thuốc cứu người, dạy học trò hay các vị sư trong chùa để tu tâm dưỡng tính họ mấy thực sự là cao thượng, có vị dựng lều tranh ở trong rừng trúc mà biết được thiên hạ chia ba và tiên đoán được chuyện hàng trăm năm sau như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những người này luôn tránh nơi chợ búa ồn ào, không có nghĩa ngoảnh mặt, khinh miệt xa lánh phàm dân. Bản thân Nietzsche là người không có quốc tịch, không hơn gì người Di gan, du mục, hát rong ở châu Âu, bị gọi là Gypsy có nghĩa là vô học và lừa đảo, trộm cắp.

 

Tại sao cao thượng phải tránh xa công viên? Công viên là nơi thư dãn nghỉ ngơi tập thể dụng điều hòa thể trạng dưỡng sinh rất tốt cho những người cao tuổi hay cho các nhà văn, các nhà khoa học, các triết gia hoạt động trí óc nhiều. Công viên chỉ có ở những thành phố lớn, còn ở những vùng nhà quê, nghèo đói hẻo lánh nhà nước chính quyền không chi tiền xây dựng, thời Nietzsche có lẽ là nơi có nhiều gái mại dâm hành nghề ở công viên, anh ấy có lối sống buông thả, vô chính phủ, không biết tiết chế bản thân nên anh ấy bị bệnh lậu, giang mai hay tiêm la gì đấy nên anh ấy căm thù công viên, anh ấy tự nhận mình cao thượng và kêu gọi những kẻ tiểu nhân, hèn mọn, bần tiện dốt nát như anh ấy nhưng lại cao ngạo tự phong mình, lên dán cái nhãn hiệu cao thượng vào trán, hô hoán cần phải tránh xa cái công viên ra. Tại sao chỉ công viên không phải nơi hội họp chợ búa, rạp hát mít tinh, biểu tình cũng là nơi tụ điểm đông người? Nói năng như anh chàng Chí Phèo ở làng Vũ Đại, một nhân vật điên điên khùng khùng của nhà văn Nam Cao.

 

Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Sau khi tránh xa công viên - nơi đám đông tụ bạ, người hùng phải xây nên mình trong cô đơn“. Người quân tử phải nắm chặt bốn chân đức: Can đảm, nhìn sâu, thiện cảm, và cô đơn. Ta coi cô đơn là một nhân đức đưa ta tới chỗ cao thượng và làm cho ta thấy mình cần cao khiết. Tất cả những thông cảm với quần chúng đều có thể làm chúng ta trở nên tầm thường như quần chúng”. (par de là le Bien et le Mal, aph, 284)(39)“

 

 

Lu Hà:

Bản thân anh thời trai trẻ đã bị bệnh giang mai, cái bìu cái chày giã cua nó sưng tấy lên, đi đâu cũng phải dùng tay móc bộ hạ nên anh ấy xấu hổ ngượng ngập, vi trùng giang mai nó tấn công não bộ giống như ông Lê Nin, nên anh ấy ngại tiếp xúc thích sống cô độc. Nhưng tôi cũng cần nói ra, cá biệt cũng có những văn sĩ triết gia có xu hướng thích một mình để tư duy, tránh tiếp xúc ngoại giao, xã giao để tiết kiệm năng lượng, tránh mệt mỏi tốn thời gian vô ích cũng là một phương cách thông minh, khôn ngoan đấy. Giao tiếp nhiều phải bận rộn lo toan làm sao cho đẹp lòng người này,vừa lòng người khác làm cho đầu óc mình tản mạn xao nhãng giảm bớt tốc độ suy tư sáng tạo của mình đi. Nhưng khi cần phải diễn thuyết vận đông tranh cử như ông tổng thống Trump vậy, thì ta cần tiếp xúc với đám điing càng nhiều là tốt. Vậy ông Trump là người cao thượng hay tiểu nhân? Cao thượng nghĩa là phải né tránh đám đông quần chúng như Nietzsche là một kiểu cao thượng rỏm, cao thượng dở hơi, không bằng bần tiện.

 

Nietzsche nói về người quân tử là: Can đảm, nhìn sâu, thiện cảm, và cô đơn rất chung chung mơ hồ sáo ngữ. Theo tôi 4 tiêu chí về một người quân tử kiểu Nietzsche là ngô nghê tối nghĩa hời hợt mâu thuẫn thiếu logic. Theo tôi cũng 4 tiêu chí ấy nên rõ ràng hơn là phải can đảm khi hành động, nhìn sâu vào bản chất, tránh nhầm lẫn bởi hiện tượng, thiện cảm với tài năng và tập sống cô đơn khi tư duy, không hề lệ thuộc vào ai về quan niệm, tự mình phải độc lập có chính kiến riêng. Tôn trọng ý kiến người khác, không ép buộc cưỡng bức ai phải như mình. Thế nào là người quân tử thực sự? Theo tôi cũng phải theo 5 tiêu chí á đông nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong đó chữ nhân làm gốc, mặc dù tôi không thích Khổng nho, nhưng tôi thấy 5 tiêu chí này cũng rất căn bản. Ngoài ra người quân tử phải có 9 đức tính và 8 nấc thang hành đông. Nói ra và phân tích thì rất dài dòng về 9 đức tính và 8 nấc thang phương hướng hành động, tôi xin miễn bàn nhiều. Với 4 tiêu chí của Nietzche lấy cô đơn làm căn bản, hoàn toàn khác với tôi lấy chữ nhân làm căn bản. Chữ nhân là cơ sở của hiện sinh, còn cô đơn không hề hiện sinh là con ốc chui vào vỏ cứng, con rùa rúc đầu là bản chất tiêu cực của kẻ ươn hèn bạc nhược, nhút nhát không dám đương đầu với sóng gió mưa bão cát bụi, với xã hội loài người thì lấy đâu mà có ý chí hùng cường?

 

Sự cô đơn đâu phải làm cho mình cao thương thanh khiết, cô đơn có khi còn là một triệu chứng của một căn bệnh tự kỷ ám thị. Nietzsche cổ xúy cho cái bất hạnh của kẻ bị xã hội ruồng bỏ thành thứ cặn bã dưới đáy dơ dáy nhơ nhớp không còn khả năng lao động sáng tạo, cô đơn như kiểu anh chàng Chí Phèo, anh chàng Nietzsche là một kiểu cô đơn khốn nạn tồi tệ.

 

Người quân tử anh hùng can đảm trượng phu còn là người ra đường thấy chuyện thị phi bất bình phải biết giơ đao ra tương trợ như ông Lỗ Trí Thâm chỉ một quả đấm chết tươi thằng Trấn Quan Tây đồ tể bán thịt ức hiếp hai cha con ông lão dù chỉ là giận quá nhỡ tay đánh chết nó, hay ông Dương Chí chém chết thằng Ngưu Nhị cầm đầu một băng đảng xã hội đen cấu kết với quan lại nhũng nhiễu trừ hại cho dân lành. Quân tử cao thượng phải biết thông cảm với nỗi đau thương tang tóc của quần chúng nhân dân, đằng này anh lại cổ xúy lối sống ích kỷ mũ ni che tai theo kiểu Nietzsche còn gọi là mackeno nghĩa là mặc kệ nó.

Sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi, dửng dưng với chính trị chính em, miệt mài chăm chỉ làm ăn buôn bán, đèn nhà ai nhà ấy rạng.

 

Bản thân anh không biết thương người, có tấm lòng trắc ẩn khinh người như cỏ rác thì xã hội người ta cũng coi anh ấy như cục phân. Nói ngu như Nietzsche mà cũng cố gân cổ lên nói cho lấy được:“ Tất cả những thông cảm với quần chúng đều có thể làm chúng ta trở nên tầm thường như quần chúng”. Quần chúng vốn dĩ là những người dân bình thường lao động cần cù để đóng thuế cho nhà nước, nuôi cả xã hội là những con người vĩ đại chứ không phải tầm thường, còn cứ ba hoa phét lác một tấc tới trời, thùng rỗng kêu to, một anh thợ nổ, bán trời không cần văn tự  như Nietzsche mới là kẻ khốn nạn, đáng khinh bỉ, phỉ nhổ dưới mức tầm thường.

 

Nietzsche phải cần đến trường học lại từ lớp mẫu giáo để học dần về nhân cách làm người. Việt Nam ta có những câu ca dao rất hay như để vả vào miệng Nietzsche về cái thói vô giáo dục kiêu căng hợm hĩnh. Tôi thấy ông Tố Hữu một hung thần trong vụ án nhân văn giai phẩm, tôi  không rõ ông ấy vô tình hay hữu ý cũng biết sưu tầm, ghi chép lại có thể chỉ để tuyên truyền cho chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cộng sản? Còn theo tôi những câu ca dao này mang tính chất dân túy cộng đồng, khuyên nhủ con người ta bớt kiêu căng và biết sống hòa đồng mà không hề làm giảm uy tín và tài năng cá nhân:

“Một người đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đám lửa tàn mà thôi“

Hay là:

“ Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn

 

Có câu châm ngôn rất triết lý như:

“Vua là thuyền, dân là nước

Nước nâng thuyền lên, nước cũng làm lật thuyền

 

Nietzsche đừng có già mồm tự sướng với cái chủ nghĩa cô độc. Tôi cũng muốn mọi người nên lưu ý chủ nghĩa cô độc của Nietzsche không phải là chủ nghĩa cá nhân. Cái kiểu thích cô độc, anh hùng rơm, dương dương tự đắc rất dễ được nhà độc tài phát xít như Hitler và tụi sĩ quan Gestapo hay tụi lính áo đen SS tán thưởng, còn chủ nghĩa cá nhân tự do phát triển tiềm năng riêng rất phù hợp với chủ nghĩa tư bản.

 

Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Nietzsche lớn tiếng phỉ báng đám đông nhưng cũng bày tỏ việc thất vọng về việc không có người hùng: “Sự bình quyền này chẳng qua chỉ là một thứ bình đẳng để chống lại tất cả những người hùng và những tâm hồn cao thượng. Người hùng phải hiểu rằng: ngày nay, muốn làm người cao thượng phải dám tự chủ, sống độc đáo, người hùng tự nhủ: ‘Người anh hùng nhất là người dám sống cô độc, tự chủ, ý chí mãnh liệt’. Nhưng tôi xin hỏi: Ngày nay làm gì có hùng cường và cao thượng?” (par de là le Bien et le Mal asp.212)(40)“

 

Lu Hà:

Nietzsche vô cớ phỉ báng đám đông để tự làm cho mình nổi trội, tự kiêu tự đại mình là anh hùng là suy nghĩ của kẻ điên khùng mất lý trí. Người ta khinh bỉ coi thường Nietzsche cho là cuồng dại không thèm chấp, nếu anh ấy chỉ viết lách mà không manh động thì mạng sống Nietzsche vẫn còn, nếu Nietzsche dám châm lửa đốt trại tế bần hay đốt cháy công viên, thì đám đông sẽ nghiền nát Nietzsche ra tương cám. Các anh hùng thực sự có ý chí hùng cường, tạo nên những phóng thể hào quang hiện sính đều có cơ mưu làm đẹp lòng quần chúng, đám đông như Nguyễn Trãi và Lê Lợi sai người bí mật dùng mật ong viết lên lá cây bên bờ suối những câu điềm trời như:

“Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần“

 

Nietzsche thất vọng vì không có người khùng như mình thì đúng hơn. Còn cứ ngô nghê, ngố rừng, đần độn chứi bậy xỉ nhục phỉ báng vòng vo ngụy biện cho cái ý chí cô độc, lười biếng thối thây như Nietzsche thì chỉ là những con giun con dế muôn đời vạn kiếp cũng không thể trở thành, dù chỉ là anh hùng rơm.

 

Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Con người siêu nhân của Nietzsche sẽ đi về đâu? Như Nietzsche thú nhận: “Từ khi Thượng đế chết vũ trụ trở nên một chốn cô đơn không thể nào chịu nổi”. Một thế giới, Thượng Đế đã chết, nghĩa là ánh sáng lý tưởng tối thượng nhất không còn nữa, con người cùng lúc phải vừa là hiện thực vừa là lý tưởng của mình, nói theo cách khác, con người phải vừa là « cái ta đang là” vừa là”cái ta muốn phải là”. Liệu có được chăng? Lê Thành Trị viết: “Siêu nhân của Nietzsche sau khi đã phóng tầm mắt ra bốn phương trời, sau khi đã xét lại toàn bộ cục diện lịch sử, sau khi đã lôi kéo nhân loại khỏi giấc mơ hữu thần, đã muốn rằng trong tình thế ấy, người không còn cách nào khác là con đường tự cứu. Sứ mạng của người hùng Nietzsche không còn là tự dối trong việc tự thần thánh hóa, mà phải tự chiến thắng, mặc dầu là một chiến thắng tuyệt vọng. Với điều kiện ấy, và chỉ với điều kiện ấy, thì Thượng Đế mới có thể chết để nhân loại không chết theo: “Nếu ta không biến cái chết của Thượng Đế thành một đại từ bỏ mình và một chiến thắng muôn đời chính chúng ta, thì chúng ta sẽ phải trả giá cho cái chết đó” (si nous ne faisons de la mort de Bien un grand renocement et me perpétuelle victoire sur nous - mêm nons aurons à payer pour cette perte. - La volonté de puissance t II, đoạn 424)(41)“

 

Lu Hà:

Thượng đế chết là chết trong lòng, trong tâm khảm của Nietzsche. Cái vũ trụ cô đơn buồn tẻ chán đời là của riêng Nietzsche tự cảm thấy mà thôi. Còn riêng tôi, bác Paul, Giáo hoàng và hàng triệu các tín đồ Do thái, Cơ đốc, Công giáo, Hồi giáo, kể cả Phật giáo vân vân và vân vân luôn tin rằng Thượng đế vẫn sống dai dẳng mãnh liệt hiện sinh trong trái tim, tâm khảm của mỗi người, dù ngài có hiện hữu cụ thể ra trước mắt ta hay không hề hiện hữu cũng không quan trọng. Nếu ngài hiện hữu trước mắt ta thì cuộc sống loài người sẽ tẻ nhạt, sẽ không có khoa học nghệ thuật, thơ ca, triết học, thiện ác, chiến tranh và hòa bình, tình yêu và căm thù, sự sống và hủy diệt. Con người sẽ trở thành những con lợn lười biếng, lúc nào cũng kêu eng éc ỉ nại Thượng đế cấp dưỡng đồ ăn cho. Tôi nghĩ khi Thượng đế hiện hữu thanh thiên bạch nhật thì cũng là ngày tận thế, vì loài người trở thành một lũ thừa thãi vô ích. Thà rằng ngài cứ ẩn thân hàng tỉ tỉ năm đừng nên xuất hiện. Vậy loài người hàng tỉ năm vẫn cứ phải đặt một dấu hỏi, có Thượng đế hay không? Mọi quy luật vận hành trong vũ trụ lại chính xác chuẩn mực như vậy, một cái dấu phảy cũng không sai. Tôi thấy ông triết gia Lê Thành Trị viết một đoạn văn rất hay, rất lấy làm tâm đắc:

„Nếu ta không biến cái chết của Thượng Đế thành một đại từ bỏ mình và một chiến thắng muôn đời chính chúng ta, thì chúng ta sẽ phải trả giá cho cái chết đó”

 

5.12.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét