Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 52
“Trời cản bước xa xăm rừng núi
Con theo cha lầm lũi sớm hôm
Mặc ai cô quạnh gối ôm
Tháng ngày rau cháo cá tôm lọ là
May mắn thay nho gia đạo nghĩa
Đọc sách nhiều thấm thía thánh hiền
Mẹ già thọ hưởng điền viên
Xuân qua thu lại muộn phiền phôi pha
Con chim khôn đất nhà quen thói
Đậu cành cao tươi rói ban mai
Ung dung chi chuyện khứ lai
Danh thơm học sĩ nhân tài quốc gia
Chuyên nghề văn say sưa học võ
Tiếng đồn xa dòng họ kinh luân
Dương Trân Dương Bửu công thần
Thanh gươm vó ngựa cứu dân sau này
Đánh Nữ Chân chặn bầy Kim dữ
Giúp Tân Vương hùng cứ một phương
Hôm nay trang trọng sảnh đường
Án thư dâng lễ thọ trường hai thân
Khách khứa tới gia nhân đầy đủ
Tần thái công phủ dụ rể hiền
Vu quy ván đã đóng thuyền
Ý trời đã định se duyên chỉ hồng“
Nữ Chân bao gồm Kiến Châu Nữ Chân là một bộ tộc lớn trong tam đại bộ của người Nữ Chân vào thời nhà Minh. Họ là nhóm cực nam của người Nữ Chân, hai nhóm khác là Dã Nhân Nữ Chân và Hải Tây Nữ Chân họ sinh sống ở các khu vực Mẫu Đơn Giang. Tuy Phân Hà tức sông Razdolnaya và Trường Bạch Sơn thuộc tỉnh Cát Lâm ngày nay.
Sau khi nhà Nguyên sụp đổ nhiều nhóm kháng cự ở Đông Bắc vẫn tiếp tục trung thành với Nguyên. Nạp Cáp Xuất (Nahacu), một viên quan của nhà Nguyên ở Liêu Dương đã tấn công Liêu Đông nhằm phục Nguyên. Mặc dù ông rốt cuộc đã bị nhà Minh đánh bại, song để bảo vệ biên giới phía Bắc, nhà Minh đã quyết định "chiêu an" người Nữ Chân để đối phó với các vấn đề liên quan đến tàn dư của nhà Nguyên trong vùng.
Giữa thế kỷ 16, kết cấu vệ quốc của nhà Minh đã hầu như biến mất và người Nữ Chân bị phân chia thành hai liên minh: Hải Tây Nữ Chân và Kiến Châu Nữ Chân. Liên minh Kiến Châu tồn tại ở phía bắc sông Áp Lục và gồm 5 bộ tộc: Tô Khắc Tố Hộ Hà, Nột Ha Tất, Uông Giai, Đổng Ngạc và Triết Trần. Dưới sự lãnh đạo của Vương Cảo, liên minh từng đột kích qua biên giới Minh và thậm chí đã giết chết tướng quân Minh tại Phủ Thuận. Một cuộc phản công lớn của người Hán đã kết thúc với cái chết của Vương Cảo và sự tan rã của liên minh.
Một số lãnh đạo bên trong Tô Khắc Tố Hộ Hà bộ đã sẵn sàng để đạt được vị trí của mình. Năm 1582, tù trưởng Ni Kham Ngoại Lan liên minh với tướng nhà Minh là Lý Thành Lương tấn công con trai của Vương Cảo là A Đài. Giác Xương An, là thuộc hạ của Lý Thành Lương từ khi gửi cháu nội Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến chỗ Lý làm con tim nhưng sau đó lại đối đầu với Ni Kham Ngoại Lan và cùng với con trai thứ tư của mình là Tháp Khắc Thế đến trợ giúp cho A Đài để giữ Cổ Lặc trại. Trong trận đánh sau đó ở Cổ Lặc, A Đài bị đánh bại, Giác Xương An và con trai ông bị Ni Kham Ngoại Lan tàn sát khi Lý Thành Lương nghĩ rằng họ nổi loạn và bỏ lại phía sau.
Đây là thời điểm mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích, con trai của Tháp Khắc Thế xuất hiện. Kế thừa chức vụ lãnh đạo bộ tộc Tô Khắc Tố Hộ Hà từ ông nội, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã giết chết Ni Kham Ngoại Lan. Ông ta đã chinh phục bộ tộc Uông Giai và tiếp nhận sự khuất phục của bộ tộc Đổng Ngạc. Việc thống nhất Kiến Châu Nữ Chân đã đặt nền tảng cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong việc mở rộng quyền lực của ông đến các vùng miền Nam và Trung Mãn Châu và lập nên một nhà nước riêng của người Nữ Chân.
Nhà Kim là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử China (Tàu). Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của triều Liêu, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đà sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng Bắc Tống định "Liên minh trên biển" nhằm giáp công đánh Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ Trung Nguyên cuối c ùng thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, khiến cho Tây Hạ cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, Nam Tống phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú), xưng bá tại Đông Á.
Thời nhà Tấn Nữ Chân hay Kim còn yếu chưa đủ mạnh chỉ coi như là quân rợ quấy phá vùng biên giới. Tần Công và hai chàng con rể đã trở thành công thần trong việc dẹp loạn Nữ Chân và giặc Kim.
“Giờ kể đến bạn đồng cảnh ngộ
Hà Mậu kia nào có ai hay
Long môn ngày ấy hôm nay
Vách xiêu nóc sập lắt lay gió lùa
Đìu hiu vắng úa màu cỏ lác
Vườn trống hoang xào xạc gió may
Gánh sầu nặng trĩu vai gày
Phu thê đứt đoạn mà day dứt lòng
Buồn thương vợ long đong ngày tháng
Ngậm bồ hòn quả đắng bấy lâu
Liễu Thơ cam chịu cơ cầu
Trâu già cõm cõi dãi dầu tuyết pha
Chân thất thểu sang nhà em gái
Mới hay tin gà mái nuôi con
Tháng ngày rầu rĩ héo hon
Phòng khuê chiếc bóng mỏi mòn tấm thân
Đường âm phủ dương trần xa cách
Hồn thê lương nào trách oán ai
Bảy năm dưới chốn tuyền đài
Thu Băng Xuân Tuyết cả hai lớn rồi
Giờ yên ổn cha nuôi mẹ dẫn
Phủ Tần công tổng trấn Hà Đông
Nghe đâu sắp sửa lấy chồng
Hai quan ngũ phẩm họ Dương đương triều
Đã từ bỏ mọi điều tín giáo
Đạo Ki tô chao đảo Tây phương
Nho gia nền móng cương thường
Công dung ngôn hạnh Tấn vương ban truyền“
Trong các triều đại quân chủ Á Đông, để phân biệt địa vị, chức vụ giữa các quan trong cơ cấu quan lại, triều đình do vua điều hành, thường dùng hai hệ thống tước vị và phẩm hàm. Phong tước (vị) như phong các tước Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam là hình thức ban tặng danh hiệu cho các hoàng tử, thân vương, công thần có công lớn đặc biệt với triều đình trong chế độ quân chủ, thường đi kèm với việc ban tặng đất đai. Bổ phẩm hàm như bổ vào trật Chánh nhị phẩm, hàm Tổng đốc trong quan chế là hình thức ban bổ, thăng chức, giáng cấp trong cơ cấu quan lại, thường được biết đến với thuật ngữ là Quan chế hoặc Quan chế Cửu phẩm Quan giai. Tần Công là quan Tổng đốc cai quản mấy tỉnh là nhị phẩm
Quan chế triều Nguyễn, tương tự như quan chế trong các triều đại bên Tàu, phân định hệ thống quan lại trong triều đình với hai ban văn võ có chín (9) phẩm từ Cửu phẩm là phẩm hạng thấp nhất đến Nhất phẩm là phẩm hạng cao nhất.
Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 53
“Mậu suy ngẫm không nên quảng bá
Tống nho kia lèo lá ngu dân
Mấy ngàn năm đạo quân thần
Tại gia tòng phụ tủi thân má đào
Gái xuất giá nghẹn ngào giọt lệ
Con nuông chiều được thể làm càn
Mân côi tràng hạt chứa chan
Niềm tin Chúa Phật giang san vững bền
Thật xứng danh thuyền quyên thục nữ
Con gái ta hiếu tử nho gia
Nỗi niềm bác ái vị tha
Tình thương dân tộc thái hà quang vinh“
So với Dương Từ thì Hà Mậu có phần sáng suốt hơn về Nho giáo do chịu ảnh hưởng bởi Ki Tô giáo, cơ sở triết học thực dụng Tây phương, chàng cho Tống Nho là thứ hủ bại thưà kế Khổng Nho theo hệ thống quân chủ độc quyền thống trị. Tống Nho còn được gọi là Tân Nho giáo hay Tống Minh Lý học là một trường phái của Nho giáo được xây dựng bởi Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường, được phát triển bởi Trình Hạo, Trình Di, Chu Đôn Di, Chu Hi thời nhà Tống và trở thành trường phái Nho học chủ đạo thời nhà Tống và nhà Minh.
Các học giả Tống Nho khai thác các nội dung của Kinh dịch, Phật giáo, Đạo giáo để giải thích nguồn gốc vũ trụ và các nội dung kinh sách của Nho gia. Họ cho rằng thế giới do "lí" (tinh thần) và "khí" (vật chất) tạo thành, trong đó lí có trước, thuộc về phái duy tâm khách quan theo cách phân loại của phương Tây. Chu Đôn Di cho rằng nguồn gốc thế giới là thái cực, thái cực sinh ra âm dương, ngũ hành, trời đất, con người, vạn vật, trước thái cực không có vật chất mà chỉ có "lý". Chu Hy dùng quan điểm lý học để chú giải lại các nội dung của kinh sách Nho học, ví dụ cho rằng nhân nghĩa lễ trí là biểu hiện của "lý". Vì vậy, Tống Nho còn được gọi là "Lý học".
Tống Nho là một nỗ lực để tạo ra một hình thức duy lý và siêu hình của Nho giáo bằng cách loại bỏ các yếu tố mê tín và thần bí của Đạo giáo và Đạo Phật đã ảnh hưởng đến Khổng học trong và sau thời nhà Hán . Người ta cố gắng trừu tượng hóa các quan điểm đạo đức của Nho giáo thành các khái niệm và mệnh đề triết học. Mặc dù các nhà triết học Tống Nho đã phê bình Đạo Lão và Phật giáo nhưng cả hai tôn giáo này đều có ảnh hưởng đến Tống Nho. Những nhà triết học thuộc trường phái Tống Nho đã vay mượn các thuật ngữ và khái niệm từ Phật giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, không giống như Phật giáo và Đạo giáo, người đã nhìn thấy siêu hình học như một chất xúc tác cho sự phát triển tinh thần, giác ngộ tôn giáo và sự bất tử. Các nhà triết học Nho giáo đã sử dụng siêu hình học như một hướng dẫn để phát triển một triết lý đạo đức duy lý hòng ép buộc khống chế nhồi sọ tẩy não con người vào một thứ niềm tin cá nhân mù quáng dưới dạng minh quân, minh chủ hay lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại.
“Đừng coi nặng sân Trình cửa Khổng
Đạo ông bà nòi giống phải luôn
Thánh thần gìn giữ linh hồn
Dưới nhường trên kính tổ tôn đợi chờ
Mậu trở lại nhà thờ công giáo
Gặp đức Cha giao hảo họ hàng
Phương Tây nền móng huy hoàng
Văn minh tiến bộ chói chang nhân loài
Đạo Phật cũng nguôi ngoai năm tháng
Ấn Độ sang cay đắng trung nguyên
Năm đời con cháu tổ tiên
Lẽ nào từ bỏ con chiên lạc đàn
Phật Gia tô chứa chan tình nghĩa
Hai phụ thân Hà Mậu Dương Từ
Tu tiên năm trải tháng dư
Kim đan từng uống vân du nẻo nào
Tình huynh đệ dạt dào hai họ
Mối nhân duyên sảng tỏ cung hằng
Mừng thay Xuân Tuyết Thu Băng
Dương Trân Dương Bửu xích thằng phỉ phong
Châu Kỳ cũng thuận dòng vào bến
Thăm bạn xưa lòng bện chặt hơn
Thủy triều sóng vỗ chập chờn
Con thuyền đạo pháp giận hờn sầu tang
Quan tổng trấn xênh xang mời tới
Hỏi lý do nguồn cội năm xưa
Đầm đìa nước mắt xin thưa
Núi tiên kể chuyện đời chưa thoả lòng
Thì ra vậy long đong tín ngưỡng
Tìm chưa ra tận hưởng niềm vui
Tần công cũng thấy ngậm ngùi
Thế gian đau khổ sụt sùi biển đông
Nhờ con nuôi tổ tông nòi giống
Vợ mang thai chiêng trống thu ba
Ki tô Nho giáo Phật Đà
Thuận hòa hữu hảo sơn hà bình an“
Trong tâp thơ này của tôi cái kết rất có hậu tam giáo thuận hòa, trái ngược hẳn với lôi suy đặc nho của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Cụ thể đây là ba nhân vật Dương Từ Hà Mậu và Lý Trí Niên.
5.4.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét