Nghiệp Chướng Luân Hồi
Cáo ơi da để lại đời
Mồ hoang bia miệng sao người chẳng thôi
Sinh thời nhớp nhúa tanh hôi
Lông đen rơi rụng nổi trôi bọt bèo
Hitler Polpot chó mèo
Cái quan định luận hắt heo gió ngàn
Soi gương mốc mặt việt gian
Bảy đời Tần Cối rữa tàn thịt hôi
Trốn sao nghiệp qủa luân hồi
Ba đường ác đạo xa xôi nẻo nào
Súc sinh ngạ qủy kêu gào
Hầm sâu ngục tối phều phào khóc than
Mưu mô thủ đoạn lường gàn
Bán buôn nhân cách tồi tàn miếng ăn
Đồng bào cơ cực khó khăn
Chúng còn tham nhũng chó săn bầy đàn
Văn công kiều vận bất nhân
Cao lâu tửu quán chia phần thịt xôi
Huyệt sâu Mai Dịch đổ vôi
Kìa Lê Đức Thọ bầy tôi nghẹn ngào.
15.10.2014 Lu Hà
Xưa nay vẫn có câu: Cáo chết để da, người chết để tiếng.
Có thế là tiếng tốt, tấm gương sáng cho con cháu ngàn năm có thể là tiếng xấu
lưu xú ngàn thu. Chết đi là xong phần
người đó. Nhưng tội ác mưu mô thủ đoạn của người đó người đời bàn luận mãi
không thôi. Nên mới có câu: Cái quan định luận, khi đóng nắp quan tài lại người
đời sẽ định luận công đức và tội lỗi. Người thì thích bình công, kẻ thì thích
phán tội.
Có người còn bảo nghĩa tử là nghĩa tận. Nghĩa là chết
là hết, xá hết mọi tội lỗi oán thù, bỏ qua cho người ta. Câu này chỉ đúng với
người từng quen biết nhân sự, thân chủ mà thôi. Nghĩa là tình nghĩa, tận là cuối
cùng, ý nói tình nghĩa thể hiện với người chết là tình nghĩa cuối cùng với người
đó, không còn cơ hội nào khác. vì vậy hãy bỏ qua mọi hiềm khích cá nhân đã có
trong quá khứ, đến thăm viếng họ một lần cuối để họ ra đi thanh thản.
Còn người chẳng quen biết gì, họ hàng máu mủ ruột thịt
gì, bạn bè thân hữu, tình yêu tình ái gì thì không thể ứng dụng câu này một
cách mù mờ.
Sống thời anh lắm công trạng thành tích tôi viết bài
ca ngợi anh, hứng lên tôi còn làm cả thơ hay bài hát. Anh lắm tôị thì phải phê
phán là nghĩa vụ lương tâm của con người với xã hội. Ai lấp liếm bao che nghĩa
là đồng lõa với tội ác.
Ví dụ lúc sinh thời anh là việt gian có bằng chứng rõ
ràng thì phải kể tội việt gian của anh ra, để làm gương cho bao kẻ khác sắp dấn
thân vào con đường việt gian, hoặc đã là việt gian rồi phải phải biết ăn năn hối
lỗi lập công chuộc tội.
Án Nợ Luận Hồi
Kinh chưa án nợ luân hồi
Chết đi chẳng biết nổi trôi bến nào
Sống thì nhơ nhuốc tanh tao
Ăn chơi đàng điếm tào lao nhạc đàn
Thập thò lãnh sự việt gian
Ôm vai bá cổ rượu tràn cung mây
Tràm chim bíu díu ngất ngây
Anh anh chú chú mẹt đầy thịt xôi
Triển theo nghị quyết tanh hôi
Múa may áo lính lòi đuôi ra ngoài
Khỉ gìa đậy nắp quan tài
Cái quan định luận tuyền đài chẳng tha
Xót xa qua bến Nại Hà
Thuồng luồng cá xấu hồn ma ngậm ngùi
Tuởng đâu ai oán chôn vùi
Yêu tinh ngạ qủy sụt sùi gió mưa
Chống đôi nạng gỗ ai ưa
Anh hùng gian trá ác thừa ngục sâu
Thế gian nức nở giọt sầu
Bạn bè cánh hẩu ngựa trâu nổi khùng.
15.10.2014 Lu Hà
Một nguời khi sống phạm nhiều tội ác khi chết đi phải
chịu quả báo theo ba đường ác đạo ngạ qủy, súc sinh, atula. Tội giết nguời đã
đáng sợ, tôi tiếm hiệu xưng danh trong lĩnh vực văn hóa tinh thần hay làm việt
gian càng nguy hiểm rùng rơn hơn gấp bội lần.
Bởi vì tội giết người là anh mới chỉ phạm vào án mạng thì mạng trả mạng
mà không thể nào đầu thai lại thành người hoặc cũng may đầu thai lại để trả nợ
kẻ mình giết đi, nhưng tội làm thơ viết báo hay hát hò văn công văn nghệ là tội
tuyên truyền giết chết đi hàng vạn tâm hồn người.
Vì nghe anh hát, anh đọc thơ mà xui bẩy hàng ngàn hàng
vạn người lao vào những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tố đâm chém hay thời bình
thì tin tưởng quyên góp tiền bạc cho vợ chồng con cái anh hay cho đảng phái của
anh sống thừa thãi trên mồ hôi nước mắt của những sinh linh khốn khổ thì chắc
chắn phải đầu thai ngàn vạn lần kiếp ngạ qủy súc sinh.
Tội xú danh mạo danh anh hùng là ghê tởm, trong khi thực
chất anh chỉ là một kẻ ươn hèn thậm thụt làm việt gian tay sai cho cộng sản mà
để cho người khác vì anh mà phải ngồi tù dài dài thì càng đáng phê phán hơn. Chết
không phải tội trạng của anh đưọc xí xoá. Tất nhiên cha mẹ vợ con bạn muốn anh
đưọc xí xoá họ mới đua ra lý luận nực cười: Nghĩa tử là nghĩa tận, hãy để người
chết được yên thân. Thế thì hàng vạn hàng triệu nguời sống bị anh lừa đảo thì
sao? Liệu họ có chịu yên thân trong tâm
hồn họ không? Anh đã lạm dụng lòng tốt của họ để hường lơị. Toà án lương tâm
nào sẽ bênh vực họ?
Ngày xưa anh làm đuợc chuyện gian trá lừa đảo thì cũng
có nhiều kẻ đồng nghiệp cũng vào loại xuớng ca vô loài họ sẽ bắt chuớc anh tiếp
tục làm văn hoá vận để moi tiền của hàng triệu nguời lương thiện và họ lại sẵn
sàng tiếp tục làm việt gian ăn ở hai lòng phản dân hại nước.
Tố Hữu một nhà thơ cộng sản từng viết. Trái tim lầm lỡ
để trên đầu, nỏ thần vô ý trao tay giặc, nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu là muốn ám
chỉ tình cảm cao hơn lý trí có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng nhự chuyện nàng
Mỵ Châu vì yêu chồng là một gián điệp của của Triệu Đà mà tiết lộ bí mật quân sự
, dẫn đến tội phản quốc và mất nước. Y là một tên thi sĩ tuy viết thế thôi
nhưng y không tự nhìn nhận mình theo Hồ Chí Minh bán mình cho quốc tế cộng sản
và Việt Nam đã mất nuớc vào Nga và ngày nay là Tàu.
Còn ngày nay đồng bào hải ngoại cũng vì xa tổ quốc cô
đơn buồn mà mê tiếng hát của tụi văn công việt gian theo chỉ thị của cộng sản
nhằm lũng đoạn đồng bào. Truốc hết là an ủi mấy ông lính sĩ quan miền Nam cộng
hòa già, sau là để mơi tiền của đồng bào nuôi béo cộng sản Việt Nam. Tôi viết
bài thơ này để mô ta một hiện tượng tâm lý xã hội. Bài thơ cũng dễ hiểu thôi.
Bẽ Bàng Hồn Ma
Trái tim khờ dại trên đầu
Căm thù uất hận vạc dầu sục sôi
Lương tâm bèo bọt nổi trôi
Oán hờn ngùn ngụt tanh hôi nhạc đàn
Văn công thủ đoạn lường gàn
Đồng bào tỵ nạn chứa chan đôi dòng
Tình yêu tổ quốc giống giòng
Thị trường buôn bán tấm lòng Việt Nam
Ai hay đạo tặc tham lam
Dã tâm kiều hối nuôi tằm kéo tơ
Một chuồng nội gián nhuốc nhơ
Gỉa vờ chống cộng lượn lờ ma cô
Xôn xao vũ điệu mơ hồ
Thuyền nan vượt biển mịt mờ biển khơi
Hàng binh bại tướng chơi vơi
Vỗ về chữ ký lệ rơi đôi hàng
Tôn xưng thần tượng cờ vàng
Anh hùng dựng biển bẽ bàng hồn ma
Việt Khang tủi hận nước nhà
Xà lim lạnh lẽo bóng tà ai thương…!
15.10.2014 Lu Hà
Vậy người xưa
có câu “Cái quan luận định” là khi người chết, đậy nắp quan tài rồi thì lời
khen chê, luận công tội mới chính xác, nhưng cũng có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”
chết là hết, mọi sự thù hận nên bỏ qua, tương tự như một thành ngữ Pháp:
“Laissez les morts tranquille” là hãy để yên người đã chết, nghĩa là không nói
đến nữa!
Vưà đưa ra một thuận đề và phản đề bởi hai câu: Cái
Quan Luận Định và Nghiã Tử Là Nghiã Tận. Chúng ta có tấm lòng ưu ái với Phạm
Duy và cả những thất vọng về ông như cứ tự lòng mình giãi bày ra như vậy là tốt.
Thực ra ý kiến của bạn đọc trên Facebook về ca sĩ Việt
Dũng cũng có nhiều ý hợp tôi và cũng có ý chẳng hợp tí nào. Ví dụ như câu: Cái
quan luận định với trường hợp Phạm Duy
là chính đáng. Còn câu: Nghiã tử là nghiã tận
chỉ đúng riêng với cá nhân tác giả hay ai đó có ân oán với Phạm Duy. Còn
với tôi hay với hàng triệu đồng bào Việt Nam thì có cái quái gì mà nghiã tử là
nghiã tận với ông Phạm Duy? Nhưng tôi im lặng và thấy chẳng cần thiết bàn luận
gì nhiều. Bản thân tôi không có hứng thú lắm về âm nhạc và thể thao.Tính nết
tôi không giống số đông nhưng tôi hay đọc các sách tinh hoa cổ học, các điển
tích và thích làm thơ. Vì thơ có liên quan đến âm nhạc nên thỉnh thoảng tôi
cũng nghe cô ca sĩ nào hát, hứng lên thì cảm tác thành thơ. Thú thật tuổi tôi
đã là ngũ thập nhi tri thiên mệnh mà một hai năm gần đây tôi mới biết ở Việt
Nam có anh chàng Trịnh Công Sơn nhạc sĩ và hai ba tuần nay là ông Phạm Duy.
Nhờ có mạng Internet mà tôi được đọc những thông tin về
Trịnh Công Sơn, thiên hạ rầm rộ nhiều người ca ngợi là thiên tài âm nhạc, người
thì bảo là chó săn mật vụ cộng sản gián điệp hai ba mang. Một thằng đểu tiền hậu
bất nhất bội thày phản bạn, lưu manh thớ lợ, hãm tài đạo nhạc. Từ lý do đó mà
tôi buộc phải dày công nghe hết tất cả bản nhạc cuả Trịnh, đọc từng bài văn,
bài thơ, tâm bút cuả họ Trịnh. Tôi mới khám phá ra rằng: Trịnh là tên lưu manh
bất tài thật, nhạc thơ ú ớ tối nghiã nặng tính chất tuyên truyền và từng bài
hát cuả Trịnh tôi đều làm thơ nhạo báng lại. Kể cả những bài hát nổi tiếng như
Diễm Xưa, Từ Cõi Đi Về gì đó, tôi cũng sổ toẹt vì vô nghiã chẳng có tình cảm
chân thực quái gì. Tôi coi Trịnh như đưá trẻ con 15, 16 tuổi mặc dù ông trên 60
tuổi thì chết. Tôi vẫn hay gọi là cu Trịnh kể ra hơi mất lịch sự một chút.
Nhưng với một gã mật vụ vô lương tâm và tri thức nghèo nàn như một đưá trẻ con
gọi cu cũng phải. Đó là nỗi lòng suy nghĩ thật tình cuả tôi.
Tôi đã cảm tác, sáng tác ra 390 bài thơ về anh chàng
nhạc sĩ thổi kèn đám ma này. Tôi lùng sục trên mạng mới thấy có khoảng 133 bài
hát thôi mà các fun đã sưu tầm. Còn con số 400 hay 500 gì đó là miệng lưỡi
không xương cuả người đời. Hỏi những người hâm mộ Trịnh coi như là thiên thần
cuả âm nhạc, khi nghe tin Trịnh chết sẵn sàng cắn lưỡi tự tử có sưu tầm đủ con
số 140 hay 150 bài hát cuả Trịnh chưa? Hay vẫn chỉ trên dưới con số 133 bài
thôi. Đến thế kỷ nào mới sưu tầm đủ con số 400 hay 500 bài hở giời? Phạm Duy đã
có công trình nào công bố con số 1000 bài
hát chưa? Internet tự do, con cháu ông Phạm ở Mỹ là đất tự do đã công bố
theo số thứ tự vần A, B, C .... đủ con số 1000 bài hát chưa?
Những cái gì chỉ giả tưởng thì nên nói là giả tưởng,
hay là tôi nghe người ta nói như vậy thì viết rõ tôi chỉ nghe người ta nói như
vậy, nghe đồn như vậy từ quán nước viả hè, nhưng thực tế tận mắt tôi chưa từng
thấy,từng đọc. Theo tôi đã viết cái gì phải rành mạch rõ ràng có lớp lang thứ tự
hẳn hoi.
Ngạn ngữ cũng có câu: Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Vì vậy nhiệm vụ của lịch sử phải nghiên cứu lại đời cha ăn mặn những gì để đời con khát nước. Trường hợp các ông ca nhạc sĩ hành nghề văn hoá tinh thần là người của công chúng. Các ông ấy chết đi không phải là hết, còn là chuyện đàm tiếu bàn luận lại của nhiều người là lẽ đuơng nhiên là cái nghĩa tận cùng cho hàng triệu người còn sống đây lấy đó làm bài học răn mình. Hãy sống sao cho tử tế có ich cho xã hội. Dừng có lợi dụng tình thương yêu của mọi người để thủ lợi cá nhân và làm những chuyện đồi bại. Không thể vận dụng câu nghĩa tử là nghĩa tận mà nhắm mắt cho qua.
Ngạn ngữ cũng có câu: Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Vì vậy nhiệm vụ của lịch sử phải nghiên cứu lại đời cha ăn mặn những gì để đời con khát nước. Trường hợp các ông ca nhạc sĩ hành nghề văn hoá tinh thần là người của công chúng. Các ông ấy chết đi không phải là hết, còn là chuyện đàm tiếu bàn luận lại của nhiều người là lẽ đuơng nhiên là cái nghĩa tận cùng cho hàng triệu người còn sống đây lấy đó làm bài học răn mình. Hãy sống sao cho tử tế có ich cho xã hội. Dừng có lợi dụng tình thương yêu của mọi người để thủ lợi cá nhân và làm những chuyện đồi bại. Không thể vận dụng câu nghĩa tử là nghĩa tận mà nhắm mắt cho qua.
16.10.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét