Trích: Cung Điện Triều Đinh
Trường Xuân cung điện triều nhà Đinh
Phong LƯU cực LẠC cả CUNG đình
Hoang phế ngàn năm trong LÒNG đất
Dấu ẤN một THỜI thịnh HIỂN vinh
Trường Xuân cung điện triều nhà Đinh
Phong LƯU cực LẠC cả CUNG đình
Hoang phế ngàn năm trong LÒNG đất
Dấu ẤN một THỜI thịnh HIỂN vinh
Đàn xưa cung nữ MÚA bên sàn
Trăm QUAN chầu TRƯỚC cửa bệ rồng
Vua ĐINH bao PHÍA thời CUNG kiếm
Gió THOẢNG mây NGÀN giưã hư không...
Hoàng quang Thuận
Hoàng quang Thuận vẫn ghép hai bài tứ tuyệt vào một cụm, nhưng cũng không phải là tứ tuyệt thi đường. 4 câu đầu chứng tỏ thuận chẳng hiểu quái gì về niêm luật. Tôi thành thật khuyên ông Thuận nên học thơ đường cho tử tế, đàng hoàng đừng có tự ý viết bậy rồi gán cho vua Trần nhé. Theo nguyên tắc đầu câu 1 Trường Xuân theo luật bằng thì câu 2 phong lưu phải là luật trắc, câu 3 Hoang phế luật trắc là được nhưng ở câu 4 dấu ấn phải là luật bằng. Tóm lại khổ này loạn xí ngầu và xếp vào thơ mới cũng không được. Tôi đã cố ý viết chữ to ra để cho ông Thuận dễ đọc cái sai cái dốt của ông để mà học tập. Tôi đếm được khổ 1 có 4 câu là 7 lỗi sai luật. Khổ này không những sai luật đường thi mà cả niêm cũng sai nốt. Còn niêm là gì thì ông tự học lấy. Còn ông cứ khăng khăng gân cổ lên là đức vua Trần vì nhớ ơn cứu mạng mà hiển linh đọc thơ cho ông. Ông tự ý bậy bạ gán con rắn mào đỏ mà ông mua được của anh chàng dân tộc và ông biểu diễn trò hề phóng sinh trước mặt các đại biểu của phái đoàn Phật Giáo miền Nam hẳn là có một sự tính toán trước về thơ sau này? Không lẽ vua Trần tổ phái thiền sư Trúc Lâm lại hoá kiếp thành con rắn? Hay Ngài đang ở Tây Trúc biết được vụ việc nhân đức này mà báo mộng đọc thơ cho ông? Bởi vì thơ quá dở, ngô nghê theo kiểu trình độ của Chí Phèo.
Nếu cứ như ông nói thì đức vua Trần này Ngài ở suối vàng hay niết bàn lâu quá rồi, nên quên hết cách làm thơ đường và báo mộng đọc thơ nhầm nhí nhố cho ông Thuận chăng?
Xét đến khổ sau bực nhất là 2 vần sàn và rồng, khổ này cũng sai luật sai niêm bét nhè có 8 lỗi cơ bản. Bây giờ các bạn có thể tự kiểm tra lấy, tôi không có thời gian vạch ra chi ly từng chữ. Đành xếp cả hai khổ vào dòng thơ tự do thôi, thơ mới thời tiền chiến cũng không có chỗ cho loại thơ dớ dẩn này. Vì thơ mới cũng phải niêm luật cũng tương đối chặt chẽ, tuy không khe khắt như đường thi
Bây giờ tôi khảo sát đến ý nghĩa xem anh chàng này viết gì liệu có hợp lý không?
Trường Xuân cung điện triều nhà Đinh thì có gì đặc biệt? Ai mà chẳng biết kia chứ? Phong lưu cực lạc cả cung đình thì cũng có gì đặc biệt? Bây giờ biệt thự nhà ông Thuận và của các vị trong bộ chính trị, hay các sứ quân các tỉnh còn nguy nga tráng lệ hơn cái điện Trường Xuân mốc meo ẩm thấp. Ngay đến mồ mả thờ bố các ông ấy cũng nguy nga còn có quạt máy điều hoà nhiệt độ sa sỉ gấp vạn lần cái điện Trường Xuân đó. Không biết đây là thơ hay là câu nói bâng quơ khi người ta đọc lịch sử Việt Nam có đoạn tả điện Trường Xuạn đây mà ông túm vội lấy hai câu gán luôn vào mồm vua Trần?
Hoang phế ngàn năm trong lòng đất? Tại sao trong lòng đất? Ông Thuận là nhà khảo cổ mới khai quật cung đình à? Dấu ấn một thời thịnh hiển vinh? Hiển vinh ở chỗ nào thì hãy kể lể ra đi. Không khéo còn bốc đồng ngoa miệng: ngày xưa ngày xưa trong rừng sâu có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn? Không biết đây là thơ hay anh chàng Chí Phèo nào say rượu nói lảm nhảm đây? Tôi thấy thơ phú quái gì đọc lên nó ngô nghê tầm thường quê kệch quá mức tưởng tượng của cảm giác và tri giác. Thơ này mà đòi hội thảo khoa học?
Bốn câu sau xin lỗi ông đừng giận không ngửi được lại càng ngán thêm. Đàn xưa cung nữ muá bên sàn? Sàn cung điện hay nhà sàn. Đã là cung điện làm gì có sàn, may chăng là sân rồng. Cái từ sàn này không thể gán cho vua Trần được. Ngài không làm hề thơ chữ nôm dùng từ như vậy? Gọi cả cái cung điện như cái sàn nhà của anh chàng bán rắn kim sà cho ông Thuận.
Vua Đinh bao phiá thời cung kiếm, đọc lên nó nhí nhố như xương gà cẳng vịt, nó không có cái hồn của thơ. Gió thoảng mây ngàn giưã hư không là vì rằng trên vần rồng dưới ông tương luôn vần không vào cho xong chuyện. Theo tôi đây không phải là thơ,mà là bài đồng dao trẻ con hát bậy thì đúng hơn. Đồng dao cũng phài có ý nghĩa tiến đoán hay sấm trạng gì đó. Hay xếp là câu vè cho trẻ con hát chơi bịt mắt bắt dê cho nó vui? Ông có thể làm thơ đôi nét về điện Trường Xuân sự nguy nga ngày xưa và nay ra sao và cảm xúc nỗi lòng tâm trạng của ông ra sao. Chứ đồng bào dân tộc Việt Nam không cần mấy câu thơ như kiểu hô khẩu hiệu tuyên truyền kiểu này.
Riêng tôi cũng nhân tiện viết luôn, nhưng những người cộng sản đọc hay cánh bồi bút văn nô đọc họ lại la ối lên chửi đây. Thơ thằng Hà dở ẹt sao bằng bác Hồ , bác Hữu của chúng tao mà nó cũng khoe. Nhưng tôi cứ viết ra chắc chắn còn có nhiều người hiểu tôi và cần tôi trong văn đàn và nền văn chương của dân tộc Việt Nam. Đời mà muôn hình muôn vẻ muôn người
Hoàng Cung Tàn Phế
Phong sương rêu phủ chốn hoàng cung
Giun dế kêu than cảnh não nùng
Xưa có ai hay thời tráng lệ
Mà nay xơ xác thật bi hùng
Trường Xuân hoan lạc vua hoàng hậu
Cung nữ phi tần dáng thướt tha
Văn võ hai hàng từng phủ phục
Mặt rồng hoan hỉ tiếng đàn ca
Nắng mưa tuế nguyệt còn lưu lại
Dấu ấn ba quân giữa trận tiền
Cung kiếm đao thương đời chiến mã
Hùng binh danh tướng hỡi hoàng thiên
Nghe tiếng mưa rơi ảo não ru
Vong hồn tử sĩ vọng ngàn thu
Kiếp vía xâm lăng bầy giặc Tống
Rừng gươm loang loáng bạt quân thù
Lữ khách bâng khuâng dạ ngẩn ngơ
Dùng dằng chẳng nỡ chốn hào hoa
Có phải Thượng Hoàng hồn phảng phất
Cờ lau trống trận gió mưa nhoà...?
Lưu luyến sầu vương bậc đế vương
Oai phong lẫm liệt với non sông
Vó ngựa quân reo kìa trống trận
Hàng thông lã chã giọt bi thương...
Thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Cung Điện Triều Đinh
15.8.2012 Lu Hà
Trích: Trường Thành
Núi Đám chạy sang núi THANH Lâu
Tường Đông vững chắc NHỮNG trụ cầu
Bắc thành vững chãi hình lân phục
Cát lũy thành cao cạnh HÀO sâu
Nghìn năm mưa nắng với ĐẤT trời
Thành cổ Hoa Lư giưã MÂY trời
Vách núi dựng cao trời đất nước
Cờ lau gió thổi mãi không thôi...
Hoàng Quang Thuận
Vẩn là hai khổ tứ tuyệt ghép lại cho trọn bộ thất ngôn bát cú đây. Uả lâu, cầu, sâu, trời, thôi đâu có thông vận? Nếu ông Thuận viết tách ra thì coi như là hai khổ theo lối tứ tuyệt vẫn được, nhưng ông viết liền nhau chứng tỏ đầu óc ông có vấn đề? Đây có phải là thơ thất ngôn bát cú đâu? Nhưng tứ tuyệt cũng không phải vì vẫn chẳng niêm chẳng luật. Gọi là thơ mới dưạ theo nguyên tắc tứ tuyệt có châm trước không đối cũng không phải. Những chữ tôi cố ý viết to ra để dễ nhận ra cái sai. Vậy gọi là thơ tự do nhé. Nhưng vua Trần ngày xưa đâu có hiện đại như bây giờ nói tiếng được tiếng Anh hay tiếng Pháp và biết xử dụng Internet mà Ngài làm thơ tự do đọc cho ông Thuận chép lại hở trời?
Thôi các bạn miễn cho tôi chỉ cụ thể đâu sai niêm loạn luật. Tôi xin đi thẳng vào nội dung tránh vòng vo tam quốc vì thời gian có hạn. Núi Đám chạy sang núi Thanh Lâu có gì mà lạ. Mở to mắt ra là một giải. Chắc là thơ này để tả cho anh mù đây? Tường Đông vững chắc những trụ cầu. Có lẽ ông ngày xưa cũng ở bên xây dựng đây, nghe có vẻ bê tông cốt sắt quá như thơ sắt toé lửa cuả ông Trường Chinh.
Thôi các bạn tự cảm nhận nó hay ở chỗ nào, kể lể bức tường mốc meo đất cát chỉ loanh quay mấy chữ vách núi, cờ lau, gió thổi loạn xị vô hồn. Thơ này chỉ có mấy chú vẹm cộng sản cánh hẩu tung ra để bíp dân moi tiền là tốt nhất. Tự nhiên tôi bị đoạ đầy phải đọc những vần ú ớ ù ù cặc cặc cuả thần linh kim xà này. Thôi miễn không muốn bình thêm nữa ông Thuận nhé.
Tiện thể tôi làm một bài gọi là thơ mới có được không? Hãy tìm lại xem tôi sai luật sai niêm ở chỗ nào để rồi cũng quẳng nó vào sọt thơ tự do cho đáng đời?
Núi Thanh Lâu
Trường thành sừng sững núi Thanh Lâu
Vững chắc đông tây những trụ cầu
Kiên cố nghìn năm cùng cổ thụ
Mưa dầu nắng dãi gió xuân thu
Trống trận năm xưa rồng hổ phục
Hoa Lư thế mạnh nuốt sao ngưu
Khí thế ba quân kià dũng tướng
Mà nay quang cảnh lại đìu hiu
Cát lũy thành sâu vọng trống chòi
Trời cao lồng lộng áng mây trôi
Vi vu gió thổi lay bờ trúc
Xào xạc âm u máu lệ rơi!
Thành cổ còn đây với tháng ngày
Trải bao cát bụi chẳng hề lay
Đất đá trơ ra cùng tuế nguyệt
Mà lòng thi sĩ thảm buồn thay...
Núi Đám hiên ngang giưã đất trời
Đường lên thiên thẹo cảnh chơi vơi
Chim chóc bướm ong say lạc thú
Mà sao thi sĩ chẳng lên chơi?
Thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Trường Thành
15.8.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét