Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 23
“Hai ông lão bồn chồn tâm dạ
Trực ngôn làm hoa lá xôn xao
Bỗng nhiên hạc trắng xuống chào
Phút đâu đồng tử mâm đào trên tay“
Đồng tử thường là một thiếu niên khoảng chừng 13 đến 15 tuổi.
Thiện Tài đồng tử hay còn gọi là Thiện Tài, là nhân vật
chính trong Phẩm Nhập Pháp Giới trong kinh Hoa Nghiêm, đây là phẩm quan trọng
và dài nhất của kinh này. Thiện Tài đồng tử xuất hiện trong Phật giáo, Đạo giáo
và những câu chuyện dân gian, hầu hết được miêu tả cùng với Long Nữ như là một
tiểu đồng hầu cận của Bồ tát Quán Thế Âm. Thiện Tài và Long Nữ xuất hiện cùng với
Quán Thế Âm hầu cận bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng đế. Thiện Tài đồng tử cũng là
nhân vật Hồng Hài Nhi con trai vợ chồng Ngưu Ma Vương và Bà La Sát trong cuốn
tiểu thuyết cổ điển hư cấu Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
“Bích Phong Đình tới ngay chỗ đó
Ăn đào xong sáng tỏ hào quang
Xe mây kiệu bạc tán vàng
Phướn loan phấp phới rộn ràng nhạc ca
Tây Vương Mẫu Hằng Nga lần lượt
Bầy tiên nga lả lướt xiêm y
Nam Tào Bắc Đẩu cầm kỳ
Thái Chân Ngọc Nữ nâng ly rượu hồng“
Tây Vương Mẫu còn gọi
là Diêu Trì Kim Mẫu là vị nữ thần trong
truyền thuyết Đạo giáo. Ban đầu, Tây Vương Mẫu có diện mạo là một nữ thần già
hung dữ, là một vị nữ thần gây tai vạ ở phía Tây, không khác gì một quái vật. Về
sau, sự nổi lên của Đạo giáo và các truyền thuyết dần biến Tây Vương Mẫu thành
một nữ thần hiền từ, vị thế của bà từ đó trở thành một trong những nữ thần tối
cao và tiêu biểu nhất trong nhiều hệ thống tín ngưỡng Đông Á.
Bà thông thường được hình dung là một bà già hiền lành, sống
ở tại núi Côn Lôn thuộc phía Tây, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống
đào tiên, ăn vào trẻ mãi không gìa.
Hằng Nga còn gọi
Thường Nga. Việt Nam quen gọi Chị Hằng, là một nữ thần Mặt Trăng, có thể xem là
một trong những nữ thần nổi tiếng nhất trong các truyện thần thoại Đông Á. Phần
lớn truyền thuyết đều hình dung nàng có một dung mạo xinh đẹp phi phàm và đều gắn
liền với tình duyên cùng Hậu Nghệ, một vị anh hùng huyền thoại thời cổ, người
được cho là đã bắn rụng 9 mặt trời để giúp dân chúng. Về sau nàng được Tây
Vương Mẫu tặng thuốc trường sinh, song do hiệu lực của thuốc quá lớn khiến nàng
bay lên trời và đến Mặt Trăng, về sau truyền thuyết này được gọi là Hằng Nga
bôn nguyệt. Trong văn hóa Việt Nam, Chị Hằng thường được trẻ em Việt Nam nhắc đến
như một người bạn của chú Cuội, dựa theo cổ tích Cây đa và Chú Cuội rất nổi tiếng,
gắng liền với Tết trung thu.
Nam Tào và Bắc Đẩu hai nhân vật này tôi đã giải thích kỹ sự
tích khi Châu Kỳ đưa Hà Mậu lên non Tùng Lãnh chốn Thạch Bàn gặp đạo sĩ Lý Trí
Nên. Đại để là hai vị thần này được Ngọc hoàng thượng đế phân công giữ sổ sinh
tử của muôn loài chúng sinh tạo vật.
Thái Chân Ngọc Nữ là những đạo sĩ đã chứng quả đạo hạnh.
Dương Quý phi còn gọi là Dương Ngọc Hoàn hay Dương Thái Chân là sủng phi của Đường
Huyền Tông Lý Long Cơ. Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong Tứ đại
mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa , khiến hoa thu
mình lại vì hổ thẹn.
Hận Tình Dương Ngọc Hoàn Và Lý Long Cơ
cảm xúc từ Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị
Võ Hoàng Đế nằm yên linh cữu
Đấng chí tôn nội tử lên ngôi
Long Cợ sầu cảm xa xôi
Nhớ thương Hoàng Hậu nổi trôi bến tình
Cao Lực Sĩ một mình chiêu mộ
Ra công tìm kiều nữ nhân gian
Họ Dương có ả Ngọc Hoàn
Xuân xanh vừa chớm đến tuần cập kê
Dáng lướt thướt bầu thê giáng thế
Hoàng tử phi diễm lệ thu ba
Chiếu truyền đạo sĩ tài hoa
Ba cung sáu viện nhạt nhòa trúc mai
Mạch suối ấm liễu đài băng tuyết
Đỉnh Ly Sơn thắm thiết da ngà
Phẩm tiên đôi trái mâm nga
Trăng vàng sóng sánh mặn mà quý phi
Thưa thánh thượng thầm thì oanh yến
Động bướm hoa hiển hiện thiên thai
Tóc mây lõa xõa mày ngài
Trống canh thủng thẳng trâm cài điểm tô
Chim cúc trái tha hồ ân ái
Buổi thiết triều trễ nải cho qua
Bầu tiêu lai láng thềm hoa
Lửa tình cuồn cuộn xuýt xoa dạt dào
Không có gió lẽ nào hờ hững
Cột buồm vua lừng lững ra khơi
Gối chăn nghiêng ngả đất trời
Rồng mây hừng hực lả lơi sóng trào
Vua sủng ái má đào thục nữ
Bậc mẫu nghi thiên hạ như ai
Họ hàng quyền qúy phát tài
Khiến bao cha mẹ mộng hoài cô nương
Khói hương khấn cầu mong sinh gái
Điệu nghê thường êm ái vũ y
Cung đàn sáo đệm lâm ly
Phong phanh dải lụa kinh kỳ đèn sao
Quân Ngư Dương ào ào vũ bão
An Lộc Sơn máu đỏ chiến bào
Sục sôi lửa lựu đêm nào
Yến oanh dan díu nghẹn ngào giai nhân
Phút tan nát mây Tần gió Sở
Cả Trường An khốn khổ bi ai
Cung Phi thểu não gót hài
Mặt hoa ủ rũ phủ đài tang thương
Cảnh đế đô thê lương hỗn loạn
Đạp lên nhau phách tán hồn kinh
Bao nhiêu giận dữ bất bình
Bất tuân thánh chỉ gia hình qúy phi
Thế là hết lệ chi quả ngọt
Đường Minh Hoàng chua xót đắng cay
Cúi đầu thảm khốc thương thay
Bụi vàng Kiếm Các đọa đày Nga Mi
Bóng chiều nhạt đầm đìa nước mắt
Dải lụa hồng xiết chặt bi ai
Hồn xiêu phách lạc tuyền đài
Hoang sơ Ba Thục u hoài Mã Ngôi
Mô đất nhỏ núi đồi cỏ dại
Tiếng quạ kêu tê tái quân vương
Cành vàng lá ngọc gió sương
Hận cùng giun dế đêm trường mưa rơi
Rồi lên ngựa tả tơi binh tướng
Đất Tây Xuyện cảnh tượng hoang tàn
Tháng ngày trông đợi hồi loan
Lạc Dương trở lại giang san mơ màng
Lý Thái Bạch ôm trăng khóc nguyệt
Điệu thanh bình hủy diệt thanh danh
Nịnh thần kèn cựa tranh dành
Dèm pha Phi Yến thôi đành chịu tang
Non xanh cỏ biếc hàng mây ngói
Vườn Phù Dung nhức nhối dấu yêu
Vị Ương Thái Dịch tiêu điều
Sen khô mai héo mĩ miều còn đâu
Thềm rêu mọc úa sầu cung nữ
Tóc bạc phơ tư lự thẫn thờ
Canh thâu trằn trọc giấc mơ
Màn đêm bao phủ lờ mờ sông Ngân
Quan thái giám tay chân run rẩy
Thái thượng hoàng lẩy bẩy dung nhan
Nỗi niềm tưởng nhớ khóc than
Vua tôi nức nở lệ chan dòng dòng
Trước thềm điện soi đường đom đóm
Sương thu rơi lốm đốm nhành mai
Ý sầu trằn trọc đêm dài
Âm dương cách trở u hoài canh thâu
Mộng chẳng dứt dãi dầu tơ liễu
Bóng người xưa yểu điệu hao gày
Gối loan lạnh lẽo heo may
Châu sa lã chã mặt mày xác xơ
Cầm túi gấm bơ phờ ngắm nghía
Mùi hương thơm hồng tía hồn say
Mả hoang xót lại vật này
Lờ mờ hư ảo đắng cay phũ phàng
Gió xuân hận bóng nàng phảng phất
Áo xiêm y ngây ngất hoa cười
Dao đài Quần Ngọc chơi vơi
Hỏi nơi cung Hán còn người nào hay
Vì thánh thượng có tay thuật sĩ
Đất Lâm Cùng gọi quỷ chiêu hồn
Cưỡi mậy đạp gió sóng cồn
Thiên tào địa phủ bồn chồn tìm đâu
Chợt ngoài cõi thần châu mù mịt
Gác tiên bồng chi chít cỏ hoa
Hiên tây liễu phủ lòa xòa
Màn che trướng phủ thượng tòa Thái Chân
Tiên nữ bẩm đạo nhân hạ giới
Xứ gỉa là khách mới ghé chơi
Bồi hồi thốt chẳng ra lời
Song Thành Tiểu Ngọc cho mời vào ngay
Mặt trông mặt ai hay tình cũ
Cơn sóng lòng chan chứa ngất ngây
Ai ngờ chén ngọc vơi đầy
Phút giây hội ngộ vui vầy là bao
Sương móc đọng ruột bào gan héo
Khóe hạnh trào muôn nẻo đường mây
Hôm nay chàng đã đến đây
Nghê thường khúc nhạc canh chầy xót xa
Đành từ biệt lầu nga gác phượng
Hộp Hoa Điền trân trọng mở ra
Vàng dòng nửa mảnh kim thoa
Ngọc châu còn một nhạt nhòa khói bay
Ôm mặt khóc giãi bày kể lể
Cây liền cành mưa bể gió nguồn
Cánh chim phấp phới hoàng hôn
Ngàn sao chứng dám lệ tuôn đôi hàng !
Lòng sầu hận dở dang ân ái
Bụi Tràng An tê tái thê lương
Tội tình chi hỡi mỵ nương
Hồng nhan bạc mệnh đoạn trường bi ai!
* Dương Ngọc Hoàn tức Dương Qúy Phi, từng làm pháp sư gọi
là Thái Chân
Lý Long Cơ tức vua Đường Huyền Tông hay gọi là Đường Minh
Hoàng
5.12.2014 Lu Hà
“Bạch Thái Quân cưỡi rồng yến ngự
Tôn Ngộ Không thứ tự chư tiên
Ô kìa ngài Lý Tri Niên
Dương Từ Hà Mậu thôi miên chập chờn“
Bạch Thái Quân chính là Thái Thượng Lão Quân lúc sinh thời
cõi phàm trần chính là ngài Lão Tử Lý Nhĩ sau này về trời phái đạo sĩ tu tiên gọi
ông là Thái Thượng Lão Quân. Trong thần thoại Đạo giáo, thì Thái Thượng Lão
Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà
thành, chỉ sau Nguyên Thuỷ Thiên Vương mà thôi. Thái Thượng Lão Quân giáng sinh
vào đời Chu chính là Lão Tử, viết Đạo Đức Kinh, được Đạo giáo tôn là Giáo chủ,
Đạo tổ.
Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ
33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thuỷ
để trường sinh bất tử. Tôn Ngộ Không từng là con khỉ đá bướng bỉnh trong tiểu
thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân tưởng tượng ra là bị nhốt vào lò luyện
kim đan của Thái Thượng Lão Quân sức nóng hàng nghìn độ mà không chết, do nó
quá tinh khôn nhảy lên nấp ở tầng thông gió và lông mày bị cháy xém ra màu
vàng, tạo cho y có đôi mắt lửa con ngươi vàng nhìn thấu được tới nội hình các
loài ma quái giả dạng thành người.
“Gió vi vu từng cơn hối thúc
Tiếng hạc kêu như giục gọi về
Hồn đang ngây ngất hương mê
Giật mình trời sáng bốn bề thinh không
Aó cà sa bềnh bồng tràng hạt
Chuỗi mân côi nắm chặt bàn tay
A men! thánh giá lạy thày
Oai linh Lão Tử ai hay ngỡ ngàng
Hà Mậu vẫn mơ màng tiên cảnh
Đêm hôm qua thần thánh tỏ bầy
Anh tu cũng tiếng làm thầy
Theo tôi nhà Phật bấy chầy hư không
Phép phù thủy cốt đồng biến hóa
Du hồn người mờ lóa thiên nhai
Mấy khi bốn bể trần ai
Yêu ma ngạ quỷ mãi hoài trêu ngươi
Phật chỉ ngồi mỉm cười an lạc
Ngắm bông hoa xào xạc mây bay
Dòng sông tĩnh lặng ai hay
Gương trong tâm Phật mừng thay muôn người
Ta thành Phật các ngươi chưa được
Xóa u minh ô trược thảnh thơi
Đường sang Tây Trúc rạng ngời
Niết bàn chính ở lòng người thế gian
Vác thánh giá Hòa Lan cầu nguyện
Chuông nhà thờ dâng hiến thánh kinh
Bâý lâu tượng đá di hình
Bảy ngày thấy bữa du minh được gì?
Hình cha Tây thầm thì to nhỏ
Đàn con chiên bày tỏ lòng thành
Hương thơm rảy nước long lanh
Bánh mì ban phước mong manh xế chiều
Hà Mậu cười anh nhiều lý lẽ
Chê đạo tôi ra vẻ Phật nhà
Khổ đau trong cõi sa bà
Quen ăn đậu phụ mà ra trễ tràng
Viêm sỏi thận dở dang sư cụ
Nửa đường tu thần trú mãi sao
Gà rừng cất tiếng lao xao
Khuyên đừng tranh cãi mời vào trong hang“
Đoạn thơ trên tôi viết rất dễ hiểu, thiết nghĩ không cần
bình giảng nhiều.
14.3.2020
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét