Truyện kể của Lu Hà phần 1
Tôi cần đấu tranh để được hiện sinh tạo nên những phóng thể
cho nhân loại và cuộc đời là cần thiết, tôi phải đấu tranh để được tồn tại là
quan trọng trước mắt bằng mọi giá để đạt được mục đích tối thượng mà mình đã ấp
ủ từ lâu khi còn ở Việt Nam. Chuyến đi Đức lần này như hổ về rừng chứ không muốn
trở về đồng bằng Việt Nam chịu nằm trong cái cũi sắt ở sở thú nữa.
Tôi nghĩ về thân phận mình mà ứa nước mắt ra, có làm 2 bài
thơ gọi là cùng đồng cảm về đời một người Việt Nam theo dòng suy tư với ông Thế
Lữ:
Sầu Ca Chuá Sơn Lâm
cảm tác thơ Thế Lữ: Nhớ Rừng
Mang một khối hờn căm vào cũi
Chuá sơn lâm lầm lũi thở than
Gầm gừ cám cảnh chiều tàn
Phong sương kiêu bạc tháng dần ngày qua
Con mãnh hổ vào ra tủi hận
Khinh lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ
Nhọc nhằn nhục nhã thân cô
Sa cơ phải chịu lao tù khổ đau
Chúng háo hức gần xa tấp nập
Đua chen nhau tới tấp đến xem
Bớm ong bay lượn quanh thềm
Bạn bè lơ láo từng đêm khóc thầm
Vợ chồng gấu xì xầm rên rỉ
Suốt cả ngày tăm tối dở hơi
Chuồng bên cặp báo xa xôi
Trầm tư đôi mắt một thời oai phong
Buồn nuối tiếc mênh mông rừng thẳm
Xót phận mình ảm đạm hôm nay
Bao nhiêu trằn trọc đắng cay
Tấm thân nô lệ đoạ đầy tháng năm
Tiếng gió thét thăng trầm dâu bể
Hỡi quê hương nỗi nhớ xa xưa
Tung hoành giưã chốn rừng già
Kiêu căng hống hách còn đâu hết rồi
Nghe khúc nhạc một thời dữ dội
Đoàn hùm beo khí thế đang hăng
Vai u cuồn cuộn nhịp nhàng
Cỏ gai lá sắc bẽ bàng hoàng hôn
Trong bóng tối chập chờn khí sắc
Đôi mắt ta sáng quắc ngọn đèn
Muôn loài khiếp sợ lo phiền
Say mồi lãnh chuá triền miên tháng ngày
Chốn hoang dã cáo cầy mấy đưá
Thần phục ta khiếp viá kinh hồn
Mê man từng miếng thịt ngon
Thỏ dê mềm mại đàn con lụi dần
Uống ánh trăng oai thần sơn chuá
Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng
Vươn vai máu chảy ngập rừng
Nay đâu còn nưã oai hùng tiêu tan
Thời oanh liệt ngút ngàn thù hận
Ôm niềm đau khổ tận cam lai
Canh khuya rền rĩ mãi hoài
Cháu con hậm hực tương lai phũ phàng
Ta ghét cảnh sưả sang giả dối
Mấy gốc cây cỏ dại tầm thường
Nước đen suối chẳng thông giòng
Những mô đất thấp lòng thòng điêu ngoa
Chúng bắt chước hoang vu ẩn dã
Cảnh oai linh hùng cứ nước non
Hùm thiêng một thuở vàng son
Mà nay thân phận tôi con ươn hèn
Ta ngao ngán đồng tiền nhơ bẩn
Giấc mộng vàng tan biến mất rồi
Rừng xanh kiêu hãnh ta ơi
Tự do vùng vẫy là nơi thiên đàng.
4.6.2012 Lu Hà
Hổ Mộng Rừng Xanh
Là chuá tể sơn lâm một thuở
Lỡ sa cơ đau khổ nằm đây
Gặm hờn một khối chua cay
Lũ người ngạo mạn đoạ đầy thân ta
Giương mắt bé trêu ngươi chọc tức
Căm giận này tủi nhục oai linh
Ngày xưa khỉ độc tinh tinh
Muôn loài cầm thú rạp mình sợ ta
Thân tù hãm ma tà hạ cấp
Ngang hàng bầy trán thấp dở hơi
Vợ chồng nhà gấu than ôi!
Suốt ngày vật lộn tả tơi góc chuồng
Thương thằng bạn trần truồng loã thể
Sà lim bên sư tử cũng hèn
Gà vịt ngan ngỗng bon chen
Xun xoe nịnh bợ bõ bèn gì đâu...
Ta mộng tưởng hang sâu vực thẳm
Thuở tung hoành ghê gớm xa xưa
Oai phong hống hách dư thưà
Kinh hoàng thiên hạ gió mưa hãi hùng
Ta gầm thét trập trùng dữ dội
Từ trong hang bóng tối mắt thần
Hươu nai nát bét dưới chân
Không gian tởm lợm điêu tàn hoang xơ
Ta hãnh diện bên bờ suối vắng
Đang say mồi rình uống ánh trăng
Mà nay thân phận bẽ bàng
Giang sơn đổ nát dở dang não nùng
Thế là hết tưng bừng náo động
Tiếng chim ca vang vọng oai hùng
Còn đâu mường mán trong rừng
Đời ta khô héo chết từng đêm thâu
Ta ôm hận thâm thù thế tục
Ghét loài người ác độc gian manh
Hương thơm ngào ngạt trúc cành
Cỏ hoa cắt xén nhân tình dối gian
Vài vũng nước toèn hoen giả suối
Gốc cây khô thần bí gì đâu?
Học đòi bắt chước hoang vu
Ngàn năm cao cả âm u núi rừng
Hỡi tổ quốc non sông hùng vĩ
Cuả ta đâu ngự trị hùm thiêng
Một thời oanh liệt ngả nghiêng
Tự do độc lập trống chiềng điêu ngoa
Ngày tận số đời ta ngao ngán
Hổ nhớ rừng số phận oan khiên
Hồn ơi! Giấc mộng triền miên
Rừng sâu núi đỏ thiên nhiên u hoài!
cảm tác thơ Thế Lữ: Hổ Nhớ Rừng
22.10.2012 Lu Hà
Tôi tưởng tượng mình giống như con hổ lưu vong trên đất
khách quê người, khát khao được sống tự do nơi rừng hoang. Tỉnh Schwerin là
cánh rừng đầu tiên, nơi phát ra những ánh sáng hy vọng đầu tiên. Tôi viết thư
căn dặn Sahra là tôi sẽ đi Pirna để thăm em và em đã viết liên tiếp mấy bức thư
liền là rất nhớ tôi. Tôi đã được đưa đến nhà máy có tên gọi VEB Lederwaren để
thực tập làm quen với dây chuyền sản xuất một tuần 2 buổi rồi lại trở về học tiếp
tiếng Đức.
Bỗng nhiên tôi thấy cổ mình bị sưng tấy lên, đi khám bác
sĩ bảo tôi phải nằm viện và họ sẽ phẫu thuật cho tôi. Khi xét nghiệm máu họ
phát hiện ra tôi có vi trùng lao, và tôi được cấp tốc đưa đến trung tâm điều trị
bệnh lao. Tôi không thể nào ngờ được một người có cơ thể cường tráng hay luyện
tập võ nghệ như tôi lại mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh này trước đây rất khó
điều trị nhưng với nền y học hiện đại và thuốc đặc hiệu lại nhập từ Tây Đức sẽ
không còn nan giải nữa. Thằng Thắng đội trưởng khi mới đặt chân lên nước Đức
khi đi xét nghiệm máu cũng được phát hiện sớm là trong hai lá phổi có vi trùng
lao thâm nhập. Nó được đưa đi điều trị cấp tốc 3 tháng, khi nó về đơn vị thì
tôi lại lò dò đến. Ông Bác sĩ viện trưởng dùng kim tiêm hút hết máu độc ứ trong
vết mổ ở cổ tôi và một tuần sau thì cắt chỉ. Thằng Thắng đến thăm mang cả bức
thư Tuyết Mai Tôi cũng đọc cho thằng Thắng cùng nghe. Trong thư viết cô ta cũng
bị lao, một tấm phim chụp hình cũng tốn hàng ngàn đồng. Tôi thương em khóc nức
nở, ông bác sĩ viện trưởng nghe vậy cũng cũng thấy mủi lòng. Nhưng ông cũng không
thể nào hiểu nổi một tấm phim chụp phổi lại tốn kém như vậy ở Việt Nam? Tôi lại
được Tuyết Mai báo cho có ông bác là cán bộ cao cấp của Đảng trước khi về nghỉ
hưu được sang thăm cộng hòa dân chủ Đức, nghỉ tại thành phố cảng Rostock, tôi được
thể xin phép ông bác sĩ cho tôi đi Rostock thăm bác Hải một ngày. Có thể bác
tôi sẽ tới bệnh viện này thăm ông. Bác tôi thay mặt đảng và chính phủ Việt Nam
cám ơn ông đã điều trị bệnh lao cho tôi. Tôi cứ phét lác như thế làm ông bác sĩ
viện trưởng xúc động quá, nghẹn ngào không biết nói sao. Dù sao ông cũng là một
bác sĩ của một nhà nước cộng sản luôn thích được cái tiếng thơm cái danh tiếng
ông được lan sang một nước anh em vùng đông nam châu Á.
Nhưng tôi nghĩ Tuyết Mai thuộc thành phần con ông cháu
cha, cô ta có tiêu chuẩn được đi khám bệnh tại bệnh viện Thụy Điển, hay 108 của
quân đội, thuốc men và chụp hình toàn bộ miễn phí. Sau đó Tuyết Mai cứ quen mui
đến vay mượn tiền của một ông thợ ảnh là chỗ bạn bè thân quen với bố tôi. Cô ta
năn nỉ ông ta cứ cho mượn tạm sau tôi sẽ gửi giấy ảnh về và sẽ bán lại giá rẻ,
cô ta còn đến nhà bác Châu Lô, bác trai từng là bí thư tỉnh ủy Vĩnh Yên ngày
xưa, bác gái là thẩm phán tòa án tối cao đều là chỗ thân thiết với bố mẹ Tuyết
Mai, rồi mượn của hai bác chiếc xe đạp, vì thiếu tiền tiêu cũng bán đi không trả
lại. Anh con trai nuôi hai bác là sĩ quan quân đội gửi thư cho tôi nhờ giúp đỡ.
Có đứa con gái thì giao trả cho bố mẹ tôi nuôi, vậy Tuyết
Mai lại sống hoàn toàn tự do như những ngày đầu chúng tôi quen nhau. Cô ta lừa
một anh chàng tên là Nguyễn Như Phong căn hộ ở Thành Công, bán lại với giá hoa
hồng rồi cuỗm luôn cả số tiền lớn đó vào Sài Gòn mở cửa hàng kinh doanh đồ cổ.
Anh chàng vịt giời đó cũng gian trá khai man là em trai tôi, vừa
dọn đến ở một hai ngày thì bị công an tiểu khu đến tịch biên luôn căn hộ đó, tống
khứ anh ta ra khỏi cửa. Anh ta lại chạy đến nhà bố mẹ tôi mếu máo khóc. Cả người
mua lẫn người bán đã làm trái pháp luật nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa về
nguyên tắc sở hữu toàn dân. Đất đai kể nhà cửa do nhà nước xây dựng là tài sản
toàn dân do nhà nước quản lý, công dân không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử
dụng. Khi công an hỏi bố tôi là Nguyễn Như Phong có phải là em trai tôi không?
Thì bố tôi trả lời: Không phải, không hề quen biết anh ta là ai?
Làm ăn thua lỗ ở Sài Gòn hay buộc phải hoàn trả lại số tiền
cho anh chàng vịt giời kém hiểu biết kia. Tuyết Mai lại quay trở lại Hà Nội mua
một căn nhà lá ở ngoại thành, căn hộ ở Thành Công cũng mất tiêu. Thật là dại dột
vô cùng, nếu không ở nữa thì có thể nhờ bố tôi cho thuê, để có tiền nuôi con có
phải tốt không? Tuy ở ngoại thành thỉnh thoảng Tuyết Mai cũng đến thăm con gái
và xin phép bố mẹ tôi cho về nhà chơi sáng mai đưa trả lại. Còn chiếc xe đạp của
vợ chồng bác Châu Lô sau này Tuyết Mai có từ Sài Gòn gửi tiền ra Hà Nội đền bù
lại, anh con nuôi cũng không viết thư kêu ca gì nữa? Tuy là cán bộ cao cấp về
hưu hai bác sống cũng rất chật vật theo chế độ bao cấp tem phiếu. Sau đó Tuyết
Mai cặp bồ với một anh chàng làm đạo diễn điện ảnh người Hà Lan, anh chàng này
bảo lãnh Tuyết Mai đi du lịch qua Nga, rồi họ đến đại sứ quán ở đó xin chiếu
khán sang Hà Lan. Con gái thì Tuyết Mai lừa bố mẹ tôi đưa đi chơi, thăm Vịnh Hạ
Long một tuần rồi sau đó mất hút luôn. Bố tôi có viết thư hỏi ý kiến tôi, có cần
báo công an không? Tôi trả lời không cần báo, đi được thì cứ đi, cho có mẹ có
con làm niềm vui niềm an ủi cho cuộc đời cô ta. Tôi cư xử như vậy là tận tình tận
nghĩa với Tuyết Mai. Chính Tuyết Mai cũng thừa nhận chưa bao giờ tôi nói với cô
ta một câu: Anh yêu em, anh sẽ trọn đời trọn kiếp sống bên em. Chuyện cô ta muốn
tôi cưới làm vợ thì tôi bỏ Hoàn và cưới luôn. Tất nhiên đã cưới thì phải có con
bằng mọi giá là thuận với quy luật của tự nhiên và tạo hóa. Bố Mẹ tôi cũng 10
năm hạnh phúc với tuổi già sớm tối có ông có cháu có bà có cháu là có con gái
tôi sống ở bên cạnh. Bố tôi viết thư kể nó như một nghệ sĩ nó biết làm các động
tác ông cạo râu, bà nhai trầu bỏm bẻm, thím trải tóc cho cả nhà cùng cười.
Nay mẹ nó bắt cóc nó đi, tôi khuyên bố mẹ tôi hãy nén tình
cảm lại coi như mình làm một việc để phúc cho đời, đừng kiện cáo gì cả.
Còn sau này đứa con gái đó có nhớ tới ông bà và các chú thím cưu mang duy trì cuộc sống trẻ thơ bình an hồn nhiên cho nó không thì tùy theo ý trời và định mệnh của mỗi con người.
Còn sau này đứa con gái đó có nhớ tới ông bà và các chú thím cưu mang duy trì cuộc sống trẻ thơ bình an hồn nhiên cho nó không thì tùy theo ý trời và định mệnh của mỗi con người.
17.8.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét