Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 42
„Hai trẻ nhỏ hanh thông sáng láng
Thày bám theo bước thẳng vào nhà
Ngỏ lòng cậu mẹ thiết tha
Xin nuôi Trân Bửu nhân hà cầu mong
Đường quan lộ thong dong ngày tháng
Đỡ gia đình tỏ rạng phiếu mai
Quốc gia lương đống hiền tài
Kinh bang tế thế trần ai mấy người
Đỗ nương Đỗ Khoái rơi dòng lệ
Hai chị em san sẻ niềm vui
Họ hàng lối xóm tới lui
Chúc mừng hai cháu mài dùi kinh thư
Nơi lầu hạc thiên tư chẳng phụ
Thày thương yêu truyền thụ kiến văn
Đường thi sĩ tử luận bàn
Anh hoa phát tiết chứa chan ân tình
Tuổi thiếu niên thông minh tột bậc
Đã ba năm như giấc chiêm bao
Chị em họ Đỗ nghẹn ngào
Dương Từ hai giọt máu đào chảy xuôi
Ơn Phật tổ thuyền trôi bát nhã
Cập bến từ thong thả Như lai
Đài sen ngào ngạt ban mai
Trong veo nước suối một hai chốn nào
Thơ Lục Nga cù lao chín chữ
Miếu Hà thần do dự mãi sao
Bây giờ cha ở nơi nao
Hỏi dò cậu mẹ thế nào cũng xong
Non Tùng Lãnh cầu mong đắc đạo
Aó cà sa tam bảo là nơi
Lại nghe Lão Tử thảnh thơi
Tu tiên dang dở chơi vơi nửa đường
Cũng chẳng ngại dặm trường cách trở
Hai chúng con lên đó tìm cha
Hiểm nguy quan ải sơn hà
Chắp tay quỳ lạy thiết tha toại nguyền
Đỗ nương từng thuyền quyên thục nữ
Chẳng nề hà tư lự bố kinh
Gìa nua chi trách phận mình
Hai con quyết chí thuận tình ra đi
Thật đáng mặt tu mi nam tử
Thấy cảnh chùa thi tứ thẫn thờ
Sãi Mầm thày Lộc ngẩn ngơ
Thiện Trai chẳng rõ bây giờ ở đâu?
Đại sư đã cạo râu xuống tóc
Tám năm rồi khó nhọc biết bao
Tụng kinh gõ mõ thế nào
Làm sao biết được núi cao rừng già“
Đoạn thơ này rất dễ hiểu, tôi thấy không có câu chữ nào cần phải bình giảng giải thich ý nghĩa làm gì. Mỗi người trong chúng ta, nếu đã biết đọc chữ Việt Nam thiết tưởng đọc lên là hiểu liền, hãy dành cho mình những phút giây thư thái, thư giãn thả lỏng toàn thân, lim dim đôi mắt lại mà hưởng thụ hồn thơ miễn phí. Hãy để cho từng chữ, từng câu, từng vần điệu, nhạc điệu của thơ, giọng ngâm thơ của Thu Hà vuốt ve âu yếm mơn trớn tự cảm thấy như được xoa bóp các đầu dây thần kinh trên cơ thể mình kể cả những góc khuất kín như bưng, sâu thẳm nhất của thể xác và linh hồn.
Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 43
“Khách thập phương sẻ chia chẳng có
Không khói nhang thày tớ bần hàn
Đại sư hòa thượng thế gian
Ngao du đây đó giang san chốn nào?
Coi bàn Phật ghẹn ngào chẳng nói
Nhện giăng đầy vời vợi ngóng trông
Oản xôi hoa qủa cũng không
Tượng ông Quan Vũ chất chồng bụi dơ
Mới cảm khái làm thơ để tặng
Cả một đời cay đắng xót xa
Vung đao năm ải đi qua
Kinh Châu thất thủ nhạt nhòa đầu rơi
Sư Phổ Tịnh thương người nghĩa khí
Mới cầu siêu thần trí tiêu tan
Cơ đồ Hán thất lụi tàn
Trương phi Lưu Bị khóc than thảm sầu“
Trong bộ Tam Quốc diễn nghĩa của tác La Quán Trung từng có đoạn: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ba người tâm đầu ý hợp, mới quen biết đã kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào Trương gia trang
Hoa Dương quốc chí mục "Lưu tiên chủ truyện" có viết: "Chúa Lưu Bị cùng Quan Vũ, Trương Phi ngủ chung giường, ăn cùng mâm, tình như anh em.
Phần Trương Phi truyện trong đó cũng viết: "Vũ hơn Phi mấy tuổi, nên Phi thường coi như anh."
Khi Quan Vũ lưu lại quân doanh Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu:
-"Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi."
Hơn nữa, "Tam Quốc diễn nghĩa" vẫn bị đánh giá là một cuốn tiểu thuyết "bảy phần thực, ba phần hư", tác giả La Quán Trung cũng không phải người thời Tam Quốc.
Rất có thể cuộc "kết nghĩa đào viên" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc của bộ ba Lưu – Quan - Trương chỉ là sự tưởng tượng của La Quán Trung lấy cảm hứng từ mối quan hệ "tình như huynh đệ như thủ túc" được Trần Thọ nhắc tới trong Tam Quốc Chí mà thôi.
Quan Vũ được Lưu Bị giao trọng trách trấn thủ Kinh Châu. Tôn Quyền sai người dụ hàng ông. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ đầu hàng, sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Tôn Quyền để tới Ích châu hoặc Hán Trung thuộc địa bàn của Lưu Bị.
Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường phục kích. Chu Nhiên để sổng Quan Vũ, nhưng bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt sống được Vũ cùng Quan Bình và Triệu Lũy. Cả Quan Vũ và Quan Bình cùng bị hành quyết tại chỗ.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung lại thêu dệt thêm chuyện mê tín dị đoan rằng sau khi nhân vật Quan Vũ chết, hồn phách không tan, lượn lờ đòi trả lại đầu; sau nhờ gặp một nhà sư mới giác ngộ, biến mất, nhưng vẫn thường hiển linh để giúp người này người nọ.
Thanh long đao không có thật của nhân vật Quan Vũ bị Phan Chương lấy mất, còn ngựa Xích Thố ngựa của Lã Bố, chưa bao giờ thuộc về Quan Vũ, được thưởng cho Mã Trung. Sau này hồn ma của Quan Vũ hiện lên để giúp con trai Quan Hưng giết nhân vật Phan Chương đoạt lại đao. Quan Hưng thật ra là quan văn, bị chết yểu, qua đời trước Phan Chương, còn ngựa cũng bỏ ăn để chết theo chủ.
Tôn Quyền sai người mang đầu Quan Vũ đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu ông đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu. Ngô lịch viết: Quyền đem đầu của Vũ đến chỗ Tào công.Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả tình tiết rằng Tào Tháo cho người dùng gỗ quý tạc thành thân người rồi chắp đầu lâu của Vũ vào an táng.
Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ. Mặt khác việc làm đó còn mang ý nghĩa chính trị không nhỏ: Tôn Quyền nộp đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để muốn thiên hạ biết rằng mình giết Vũ theo lệnh Tào Tháo, khiến Lưu Bị chĩa mũi nhọn vào họ Tào; nhưng Tào Tháo trọng táng Quan Vũ lại cho ra thông điệp khác: Tôn Quyền tự ý giết ông. Tào Tháo đã giải toả được sự hiềm nghi của mọi người và lái được mũi nhọn của Lưu Bị trở lại phía Tôn Quyền.
Nhà văn La Quán Trung thêu dệt nên chuyện rằng: "Ngày Tôn Quyền mở tiệc khao Lã Mông, hồn Quan Vũ đã quay về giết chết nhân vật Lã Mông. Vì hoảng sợ và để ly gián Ngụy và Thục nên Quyền đem đầu ông đến nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy vẫn hồng hào như còn sống. Cái đầu bổng trừng mắt ra nhìn, râu tóc dựng đứng lên; vì vậy nhân vật Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết. Câu chuyện này dựa trên một phần thực tế về cái chết của Lã Mông và Tào Tháo: không lâu sau khi đánh chiếm được Kinh châu, Lã Mông trở về cũng ốm nặng rồi qua đời, còn Tào Tháo bị bệnh đau đầu lâu năm rồi chết.
Quan Vũ bản tính kiêu căng ngạo mạn không những cùng con trai mất mạng, để mất Kinh Châu, mà còn khiến phe Thục Hán tổn thất lực lượng nặng nề, chiến lược của Gia Cát Lượng vạch ra ở Long Trung không còn khả thi. Sau này, Trương Phi vì nóng vội đi trả thù, đánh đập tướng sĩ, bị ám sát. Lưu Bị vì mối thù Quan Vũ đã mang quân đi đánh Tôn Quyền , kết quả bị Lục Tốn đánh thua tan nát, rồi bị bệnh mất. Rất nhiều quan tướng của Thục Hán cũng chết trận ở Ngô, như Mã Lương, Trương Nam, Phùng Tập, cha của Phó Thiêm là Phó Dung...
“Lấy cục than tám câu bảy chữ
Với năm vần tư lự khấu đầu
Về nhà lã chã giọt châu
Nguồn cơn kể rõ bóng câu muộn màng
Càng rầu rĩ trăng vàng ngọc thỏ
Cậu dỗ dành bày tỏ Đỗ nương
Tuổi tròn mười sáu khác thường
Nghe đâu trên huyện Nam Khương tựu trường
Các sĩ tử bốn phương tấp nập
Về dự thi cao thấp văn chương
Khuyên hai con trẻ lên đường
Sửa bầu quẩy níp hội hương thi đình
Đi nửa đường thất kinh sĩ tử
Giặc Tây Châu chiếm giữ đất đai
Lệnh truyền các trấn quan sai
Khoa sau lại mở nhân tài quốc phong
Cứ ba năm chờ mong mòn mỏi
Khắp muôn nơi bờ cõi ngậm ngùi
Thương thay con đỏ dập vùi
Tấn Vương trăn trở sụt sùi lệ rơi
Thôi đành vậy dưới trời hổ đứng
Chốn sơn lâm chịu đựng mãi sao
Anh em Trân Bửu nghẹn ngào
Cha thời sống chết lẽ nào chẳng hay
Hội rồng mây lắt lay ngày tháng
Chí nam nhi chẳng đặng ngồi yên
Thấy tòa miếu cổ kề bên
Lá rơi xào xạc trên nền đá hoa
Một hồ sen chan hòa ong bướm
Ở giữa sân thấm đượm hơi sương
Ung dung sảng khoái thi đường
Phấn tô nét chữ vách tường đá vôi
Đóa bạch liên bồi hồi tâm dạ
Bến sông Tương vàng đá phôi phai
Than ôi kinh sử văn tài
Mùa thu vàng úa trần ai vướng sầu”
Giặc Tây Châu ám chỉ quân đội viễn chinh Pháp chiếm thành Gia Định tức Sài Gòn ngày nay và Nam Kỳ lục tỉnh chứ thời nhà Tấn bên Tàu không hề có giặc Tây Châu, có thể là Tây Vực mà cụ đồ Chiểu gọi là giặc Tây Châu? Truyện thơ cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu viết bằng thể lục bát, thật lòng mà nói thơ cụ vần điệu còn gò ép nhiều vả lại mục đích của cụ chỉ nhắm vào đả phá đạo Gia Tô và cả đạo Phật luôn nên ở trong miền Nam không được phổ biến nhiều chỉ có hội văn hóa quê hương cụ là họ còn trân trọng sưu tầm đăng tải trên mạng Internet, vô tình lại lọt vào cặp mắt của tôi mà sáng tạo ra tập truyện thơ song thất lục bát này. Tôi thì trái ngược với cụ đồ Chiểu tôi hoàn toàn đứng ở vị trí khách quan làm trọng tài cho tất cả các đạo để quân bình tâm linh niềm tin tự do tôn giáo.
30.3.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét