Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 190

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 48

 

“Quan tổng trấn Tần công chu đáo

Nhờ vận may ai bảo dắt dê

Nuôi bò chăn ngỗng trở về

Hai chàng xe ngựa đề huề cử nhân

 

Thưa cậu mẹ hôn nhân trời định

Chuyện trăm năm dự tính ra sao?

Chị em họ Đỗ nghẹn ngào

Vui mừng khôn xiết xôn xao xóm làng

 

Mở rộng thêm khang trang nhà cửa

Lối Tràng An sắm sửa bộ hành

Tựu trường thi hội xướng danh

Dương Trân bảng nhãn Bửu giành thám hoa

 

Tuy chưa được nguyên khoa đỗ trạng

Kỳ thi đình tỏ rạng văn bia

Nhất nhì huynh đệ phân chia

Họ Dương tài tử trau tria bảng vàng“

 

Quan tổng trấn còn gọi là Tổng đốc là một chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm nhiều tỉnh thành. Tổng đốc coi mọi mặt về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt mình quản lý. Chức Tổng đốc được áp dụng tại China hai triều Minh - Thanh và một số nước Đông Á lân cận , trong đó có Việt Nam thời nhà Nguyễn. Đọc Truyện Kiều ai cũng biết viên tổng đốc vô liêm là Hồ Tôn Hiến.

 

Chức vụ tổng đốc được thiết lập năm Cảnh Thái thứ 3  thời Minh Đại Tông, theo lời tấu của Vu Khiêm để lập ra chức Tổng đốc Lưỡng Quảng. Vương Cao là vị tổng đốc đầu tiên[, nhưng chưa có trụ sở làm việc cố định. Tới năm Thành Hóa dưới thời Minh Hiến Tông, phủ làm việc của tổng đốc Lưỡng Quảng tại Ngô Châu mới chính thức được lập ra. Tổng đốc Lưỡng Quảng khi đó là Hàn Ung.

 

Tôi đang viết truyện thơ kể về hai họ Mậu Hà cảm xúc theo thơ lục bát của cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng không chắc chắn lắm triều nhà Tấn có chức quan này còn lớn hơn cả quan thái thú.

 

Các khoa thi hội và thi đình mở vào mùa xuân. Trruwowownfg An kinh đô có bắt đâù từ thời Hán, thuộc huyện Trường An tỉnh Thiểm Tây. Về sau chữ Trường An là tên gọi chung chỉ thủ đô của một nước, Việt Nam cũng bắt trước Tàu gọi thủ đô của mình là Trường An, kinh thành Huế ngày xưa có tên là Đồ Bàn thuộc vương quốc Chiêm Thành hay Chăm Pa cũng được gọi là Trường An.

 

Đầu ngao là loại rùa biển, đầu rất to. Ngày xưa đỗ Trạng Nguyên gọi là độc chiếm đầu ngao. Theo lệ cứ sau khi xướng danh những người đỗ cao nhất được mời vào đại điện đúng chỗ có khắc rồng và ngao. Hai anh em Dương Trân và Dương Bửu không đoạt giải Trạng Nguyên nhưng lại là Bảng Nhãn vị trí thứ hai và Thám Hoa thứ ba. Kỳ thi năm đó không có ai là Trạng Nguyên cả.

 

„Tiệc quỳnh lâm thượng hoàng triều kiến

Trước sân rồng đại diện quan trường

Quyển thi đệ nhất văn chương

Thâm sâu uyên bác Tấn vương thỏa lòng

 

Bậc hiền tài trẫm phong lục phẩm

Cả hai khanh như tấm gương trong

Trung quân ái quốc một lòng

Cung thiềm tháp nhạn cũng dòng á khôi

 

Mũ cánh chuồn bồi hồi gấm vận

Chiếu chỉ truyền tới trấn Hà Đông

Ngựa xe cờ biển chiêng cồng

Tiền hô hậu ủng vợ chồng Tần khanh

 

Khắp châu huyện phải nhanh chuẩn bị

Quan tân khoa tạm nghỉ qua đêm

Các nơi quán dịch buông rèm

Nam khương hồ hởi êm đềm tiệc hoa

 

Quân hộ vệ chói lòa gươm giáo

Thật nguy nga bố cáo toàn dân

Tiếng thơm tỏa khắp xa gần

Uy danh họ Đỗ  thêm phần họ Dương

 

Trẻ tới già bên đường chen chúc

Vệ với cơ thúc giục đi mau

Sắc xuân tía đỏ phô màu

Thổi kèn gióng trống sang giàu hiển vinh

 

Cậu nuôi dưỡng phỉ tình non nước

Chốn Hạc lầu quỳ trước Sư môn

Sân Trình cửa Khổng suy tôn

Văn hay chữ tốt càn khôn thánh hiền

 

Lập văn tế tổ tiên bài vị

Nhớ phụ thân rên rỉ khóc than

Cha con cốt nhục xương tàn

Rừng sâu núi đỏ gian nan trập trùng

 

Lễ tam sinh thủy chung Nho đạo

Xế bóng chiều tam giáo cách ly

Não nùng ở chốn u tỳ

Nghĩ câu phong mộc nhung y cảm phiền.“

 

Cung thềm tháp nhạn là chỗ đứng của Bàng Nhãn và Thám Hoa. Câu thơ ý nói hai anh em họ Dương tuy không phải là Trạng Nguyên thì cũng là á khôi. Giống như thi sắc đẹp người đẹp thứ hai sẽ được trao vương miện á hậu.

 

Lầu hạc có ý nghĩa về một giống chim hạc sống dai đến ngàn năm, nên mới có chữ tuổi hạc là sự sống lâu. Câu:“Trãng xế nhà xuân, mây giăng lầu hạc“, ý nói niềm thương tiếc người cha quá cố. Nhưng thực ra Dương Từ vẫn còn sống ở trên núi tiên học theo các đạo sĩ, anh em Dương Trân và Dương Bửu không biết rõ đó thôi

 

Sự vinh quang của một sĩ tử có sẵn từ những kiến thức học vấn được trau giồi huân tập thực sự sẽ được trọng vọng     qua các nghi lễ trang nghiêm như lập bàn vọng thiên. Bàn cúng để ngoài trời trước nhà mình bằng lễ tam sinh gôm ba con vật bị làm thịt cúng tế như bò, lợn và dê.

 

Phong mộc hay phong thụ có nguồn gốc từ câu:“Thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ, tử dục dưỡng nhi thân bất đãi“ nghĩa là: cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn phụng dưỡn đền đáp công ơn mà cha mẹ không còn nữa trên cõi đời này.

 

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 49

 

°Đọc hai chữ mặc liên thơ cũ

Khóc người xưa trú ngụ nơi nào?

Bỗng nhiên biền biệt thế sao

Nhà tranh mái rạ nghẹn ngào ly tao

 

Miền giá lạnh âm hao chẳng rõ

Trà Thạch còn cổ mộ trăng soi

Sông Tương cá nước mặn mòi

Thông kinh làu sử hẹp hòi công danh

 

Gối hoàng lương thôi đành để vậy

Giấc kê vàng lại thấy Nam kha

Bôn ba trong cõi ta bà

Cà sa bình bát sơn hà nổi trôi“

 

 Mặc Liên là câu thơ nói về một nhân vật có thật ở quê hương cụ Nguyễn Đình Chiểu chứ không phải đời nhà Tấn bên tên là Mạc Cửu đã chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Chân Lạp về tận Cà Mau.

 

Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã quy tụ dân cư đến Mang Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho đất này gặp tai họa.

   

Quân Xiêm vào cướp phá Mương Khảm, bắt Mạc Cửu đưa về Xiêm ở Vạn Tuế Sơn . Sau đó, ông trốn về Lũng Kỳ (Lũng Cả), dân xiêu tán tụ về với ông ngày một đông, nhưng do địa thế chật hẹp, ông mới trở về Phương Thành (Hà Tiên).

 

Thi sĩ Đông Hồ có thơ nói về công trạng của hai cha con họ Mạc như sau:

 

 Nghĩ vịnh Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích

   

“Chẳng đội trời Thanh Mãn

Lần qua đất Việt bang

Triều đình riêng một góc

Trung hiếu vẹn đôi đường

Trúc thành xây vũ lược

Anh Các cao văn chương

Tuy chưa là cô quả

Mà cũng đã bá vương

Bắc phương khi vỡ lở

Nam hải lúc kinh hoàng

Giang hồ giữa lang miếu

Hàn mạc trong chiến trường

Đất trời đương gió bụi

 Sự nghiệp đã tang thương...“

 

“Nơi chôn rau than ôi cắt rốn

Cảnh chùa chiền bề bộn khói hương

Phu thê tình nghĩa vấn vương

Canh gà eo óc chán chường buồn thiu

 

Cắp thiền trượng đìu hiu gió thổi

Hai trẻ thơ nông nỗi xa lìa

Sương rơi đầu ngõ đầm đìa

Hạt châu lã chã bên rìa rừng hoang

 

Trọn tấm lòng nén nhang u uẩn

Dâng hay tay kính cẩn cha già

Cù lao chín chữ khắc bia

Sinh thành dưỡng dục chẳng lìa xa nhau

 

Ngoài bảy mươi bạc màu sương gió

Mảnh hồn mây biết tỏ cùng ai

Cậu nuôi khôn lớn thành tài

Mẹ già cô quạnh khứ lai tủi hờn

 

Buổi chiều tà chập chờn đom đóm

Gà lên chuồng từng khóm đung đưa

Cúc tần tầm tã nắng mưa

Rào thưa vườn trống muối dưa qua ngày

 

Đời thiếu phụ đắng cay rầu rĩ

Ngọn đèn dầu thủ thỉ tâm tình

Trên tường cái bóng lung linh

Hai con gặng hỏi dáng hình của cha

 

Hòn vọng phu thiết tha chờ đợi

Chốn thiên thai vời vợi xa xôi

Trèo đèo lội suối than ôi

Rừng sâu vực thẳm núi đồi bao la

 

Tình phủ tử xót xa ảo não

Con theo cha tam bảo lẽ nào? 

Nam nhi quân tử sĩ hào

Sân Trình cửa Khổng bước vào thảnh thơi

 

Theo Nho gia thức thời kẻ sĩ

Nợ thanh khâm liêm sỉ làm người

Giúp vua trị quốc cứu đời

Mọi nhà no ấm muôn nơi thái hòa

 

Đọc văn tế khói nhòa ảm đạm

Đỗ nương nghe buồn thảm góc trời

Hai quan lục phẩm lệ rơi

Cây rung hạt lệ lòng người cảm thương

 

Đoạn thơ trên tôi mô tả tình cảm của hai anh em Dương Trân Dương Bửu sau khi đỗ đạt được triều đình phong chức tước coi như đã trả xong nợ thanh khâm để báo hiếu công ơn nuôi dưỡng sinh thành của cha mẹ và cậu. Nhất là người cha thì hai anh em tưởng rằng đã qua đời còn lập bài vị đọc văn tế. Đoạn thơ rất dễ hiểu, vậy xin miễn bình giảng giải thích ý nghĩa về câu chữ nhiều nữa.

 

4.4.2020 Lu Hà

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét