Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 178

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 24

 

“Chùa Linh Diệu chuông vàng khánh bạc

Suối chim ca khúc nhạc thái hòa

Sương mây đạo sĩ nhạt nhòa

Tóc râu trắng xóa đuốc hoa xa gần

 

Lý Tri Niên ân cần giải thích

Động Phong Đình tĩnh mịch giao bôi

Chư tiên yến hội mấy hồi

Canh ba gà gáy đi rồi còn đâu

 

Đêm hôm qua bóng câu vó ngựa

Lúc buổi chiều trước cửa động tiên

Có con hạc trắng xuống liền

Mời đào trường thọ hoàng thiên mơ màng

 

Cả ba người thênh thang dạo gót

Hoa cỏ thơm mật ngọt oanh vàng

Thấy người đồng tử nhẹ nhàng

Áo xanh huyền ảo ngỡ ngàng hương bay

 

Động chủ vẫn mộng say êm ái

Cùng chư tiên Bột Hải Thần Châu

Ngọc Hoàng Thượng Đế gọi chầu

Bao giờ tỉnh dậy vào hầu Tôn Sư

 

Xem cảnh vật Dương Từ Hà Mậu

Càng ngẩn ngơ cẩm tú thiên nhiên

Kỳ hoa thảo mộc thần tiên

Nhân gian khao khát mọi miền quốc gia

 

Nền chùa cao khắc bia tạc chữ

Thếp son vàng sĩ tử văn nhân

Hoành phi câu đối tần ngần

Luật đường tao nhã theo vần đại khoa

 

Lý Thái Bạch tài hoa Đỗ Phủ

Nghìn năm sau thơ phú xôn xao

Giai nhân mạc khách thanh tao

Bàn dân thiên hạ dạt dào cảnh tiên“

 

Lý Thái Bạch người đời thường gọi là Lý Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ. Suốt cuộc đời của mình, ông được coi là một thiên tài về thơ ca, mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm thi tiên hay thi hiệp . Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân.

 

Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách uống rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng.

 

Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Trường Canh, vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Lý Bạch suốt thời thơ ấu được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ

 

Theo giáo lý đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Lý Bạch là danh xưng trong một kiếp xuống trần của Thái Bạch Kim Tinh, mượn kiếp này của ngài để tôn thờ một quyền năng thiêng liêng cao trọng với danh hiệu Lý đại tiên kiêm giáo tông đại đạo tam kỳ phổ độ nên c ó những câu thơ:

-"Vâng lịnh Ngọc Hoàng nay xuống thế,

Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân"

Hay là:

-"Tinh quân thọ sắc thuở Phong Thần.

Cho đến Đường triều mới biến thân.

Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế,

Trường canh trích tử đến thăm trần."

 

 Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự cho là dòng dõi vua Nghiêu đã sa sút. Mẹ Đỗ Phủ mất sớm sau khi sinh ông, và được người thím nuôi một thời gian. Anh trai ông cũng mất sớm, riêng có ba em trai và một em gái khác mẹ, thường được nhắc đến trong thơ.

 

Vì là con trai của một học giả, quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền giáo dục truyền thống để lúc trưởng thành có thể ra làm quan nên học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca.

 

Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.

Khi cha của Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.

 Ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Các văn văn sĩ đương thời và hậu bối thường ca ngợi Lý Bạch thuộc trường phái thơ tiên, Đỗ Phủ thơ thánh còn có cả phái thơ quỷ tiêu biểu là Lý Hạ tự Trường Cát hiệu Lũng Tây Trường Cát hay Bàng Mi Thư Khách, là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường.

 

Cùng với Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lý Bạch, Thi Phật Vương Duy, Lý Hạ được mệnh danh là Thi Quỷ mà thiên cơ khéo sắp đặt cho bốn thiên tài Phật Tiên Thánh Quỷ cùng hội tụ trong một thời đại cực thịnh của thi ca Trung Hoa - Đường thi.

 

“Lý Trí Niên đứng bên Đồng Tử

Mời Dương Từ Hà Mậu vào chào

Tôn Sư thức dậy khi nào

Khói trà ngào ngạt hiên đào ngâm thơ

 

Đã bấy lâu bơ vơ đạo hạnh

Mơ mộng hoài ân trạch tìm đâu?

Dần dà mưa móc thấm sâu

Đất lành chim đậu mái đầu bạc phơ

 

Biết bao kẻ nhuốc nhơ phản quốc

Tham miếng ăn nhận giặc làm cha

Đông tây nam bắc gần xa

Ki tô Phật giáo hay là Nho gia?

 

Lũ vô thần trau tria bá đạo

Lập đạo riêng ngơ ngáo phụng thờ

Hội đoàn chân rết mịt mờ

Tôn vinh thủ lãnh hững hờ giang san

 

Cả ba người chứa chan dòng lệ

Lẽ chánh tà kể lể nguồn cơn

Nghe đâu gió thoảng từng cơn

Hồn ma oan trái chập chờn bóng mây

 

Vội chắp tay lạy thầy Đạo Sĩ

Lý Hà Dương tri kỷ tri âm

Khác chi cốt nhục tình thâm

Mỗi người mỗi đạo rì rầm trúc mai!“

 

Như vậy Dương Từ đến núi tiên từ cửa Phật, Hà Mậu từ thánh đường của Chúa Jeus còn Lý Trí Niên là một đạo sĩ thuần thành. Ba người đã kết nghĩa huynh đệ tình cảm thân thiết chẳng khác gì Lưu Bi, Quan Vân Trường và Trương Phi vậy.

 

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 25

 

“Mang hoài bão khứ lai nhân loại

Tình yêu thương bác ái tự do

Bát cơm manh áo khỏi lo

Biển lòng thăm thẳm đo dò nông sâu

 

Một đạo sĩ tóc râu bạc trắng

Da hồng hào trai tráng kém chi

Nội công thâm hậu ai bì

Tinh anh thần thái uy nghi vô cùng

 

Dắt nhau đến ngại ngùng quỳ lạy

Lý trí Niên thày dạy đôi điều

Dương Từ Hà Mậu cùng kêu

Chúng con ngu dại sớm chiều vẩn vơ

 

Lão tiền bối thiên cơ định mệnh

Kẻ mê đồ tấp tểnh đến đây

Gia tô Phật giáo sa lầy

Sa châu giàn dụa giãi bày thở than

 

Hà Mậu dám hỏi han pháp thuật

Đạo Gia tô chật vật bấy lâu

Nắng mưa sấm chớp trên đầu

Năm đời ngoan ngoãn đĩa dầu hư hao

 

Còn Dương Từ lao đao Phật giáo

Vẫn hoài nghi học gạo nam mô

Khói hương bay hết cơ đồ

Vợ con xa cách hư vô hão huyền

 

Chẳng coi trọng bạc tiền vật chất

Giáo hóa khen chân thật lòng người

Thiên đàng mộng ước thảnh thơi

Kề bên Đức Chúa với nơi niết bàn

 

Thôi bỏ quách Hòa Lan Phật giáo

Tất đạt Đa lầm lạc phương tây

Xuất hồn cùng với gió mây

Cùng ta thăm viếng vui vầy đêm nay

 

Chốn thiên đình heo may gió thổi

Xuống thủy cung trảy hội cá tôm

Giao đài nguyệt bạch sao hôm

Ngân Hà tắm mát hạc ôm lưng trần

 

Xác để lại tấm thân trần tục

Phép thần thông trống thúc canh ba

Bình minh xao xác tiếng gà

Hồn người trở lại ngân nga chay đàn

 

Hai ngươi đủ gian nan vất vả

Chẳng quản chi vàng đá phôi pha

Bấy lâu ngán cõi ta bà

Vô thần khiêu khích quỷ ma đuổi dồn

 

Hãy đến trước đài môn chờ đợi

Lý trí Niên cùng với thánh nhân

Sửa sang vị thuốc đan thần

Quang vinh Linh Diệu muôn dân thiên hà “

 

Tại chùa Linh Diệu thuộc trường phái tu tiên, vị đạo trưởng đã khuyên Dương Từ và Hà Mậu bỏ quách đạo Thiên Chúa và Phật Giáo đi để làm đạo sĩ. Trong giây phút yếu lòng Dương Từ và Hà Mậu cũng chấp thuận để được học cách tu luyện trường sinh bất tử, để được ăn hay uống kim đan, hoặc được thôi miên để hồn chu du thiên hạ lên trời xuống âm phủ. Kim đan theo tôi thời đó các đạo sĩ đã biết dùng hóa chất là loại thuốc tăng lực như bây giờ trong các cuộc thi thể thao vẫn bị lạm dụng để lấy thành tích mà thôi. Về lâu về dài rất hại cho sức khỏe.

 

15.3.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét