Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Bàn Về Tôn Giáo Thần Linh Với Bác Paul Nguyển Hoàng Đức

Bác Paul có viết bài “HỮU THẦN VÀ PHẢN THẦN” hay lắm. Rất đáng để suy ngẫm học tập. Nhưng có điều chưa rõ ràng:
( " Tôi đọc thấy trên trang facebook của bạn Nguyễn Hông Hưng có đăng Bài của ông Trần Chung Ngọc .... về bài “PHẬT GIÁO - KI TÔ GIÁO ĐỐI
CHIẾU NHẬN ĐỊNH VỀ “GOD” VÀ KI-TÔ GIÁO CỦA MỘT TRĂM DANH NHÂN TRÍ THỨC ÂU MỸ Trần Chung Ngọc”
"Theo thống kê, ước chừng có tới hơn 93% các nhà khoa học tin vào Thượng Đế, còn lại 6% là bán tín bán tín bán nghi, may ra mới có 1% vô thần tuyệt đối. "
-Lu Hà: Vậy 100 vị danh nhân đại trí thức thì có 93 vị tin vào Thượng Đế, tin vào thần thánh hay Thiên Chúa rồi. 6 vị bán tín bán nghi. 1 vị vô thần , tức là chỉ có một vị phản thần. Sao toàn bài viết lại gọi cả 100 vị phản thần tất cả? Hay chỉ gỉa dụ thế thôi? Cứ cho là cả 100 vị danh nhân đại trí thức là phản thần? Còn cả nhân loại hữu thần, cả nhân loại tức khoảng 7 hay 8 tỉ người hữu thần? Theo ý tớ là phải tính cả 93 vị danh nhân đại trí thức kia vào tổng số 7 hay 8 tỉ người hữu thần chứ? Họ có phản thần đâu? Có thể trong thâm tâm bác Paul cũng nghĩ như tớ, nhưng bác viết vội lướt lướt nên không để ý đến chi tiết nhỏ này? Mong bác Paul giải thích kỹ càng thêm cho Hà mỗ hiểu.

Còn bác Paul viết: Nước Tàu truyền bá cái văn hoá luồn trôn cam chịu nhục để an thân như kiểu Hàn Tín thâm thúy sâu cay lắm. Đúng vậy dân tộc này hơn 1 tỷ người mà kém cỏi qúa mức, chả có phát minh gì đáng kể, chả có cái quái gì đáng để thế giới ngưỡng mộ ngoài nghề làm giấy viết và diệt vải bằng khung gỗ ra vải lụa. Mấy ngàn năm chỉ khuyên nhau ranh mãnh khôn vặt theo thuật đối nhân xử thế, tráo trở lọc lừa: Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống. Biết lúc nào nên khôn lúc nào nên dại. Nên mới tạo ra những anh hùng lưu manh kiểu mẫu như Tư Mã Ý giả ốm, Tống Giang giả điên, Tào Tháo gỉa vờ ngủ mê, Lưu Bị gỉa vờ rơi đũa khi nghe tiếng sấm, Trương Nghi Tô Tần đi các nước làm thuyết khách xui bẩy người ta đánh nhau để mình thủ lợi. Thiên hạ đại loạn ta mới có miếng ăn. Bây giờ tạo ra cái mẹo vặt vãnh mà cứ tấm tắc khen hoài truyền dạy cho nhau: Phân hóa nội bộ khai thác mâu thuẫn mà đảng cộng sản Tàu và Việt Nam vẫn hay khoe khoang vỗ ngực tự hào.

"Điều này đã được nhà tư tưởng Tôn Trung Sơn xác nhận trong cuốn sách của mình: “Trung Quốc xưa nay chỉ có các cuộc đấu tranh giành ngôi báu, đất đai, đàn bà, mà không có các cuộc đấu tranh cho tư tưởng, tôn giáo và tự do”.
Tôn Trung sơn nói đúng quá, chính xác vô cùng. Cái máu tham lam đầu óc thiển cận của người Tàu rõ ràng là một nét văn hóa đặc trưng lan truyền sang cả Việt Nam và Triều Tiên. Tham đũa bỏ mâm chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi to lớn vô cùng và di hại của cái tính tham lam ngu xuẩn đó. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử tranh giành đất đai và đàn bà, lịch sử đấu đá trong các vương triều tranh giành ngôi vị anh em giết nhau, vợ chồng con cái hạ thủ nhau mà không lo phát triển kinh tế, phát minh sáng kiến cải tiến công cụ lao động máy móc khoa học.

Ngày nay, trong khi các nước Âu Châu thành lập một khối liên hiệp cùng chung đồng tiền ( đồng Euro ) thì Trung Quốc vẫn còn mê mải với Trung Hoa mộng muốn chiếm cả biển Đông và toàn vẹn lãnh thổ các nước đông nam Á. Cái tính tham lam ngu xuẩn đó không chỉ cấp bộ quốc gia mà còn sảy ra ngay chính trong họ mạc nhà tôi.
Tớ có câu chuyện này để làm ví dụ về cái văn hóa tiểu nông tham lam của Tàu nó ảnh hưởng như thế nào sang cả Việt Nam? Chả dấu gì, tớ sinh ra ở miền trung du bắc bộ. Từ nhỏ tôi sống với ông bà nội. Ông nội tôi và ông K là anh em con chú con bác. Các cụ tổ tiên để lại cho hai anh em họ hai mảnh đất liền nhau. Ông tôi là người có học, ông giỏi chữ nho làm thày đồ trong làng văn chương uyên bác. Còn ông K vô học, tôi là cháu nên gọi là ông trẻ K.
Ông tôi có học biết cách tổ chức làm ăn nên nhà cửa khang trang giàu có, còn ông K thì nghèo rớt mồng tơi nhưng lại có máu tham. Hai nhà có chung một cái hàng rào nứa. Ông K cứ chồng chuối sát hàng rào, chuối nảy mầm cây con phát triển chui cả qua hàng rào thì cây mọc đến đâu thì ông K lại nâng hàng rao lên lấn sang bên đất nhà ông bà nội tôi. Thế là hai anh em cãi nhau hết năm này qua năm khác. Ông tôi mang việc này ra hàng tổng, hương lý, hội đồng nhờ phân xử. Thế là gây ra hận thù. Ông K dọa giết ông tôi. Ông ấy ngồi mài dao và đằng hắng. Bà vợ ông K hỏi: Ông mài dao làm gì? Ôn K nói to lên cốt sao cho ông bà tôi nghe tiếng: “ Tao mài dao cho sắc sang chém đứt cổ thằng M”
Ông ấy là vai em nhưng cứ mày tao chí tớ với anh cả. Bà nội tôi cũng chả vừa đứng giữa sân chửi toáng lên: Đứa nào có giỏi mà mang dao chém ông M thì bà sẽ xé xác nó ra. Còn ông K ông ấy muốn chém ông M thì bà bỏ mặc cho ông ấy chém. Hãy chém chết ông M đi bà không thèm cản.

Anh em con chú con bác, họ mạc cùng một gốc gác tổ tiên mà chém nhau là dòng họ ấy vô phúc loạn ẩu chẳng có tôn ti chi hết.
Ông K nghe vây mới bỏ ý định chém ông nội tôi, nhưng lại làm cái chuồng xí và chuồng lợn sát này bờ rào bên cạnh lối đi vào nhà ông bà tôi. Khách khứa tới thăm toàn bậc chức sắc trong làng văn nhân thi bá phải bịt mũi kêu phân người phân lợn thối quá. Nhiều lần bảo dời chuồng xí chuồng lợn đi xa sang vị trí khác vườn tược rộng thiếu gì chỗ nhưng cứ khăng khăng không chịu dời theo kiểu thâm thằng Tàu: Cho chúng mày ngửi cứt cho tao. Lãnh địa nhà tao tao muốn chuồng xí, chuồng lợn ở đâu là quyền của tao, mày dám cản à?

Khổ thế đấy người ăn ở thất đức thiếu học nên kết cục cuối đời ông K này bệnh tật lai rai đày đọa, chết khổ lắm, cái xác truơng phình ra nhét không vừa cỗ quan tài, con cháu phải nhảy lên đạp xác xuống, nước ri rỉ chảy ra thối hoắc lên, con cháu phải hè nhau mang đi chôn cho thật nhanh. Từ ngày ông K chết hai nhà lại hòa thuận bình an hạnh phúc.

Ngao Ngán Thay
Ngao ngán thời nay chán mớ đời
Trò hề múa rối giống đười ươi
Việt Nam trượt dốc lầy văn hóa
Thế sự mùn cưa thớt chuột dơi

Nó sợ dân khôn thay đổi trí
Thiến gà hoạn lợn kiếp tôi hèn
Nhân tài hiển hách ngôi thi bá
Thị Nở Chí Phèo hết nắm quyền

Cảm xúc mịt mờ không lối thoát
Kim cô đảng tính xiết đầu gà
Bần nông cốt cán cơn đồng bóng
Nhân vật vắng teo sáng nước nhà

Vũ trụ bao la đành bỏ phí
Tư duy lẹt đẹt chí minh lùn
Xun xoe bợ đít con tiều đỏ
Cóc nhái thờn bơn ngập vũng bùn

Lang thang hè phố vênh vang khỉ
Sáng tạo cù lần có kể chi
Mặt mốc thâm xì mồm khoác lác
Thơ văn uế xú phải lăng trì

Những ai kẻ sĩ còn liêm sỉ
Mở mắt mà trông cảnh dối gian
Khóa họng cản chân tay trói buộc
Nô tài hống hách cậy công an

Tôn giáo coi khinh hòng miệt thị
Vô thần chủ nghĩa lại tôn xưng
Tranh giành vật chất chia bè phái
Xã hội thuần phong chúng dửng dưng.


9.2.2016 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét