Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Tôi Đã Hiểu Chuyện (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Phải nói dân Việt mình hiếu học thật, học để làm gì? Học để ra làm quan, để thoát cảnh nghèo khó ở nông thôn, thoát cảnh xúc đất be bờ đào mương xẻ máng. Nhưng cái học đó bây giờ đâu còn ý nghĩa giá trị gì nữa. Cái tiêu chuẩn số 1 để tuyển chọn hệ thống quan lại, cán bộ lại chính là thành phần lý lịch. Nền móng văn hóa Khổng Tử vẫn còn tiêm nhiễm nặng vào đầu óc dân ta không thể nào tẩy rửa được về cái gọi là rùi mài kinh sử, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, thật là buồn cười lố bịch. Ngày đó hết lớp 7 thi tốt nghiệp, nếu đỗ thì thi tiếp lên cấp 3, hay đi học sư phạm theo hệ 7+2 để ra làm thày giáo cô giáo. Số tuyển chọn lọt được vào cấp ba là ưu tú, số còn lại dưới ưu tú lại đi theo ngành sư phạm để rồi lại ra làm nghề dạy học. Thày giáo đáng lý phải giỏi thì người ta lại không coi trọng. Vào học cấp 3 để làm gì? Sau khi hết lớp 10  sẽ thi vào đại học. Học đại học để ra làm bác sĩ kỹ sư để có lương bổng đãi ngộ cao. May mắn còn ra làm quan, làm cán sự, trưởng phòng, thứ trưởng, bộ trưởng vân vân…Nhưng vẫn chưa chắc nếu thành phần lý lịch xấu mà người ta cho là xấu, hay không phải là đảng viên. Lắm chuyện rối rắm nhiêu khê phiền phức nhưng người ta vẫn lao vào mới lạ, lao vào như con thiêu thân, như cơn nghiện danh vọng bằng cấp vậy.


Tôi đỗ thủ khoa các bộ môn chính cao nhất trường cấp 2 Minh Tân, nhưng vào cấp 3 vẫn phải thi. Cả huyện cẩm khê chỉ có một trường cấp 3 thuộc xã Đông Phú. Ngày đi thi sĩ tử các nơi kéo về đông như kiến cỏ, đủ màu sắc áo như đi trẩy hội, tiếng cười nói râm ran tràn trề hy vọng, có tới hàng ngàn hàng vạn. Tôi phải khăn gói quả mướp cơm đùm cơm nắm cùng với chú út tôi là con bà hai của ông nội tôi đi thi. May mắn tôi có ông chú từng kết nghĩa với bố tôi thời vệ quốc đoàn, chú làm ở phòng thuế huyện, tôi ăn nghỉ ở cơ quan chú, để 3 buổi sáng túc tắc đi thi. Khi công báo kết quả tôi trúng tuyển vào học lớp 8, còn chú út tôi phải thui thủi về nhà. Chú út tôi hiền lắm, phải thừa nhận chú không gan dạ xông xáo như tôi.  Hồi nhỏ hai chú cháu chơi với nhau nhưng tôi không bao giờ gọi là chú. Tôi còn bi bô giải thích cho chú hiểu: T ơi, bố mày là ông tao, ông tao tức là bố mày. Ông tôi vẫn mắng tôi, chú ấy bé nhưng là vai chú, sao mày hỗn thế ? Hai chú cháu chơi với nhau, tranh giành đồ chơi, tôi nhanh tay hơn giật được và chú cắn vào tay tôi tím bầm lên. Chú tôi dại lắm, khi chú cháu khoảng 4 hay 5 tuổi thì chú nói với mẹ tức là bà trẻ của tôi: Bố chết là em được cái đồng hồ. Vì ngày đó ông tôi hay đeo một cái đồng hồ mạ vàng sáng lóe. Sau này ra Hà Nội học tôi thường nghe cánh thanh niên nó hát: Một yêu anh có bô dô, hai yêu anh có sen kô mạ vàng, ba yêu anh có bộ củ téc gan, bốn yêu không có bà bô, năm yêu Văn Điển ông bô mới về.

Hồi bé tôi đã biết dùng chì của hộp thuốc đánh răng nấu chảy đúc thành cái cái thỏi hình nón có rãnh buộc vào dây cước đoạn gần lưỡi câu để câu cá. Tôi dùng quả chuối mắn chín sắt ra thành chuỗi móc vào lưỡi câu làm mồi. Dân quê tôi quen gọi là chuối Sài Gòn. Vì sao có tên Sài Gòn?  Sài Gòn là tên gọi thủ đô của miền Nam kia mà ? Tôi cũng chẳng biết.

Tôi thả dây câu xuống dòng sông Thao bên cạnh dây câu chú, rồi bỏ về nhà ăn cơm. Chú ở đó canh chừng, rồi bỗng nhiên chú sách về một con cá trê rất to bẹp đầu, con cá chú sách đuôi vừa chấm đất. Thì ra tôi đã trúng câu, còn cần câu của chú thì không.

 Bà cháu tôi rất phấn khởi bữa cơm chiều có món cá nướng, đầu và đuôi thì dùng để nấu canh chuối xanh tước vỏ, lá xông xông có sẵn trong vườn. Sau này tôi đi bộ đội làm lính công binh thuộc đoàn 559, còn chú thuộc loại lính chiến tử trận ở mặt trận phía Nam. Nghe nói đầu năm nay gia đình mới tìm được phần mộ của chú và các cháu đã mang hài cốt của chú ra Bắc.

Cùng là chú cháu mang dòng máu huyết mạch của ông tôi. Bố tôi là con bà cả, chú là con bà hai. Nghe nói bà tôi và mẹ chú là hai chị em ruột, vì mẹ chú gúa chồng nên ông tôi cua luôn. Đúng là đốn mía đốn cả cụm, ông tôi tỏ ra kiêu hãnh lắm gọi thợ ảnh đến chụp một tấm phóng to lên, bà cả ngồi bên tay phải, bà hai ngồi bên tay trái. Sau này ông tôi đến khổ với bà nội tôi vì ghen tuông.
Chú tôi dát lắm, chú chỉ thích trồng hoa thôi, nhất là hoa mười giờ, tôi cũng xin chú vài nhánh mang về gây giống trồng khắp bờ rào giữa các hàng cây câu non.

Chú không thích theo tôi với những trò chơi phiêu lưu mạo hiểm. Vậy tôi chỉ có thằng Quỳnh là bạn cố tri. Một bữa tôi và thằng Quỳnh thấy hai bà hàng xóm cãi nhau, mới tò mò chạy lại xem. Hai bà xông vào nhau vật lộn xé rách quần áo của nhau, lòi cả bướm ra. Ồ lạ nhỉ một khối thì thâm xì như miếng thịt trâu, một khối thì đỏ tươi như miếng thịt bò. Của bà già thì thâm xì, còn của bà trẻ hơn thì tươi roi rói. Tôi cảm thấy rất tự hào mình như ông Colombo người Tây Ban Nha đã khám ra châu Mỹ, và ông Amudsen người Na Uy đã khám ra châu Nam Cực vậy. Thằng Quỳnh bỗng nảy ra sáng kiến, nó xui tôi dùng ống đu đủ hay dùng ống nứa nhỏ lấy đất sét nhão thành từng viên hay dùng giấy nhá nát ra cũng vo viên. Hai thằng rình bà già lắm mồm, hay chửi càn đi ỉa, bà ấy có bộ mông to tướng, bà ấy chổng mông dùng que nứa khô bẻ ở hàng rào chổng mông lên cạo đít. Hai thằng cùng dương nòng súng lên ở cự ly ngắn, phồng mang lấy hết sức thổi đánh bốp một cái rồi bỏ chạy. Bà ấy la lối giật mình thấy hai bóng trẻ con chạy hun hút, nhưng không biết con cái nhà ai mà nghịch thế?
Sau xét thấy sức công phá của loại súng thổi bằng hơi này không cao, sức trẻ con có hạn. Nên tôi và thằng Quỳnh mới nghiên cứu sáng chế cải tiến ra loại khác hiện đại hơn để trang bị cho quân đội tí hon là những đứa trẻ con hàng xóm.Chúng tôi lấy ống nứa hay ống tre dài, dùng qua gỗ cứng cuốn dẻ vào rồi nhúng vào nước có thể thụt ra thụt vào như cái pit tông, đầu kia là giấy ướt cuốn thành viên, rôi tay trái nắm ống súng, tay phải đẩy mạnh có thể bắn xa vài thước chúng tôi gọi là cái phốc.

Tôi có cái càng bắn cao xu làm bằng hai nhánh ổi trau truốt bóng láng, trong Nam hình như gọi là cái giàng thun? Dây cao xu cắt từ xăm xe đạp, hàng ngày tôi tha thẩn các nơi để bắn chim chơi rất thú vị, tôi cũng thích đẽo quay và chơi cả bi nữa, tôi lấy một hòn đá đập vỡ ra lấy một miếng vừa ý rồi dùng hai cái lọ con thuốc kháng sinh, trong nam gọi là trụ sinh. Khi người ta tiêm xong vất bỏ đi và đặt viên đá sần sùi vào giữa, hai tay cứ xoay, xoay liên tục cho tới khi nào tròn xoe nhẵn nhụi mới thôi.

Tuổi ấu thơ của tôi chứ như thế và như thế, rất vui. Rồi lớn lên tôi học ở trường cấp 3 Đông Phú 1 năm, vừa xong lớp 8 thì mẹ tôi lại đến xin cho tôi về Hà Nội học tiếp lớp 9. Thày giáo dạy văn rất tiếc, thày hỏi: thế bây giờ bỏ tất cả các anh em để về Hà Nội à ? Các bài văn kiểm tra của tôi thày vẫn giữ để làm mẫu cho các khóa sau.

11.6.2019 Lu Hà






           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét