Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Đầu Xuân Bính Thân Bàn Chuyện Văn Chương


Nhân dịp bác Paul Nguyễn Hoàng Đức có viết bài luận: “NHÂN VẬT – MẶC CẢM ĐỊNH MỆNH CỦA VĂN THƠ VIỆT“

Trích: “Kể chuyện ông Huyện về quê”, đó câu nói dân gian rất phổ biến của người Việt. Câu đó nói lên cái gì? Nói lên, đã kể
chuyện thì phải có ít nhất một nhân vật là “ông Huyện”. Một người từ chợ, huyện hay phố về, thường được mọi người hỏi “ngoài đó có chuyện gì không?” Đặc biệt ở các vùng quê, khi nghe tin hàng xóm có người đi xa về, người ta sang hỏi thăm và nghe chuyện phương xa, điều đó cũng thực chứng qua phương ngôn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Người đi xa năm châu bốn biển về mới có chuyện để kể, chứ người ở nhà như gà què ăn quẩn cối xay có gì để kể.
Khi kể chuyện bao giờ cũng là chuyện gì. Và chuyện gì bao giờ cũng là từ ai đó. Từ con trâu xổng đến con bò quị hay con vịt què hoặc con chó điên, hoặc anh Chí Phèo tỏ tình với Thị Nở thì đều là “ai đó” – được kể như là nhân vật. Khi những đứa trẻ bâu lấy bà đòi kể chuyện, chúng luôn bắt bà phải kể chuyện về ai đó, hoặc cái gì đó. Người ta không thể kể chuyện về hư vô hoặc “không ai cả”. Vì thế: không có nhân vật thì không thể có chuyện. Không có chuyện thì không có văn học! Đó cũng là cách triết gia Aristote rút ra một cách kinh viện. Ông nói: điều kiện tiên quyết của thơ ca là cốt truyện (story).
Chuyện và nhân vật là nền móng căn bản tất yếu, ấy vậy mà hàng nghìn nhà thơ viết trường ca ở Việt Nam lại có thể viết ra trường ca không có cốt truyện. Tại sao? Có nhiều nhà thơ biện hộ rằng: đó là cách làm trường ca hiện đại, rằng, thời hiện đại này người ta không nhất thiết phải đi theo lối mòn cổ điển viết văn phải có nhân vật nữa.
Đây là cách biện hộ cho sự yếu đuối gần như tuyệt đối của mình. Đúng, thơ có thể không cần nhân vật, nhưng đó là thơ cảm xúc bé tẹo, tức cảnh sinh tình, ngẫu nhiên được chăng hay chớ. Nhìn ngược lịch sử, mới thấy, Nhân Vật là một tài năng yếm thế gần như tuyệt đối của người Việt. Dường như các thi nhân Việt chưa tự nghĩ ra một cốt truyện có nhân vật nào. Nào “Chinh Phụng ngâm”, rồi “Lục Vân Tiên”, Lưu Bình – Dương Lễ, Phạm tải T– Ngọc Hoa, ngay cả đến người tài danh như thi hào Nguyễn Du mà cũng phải lấy truyện hạng hai “Kim Vân kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ra làm “bột” để gột lên hồ là tập truyện thơ “Truyện Kiều” của mình.
Dân ta, đặc biệt giới làm nghệ thuật có biết cốt chuyện là căn bản không? Có chứ, chính trong giới sân khấu người ta thường nói câu cửa miệng rằng “có tích mới dịch nên trò”, nhưng trong các sân khấu từ chèo đến cải lương hay tuồng, người Việt có thể diễn mãi mấy trăm năm một vở kịch mà chẳng hề thay đổi, như vở “Quan Âm Thị Kính” chẳng hạn, cứ học chèo là tập diễn và hát “Súy Vân giả dại”… Từ lịch sử đến đại trà các trường ca không nhân vật ngày nay có thể nói người Việt rất khó sáng tạo ra những cốt truyện cho văn học.
Nhân vật có gì đâu mà khó thế? Nhân vật là nền móng khởi sự đầu tiên mà. Nhưng với các nhà thơ Việt chủ yếu là nghiệp dư thì rất khó. Khó vô tận! Tại sao? Nhân vật là mô hình hóa một xã hội thu nhỏ. Ở đó phải có người thiện, kẻ ác, người làm chứng, người ngẫu nhiên, người trắc ẩn, người bị oan, và người đem lại công bằng… Nhân vật thì không thể chỉ ngồi gãi háng, mà nhân vật phải hành động, mà hành động là gì?“

-Vậy Lu Hà tôi cũng xin có ý kiến sau:

Bác Paul viết hay lắm, hợp với suy nghĩ của tớ vô cùng. Theo thánh kinh thì ta cứ tạm cho như là Thiên Chúa toàn năng đã sáng tạo ra hai người đầu tiên cho trái đất này là ông Adam và bà Eva. Cốt truyện đầu tiên đã ra đời. Thánh kinh là một bản trường ca viết bằng thơ toàn kể chuyện loài người từ Abraham, Jacob, Isaak, David, Mose, Solomon v. v... Toàn thơ là thơ đều có nhân vật cả. Làm thơ phải có nhân vật cảm hứng, nếu có thể thì viết tên ra, không thì dấu tên mà phải là con người cụ thể làm rung động trái tim mình. Tự nhiên ngồi dài ra ngáp ngáp ruồi, buồn tẻ tớ làm thơ đây rồi nghêu ngao viết nhăng viết cuội anh yêu em mà chả biết em nào dớ dẩn chơi trò ghép chữ, ghép vần điệu nối nhau rồi các fun Chí phèo thị Nở vốn dĩ bất tài tự nhiên có kẻ làm thơ viết ra có vần hẳn hoi hay viết văn xuôi xuống dòng liên tục bảo là thơ đấy rồi thổi ống đu đủ ca tụng nhau lên mây xanh.

 Làm thơ không có nhân vật hình ảnh con người thực là làm thơ lông bông hoa lá cành nhắng nhít vô vị. Thơ thiếu cái căn bản cốt lõi là tâm hồn cảm xúc chỉ toàn chữ là chữ nhạt phèo. Đơn giản cổ điển thông dụng nhất như tức cảnh sinh tình mây nước trời thu gió gợn lá rơi bèo trôi, đom đóm bay lập loè, làn khói sương lam trong Thu Điếu Thu Ẩm, Thu Vịnh, Thu Sầu gì đó của cụ Nguyễn Khuyến là loại thơ tiêu dao mượn cảnh thu tả tâm trạng mình mà thôi. Tự lấy mình làm nhân vật một đơn vị người xét cho cùng vẫn là thơ có nhân vật? Ai là nhân vật? Nguyễn Khuyến.

Chúa đã sinh ra loài người, nếu ai đó không tin có Chúa thì có Trời và Thượng Đế, hay Phạm Thiên cũng vậy, cùng lắm thì tin con người là sản phẩm của tạo hóa của tự nhiên vũ trụ. Con người sinh ra ai cũng có vai diễn cốt truyện của mình. Kẻ thì làm tướng, người làm quân, giàu nghèo sang hèn vung chân múa tay các vai diễn của mình một hồi như một kép hề, rồi đến lúc phải mệt mỏi gìa nua là chấm hết vai diễn tấn tuồng đời của mình. Đã là vai diễn là có sự phân công của Chúa, Thượng Đế hay hóa công....  Hãy coi các vị đó là đạo diễn tối cao. Các vai vẫn có thể thay đồi ngôi vị, tướng làm quân, quân làm tướng. Ông chủ bà chủ có thể thủ vai ăn mày và kẻ ăn mày vô sản có thể thủ vai tư bản đỏ v. v...Kể lại tình tiết các vai diễn hay dở tốt đẹp xấu xa của mình có trước có sau  mạch lạc thứ tự gọi là văn chương. Anh có thể dùng chữ viết ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài viết thành văn xuôi hay văn vần ta thường gọi là thơ tùy ý. Nếu không có gì để viết mà cứ viết lung tung dớ dẩn là điên khùng ngô ngô đần đần chả có nhân vật cốt chuyện chi cả là thứ văn cặn bã rác rưởi là những thứ đồ phế thải bỏ đi. Sao có thể gọi là hiện đại được? Văn chương không hề có hiện đại tối tân hay cổ hủ lạc hậu. Văn chương là những giọt nước mắt của linh hồn là tình thuơng yêu đau xót khổ hạnh của một trái tim một kiếp sống vất vả cần lao cống hiến trách nhiệm và lương tâm. Chữ hiện đại chỉ là thước đo của thời gian chúng ta tự quy ước, đã và đang sống trong một thời kỳ rực rỡ của những phát minh khoa học tiện nghi mức sống cao hơn cha ông chúng ta mà thôi. Nhưng tâm hồn và trái tim con người từ ông Adam và bà Eva tới nay không hề thay đổi, yêu ghét căm hờn hỉ nộ ố ái luôn luôn là như vậy. Con người không hề đổi giống từ người thành dã thú hay vật nuôi như trâu bò lợn gà thì văn chương là phản ảnh trạng thái của trái tim và linh hồn về cơ bản vẫn không thay đổi vẫn là viết gì cũng phải có cốt truyện và nhân vật.

  Âu nay, cũng là nhân dịp đầu năm Bính Thân bàn luận với bác Paul về cái gọi là nền văn chương giả cày hậu hiện đại tức cuời của Việt Nam. Tớ muốn nhấn mạnh thêm lòng tham quyền lực hư danh tiền tài của con người bần tiện ngu dốt thì vô hạn. Tớ lấy ví dụ anh chàng Tôn Ngộ Không chẳng hạn. Anh ấy chỉ là một con khỉ, anh ấy chưa phải là người còn xếp vào loài hoang thú còn kém hơn cả Chí phèo Thị Nở bần cố nông vô sản lưu manh. Thế mà nhờ may mắn mà Tô Sở Thần Châu thu nhận làm đệ tử truyền cho các ban võ nghệ ngón nghề lưu manh biến hóa trí trá… Thế mà anh ấy còn muốn ngang ngửa với trời. Trước hết anh ấy huy hiếp Long Vương dưới thủy cung lấy lấy cây Như Ý Kim Cổ Bổng nặng ngàn cân lên đại náo thiên cung hăm doạ cả Ngọc Hoàng muốn lên ngôi Á Hoàng, không thì phải phong cho anh ấy chức tề thiên đại thánh. Anh ấy độn thổ xuống âm cung dọa cả Diêm Vương đòi xóa tên con cháu anh ấy trong sổ sinh tử nên ngày nay mới có chuyện ông Đỗ Mười gì đó ở Việt Nam gần 100 tuổi vẫn chưa chết.

Thái Thuợng Lão Quân trị không nổi, các ông tướng trời đều lần lượt thua hết như Cự Linh Đà, Na Tra Thái Tử v. v... . May quá lại có Phật Tổ Như Lai mới ra tay dạy cho họ Tôn một bài học.

Cái tài lưu manh trí trá học trong chốn giang hồ lục lâm thảo khấu biến hóa thần thông của Tôn Ngộ Không vẫn không qua khỏi bàn tay Đức Phật chỉ một cái úp thôi thành Ngũ Hành Sơn cầm tù con khỉ bướng bỉnh lếu láo.
Nhưng Phật cho rằng: Con người hay  hay tất cả loài ma quái chẳng có cách nào cải hóa lòng dạ tàn bạo bất nhân thất đức tham vọng muốn hơn người của nó. Chỉ có cách làm sao cho nó tự suy nghĩ biết ăn năn hối cải chuộc lại tội lỗi, tự nó thoát khỏi ma chướng nghiệp lực tự thoát khỏi vòng tăm tối u minh mà cho nó theo Thày Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Nhưng Phật vẫn không tin tưởng mà đội trên đầu Tôn Ngộ Không một vòng kim cô để ràng buộc nó phải biết tu tâm dưỡng tính mà làm việc thiện.

Văn chương học thuật cũng vậy mấy con khỉ tầm thường ở Việt Nam chả có kiến thức hiểu biết quái gì cả mà cũng nhao nhao lên hiện đại và hậu hiện đại để tự an ủi khỏa lấp đi cái ngu dốt của mình. Bác Paul lấy câu chuyện ông Huyện về quê là một ví dụ thâm thúy.
Muốn viết gì thì viết phải có cốt truyện, có nhân vật, có hình ảnh, có sự kiện minh chứng rõ ràng không thể nói hươu nói vươn thao thao bất tuyệt tràng giang đại hải dùng mãi những mỹ từ nhàm chán nào là: Đỉnh cao trí tuệ, trấn động văn giới, hiện đại, hậu hiện đại, cực kỳ tối tân, kinh thiên động địa, nhạy cảm, tế nhị, điểm nóng, sáng tạo hài hòa, đột phá khẩu ngôn ngữ, khai thác mâu thuẫn, phân hóa đối tượng, quái kiệt thơ văn vân vân và vân vân...Toàn là lối nói nước đôi dở chừng úp úp mở mở chẳng gây ra một xúc cảm một ấn tượng gì vui buồn, khổ não, yêu thương, giận hờn oán trách cả thì sao có thể gọi đó là một tác phẩm văn học hở giời?

Anh còn đang gò lưng cho có bằng sơ học yếu lược chừng lớp 3 hay lớp 4 chưa xong, chim non chưa vỡ bọng mà muốn bàn thảo hội thảo về văn chương của Trạng Nguyên, Bảng Nhãn Thám Hoa. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng có phải là chuyện tức cười không?

Cái trò hợm hĩnh háo danh là chuyện bỉ ổi khốn nạn nhất ở Việt Nam. Giáo sư văn chương gì như cái lão Vũ Khiêu ù ù cặc cặc chả viết ra một tác phẩm nào cho ra hồn còn bày chuyện lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Bệnh mào gà của phụ nữ lão ấy không biết sao? Đã ngu dốt lại còn cùng đệ tử của mình sửa lại Truyện Kiều. Còn nữa bao ông nữa cũng vỗ ngực mình là tiến sĩ này nọ mà đọc diễn văn có mảnh giấy người ta đã viết sẵn mà đọc cũng không xong. Buồn thảm lắm thay cho nền văn chương Việt Nam



Theo tớ nên miễn bàn chuyện văn chuơng hiện đại hay hậu hiện đại đi mà ngược lại nên bàn nhiều về nền văn chương hư đốn tối tăm xuống dốc đang bị chế độ cộng sản thao túng, đám tuyên giáo công an an văn hóa ngu dốt thống trị xiết cổ khóa họng. Bàn về văn chương đòi quyền tự do sáng tác, quyền sống làm người, quyền dân chủ, đòi phúc lợi xã hội công bằng, đòi phục hồi lại danh dự phẩm giá đích thực của văn học. Xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, sa thải đám cai thầu văn chương ngu dốt hay nói phét hưởng đồng lương không chính đáng đi.

6.2.2016 Lu Hà 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét