Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Phận Bèo Duyên Sen Bể Ái Trầm Luân





Dáng Sen…

Trong đầm búp nở mượt mà sen
Noãn mọng hồng tim ngắm chẳng hèn
Nguyệt ngả lồng đêm trời sẫm tối
Hoa tràn lượn bóng bể màu đen
Vườn mơ khuyết ẩm cong đường ngọc
Ngõ mộng hồ thu ửng ánh đèn
Cuội giỡn trăng tình hương uyển dáng

Ly ngà chén tưởng đượm nồng men ...

20.06.2016 Giang Hoa


Dấu Bèo Đài Sen…
họa thơ Giang Hoa: Dáng Sen…

Cánh bèo vương vấn dấu đài sen
Tình ái sá chi kiếp phận hèn
Vàng đá mờ phai môi đỏ thắm
Kim ngân phủ lấp mắt huyền đen
Thuyền quyên yểu điệu bên bờ liễu
Quân tử bâng khuâng góc cột đèn
Duyên nợ sương thu trăng ảo não
Hồn mây day dứt chút hương men…

23.6.2016 Lu Hà

Hoa sen trong Phật Giáo được lấy làm biểu tượng cho tín ngưõng của mình. Các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hột. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều nầy, nói lên một triết lý sống; nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.
Trong dân gian hoa sen biểu tượng cho tình yêu thương thuần khiết, chân thành giản dị. Nên mới có câu ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.“

Hoa sen chỉ ưa nở vào mùa xuân mùa hạ, mùa thu thi tàn lụi, mùa đông khô héo xác xơ.
Còn bèo tây tiếng gọi ngoài Bắc hay lục bình tiếng gọi trong Nam cũng hay sinh sản phát triển mạnh ở đầm chuông hồ ao như sen thì sức sống dai dẳng cả bốn mùa xuân hạ thu đông, người ta dùng làm phân bón hay chăn nuôi gia súc rất tiện lợi. Nữ thi sĩ làm bài đường thi lấy tiêu đề: " Dáng Sen..." thì Lu Hà tôi đối họa cảm hứng thành: " Dấu Bèo Đài Sen "

Trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du đã để anh chàng nho sinh Kim Trọng tán tỉnh nàng Kiều hai câu rất ý vị:
"Tiện đây xin một hai điều
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?" là một gợi ý hay cho tôi họa lại bài thơ "Dáng Sen..." của Giang Hoa thành" Dấu Bèo Đài Sen...":

Cả hai bài thơ tôi gồm lại một chủ đề:" Phận Bèo Duyên Sen Bể Ái Trầm Luân"

Bây giờ tôi xin thong thả từ từ bình về ý nghĩa nội dung gía trị nghệ thuật của hai bài thơ này.

Giang Hoa:
“ Trong đầm búp nở mượt mà sen
Noãn mọng hồng tim ngắm chẳng hèn“

Lu Hà:
“ Cánh bèo vương vấn dấu đài sen
Tình ái sá chi kiếp phận hèn“

Cây tre hay cây trúc, là một biểu tượng phi thường của mẫu người quân tử bởi loại cây này tuy thân cứng nhưng vẫn mang cảm giác mềm mại, thân đổ nhưng không gãy. Ruột cây tre trúc rỗng như tinh thần tự tại, tâm tư hảo sảng không mơ màng công danh lợi lộc, địa vị và vật chất. Và cũng giống như một người quân tử, tre trúc chết đứng chứ không rũ xuống như những loài cây, hoa khác. Cây thông khí phách hiên ngang không kém gì tre trúc. Nên Cụ Nguyễn Công Trứ mới có câu:

"Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo"

Còn hoa thì có hoa cúc chịu rét giỏi cả mùa đông các loài hoa cây cỏ khác tàn lụi cả nhưng cúc vẫn mơn mởn cũng coi là loại hoa mà các đấng trượng phu anh hùng hào kiệt ưa thích. Nhưng hoa sen chỉ nở vào mùa xuân mùa hạ vẫn được nữ sĩ Giang Hoa trân trọng ngắm nghía noãn mọng tim hồng chẳng hèn chút nào biểu tượng của nhân từ thuơng ái. Sen và bèo rõ ràng là hai đẳng cấp khác nhau, tôi không muốn nói về quan hệ giai cấp giàu nghèo mà muốn nói về gía trị tâm linh tinh thần. Phận bèo trôi nổi vì rể bèo chơi vơi không cắm ngập sâu trong bùn lầy như thân cây sen rỗng ruột còn có củ ngó trắng nõn nà. Cả cây sen và ngó bẻ ra thì dây tơ vướng vít. Hoa sen có 8 cánh sặc sỡ đủ sắc màu. Giống sen màu hồng là hồng liên, giống sen màu trắng gọi là bạch liên, chứ hoa bèo thì giản dị cùng, lá bèo hình tròn, màu xanh lục, Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo trôi nổi trên mặt nước. Ba lá bèo đài giống như ba cánh. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước phát triển nhanh có thể làm tắc nghẽn sông ngòi kênh rạch cản trở giao thông đường thủy. Bèo tầm thường như vậy mà vẫn được sen thuơng đến ví như ái tình. Khi người ta yêu nhau thì bất chấp thân thế nguồn gốc.

Giang Hoa:
“Nguyệt ngả lồng đêm trời sẫm tối
Hoa tràn lượn bóng bể màu đen“

Lu Hà:
“Vàng đá mờ phai môi đỏ thắm
Kim ngân phủ lấp mắt huyền đen“


Theo quan niệm của người xưa thì trái đất hình vuông còn bầu trời như cái lồng bàn úp lên cái mâm đất. Nguyệt chỉ mặt trăng trong có cung Quảng Hàn nơi nàng Nguyệt Nữ hay Hằng Nga ở. Trăng tàn nguyệt lặn là lối nói của các thi nhân, Khi mặt trăng hay áng nguyệt bị mây mờ che phủ thì trời trở nên sẫm tối. Đóa hoa sen cũng cố tràn lượn theo mặt hồ gợn sóng khắc khoải trong màu đen mênh mông âm u như biển cả. Tình yêu son sắt cũng có thể mờ phai theo thời gian với làn môi đỏ thắm chỉ tuổi xuân người thiếu nữ có lứa có thì. Kim ngân là sức mạnh của bạc tiền có thể lung lạc che phủ đi ánh mắt huyền đen đáng yêu tưởng như rất mực thủy chung được không? Thơ là những hình ảnh tượng trưng siêu thực hoàn toàn do trí tưởng tượng mới hay. Thơ khác văn là ở chỗ đó, văn phải mạch lạc khúc triết cụ thể chứ không mơ mộng huyền hoặc bay bướm vẩn vơ như thơ. Thơ là cái nội cảm bện trong thầm lắng êm dịu hài hòa, văn là cái xốc vác sôi nỏi bên ngoài. Đọc văn không cần nhiều trí thông minh, đọc thơ thì con người phải thông minh đa sầu đa cảm mới hiểu được. Nếu ai đó đọc thơ mà muốn ngô ra ngô khoai ra khoai miễn chỉ có chữ có vần thôi thì sẽ trở nên khó chịu với thi nhân và vội chê bai thi nhân làm thơ khó hiểu ý tứ mênh mộng thậm chí còn cho là lộn xộn mà phủ nhận tài ba của người ta ca ngợi những thứ không đáng ca ngợi thì là một điều bất hạnh cho cả một dân tộc không biết thưởng thức cái hay của nghệ thuật chân thiện mỹ.

Giang Hoa:
“Vườn mơ khuyết ẩm cong đường ngọc
Ngõ mộng hồ thu ửng ánh đèn“

Lu Hà:
“Thuyền quyên yểu điệu bên bờ liễu
Quân tử bâng khuâng góc cột đèn“

Vườn mơ chắc hẳn là vườn xuân tình ái, nhưng mặt trăng kia mặt nguyệt kia sao không tròn vành vạch mà lại khuyết tàn đi do mây lạnh hơi nước ẩm ướt hay do theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Trăng nguyệt chỉ người con gái ngọc ngà thân hình đường nét uống cong tất cả chỉ lá một chuỗi tưởng tượng biến hóa theo tâm trạng con người trần gian. Rồi đến ngõ mộng hồ sen thu cũng ửng ánh đèn. Ánh đén ở đâu le lói trong phòng the hay nửa hình mặt trăng soi đáy hồ thu nguyệt? Cảnh vật là thế thực thể con người thì sao? Thuyền quyên chỉ cô gái đẹp thướt tha bên bờ liễu, còn chàng quân tử kia liệu đã trinh phục được trái tim nàng hay còn bâng khuâng tự lự đứng dưới gốc cây hay góc cột đèn chờ đợi hút hết diếu thuốc này đến điếu khác...?

Giang Hoa:
“Cuội giỡn trăng tình hương uyển dáng
Ly ngà chén tưởng đượm nồng men ...“

Lu Hà:
“ Duyên nợ sương thu trăng ảo não
Hồn mây day dứt chút hương men…”


Anh chàng Cuội theo truyền thuyết là người tiều phu chuyên làm việc thiện đức,vì tiếc cây đa có lá cải tử hoàn sinh mà phải lên cung Trăng ở. Nhiều người lại diễu nhau là nói dối như Cuội. Một anh chàng danh tính không rõ ràng mà giỡn cả trăng tình hương uyển dáng còn khách đa tình dưới trấn gian thì cũng ly ngà mà tưởng đựợm nồng men... Tất cả chỉ là ảo giác gỉa tưởng cho cái duyên nợ khó lường ngàn thu suơng rơi vầng trăng ảo não buồn cho cái phận bèo tây lục bình, duyên sen mong manh bể ái trầm luân như mảnh hồn cô đơn bạc bẽo nuối tiếc chút hương men như hoa sen nuối tiếc giọt sương mưa thu thu cuối mùa. Công bằng mà nói không hề c ó ý  tư vị, theo tôi hai bài thơ đường này hay, kẻ xướng người họa ă
n ý  hòa nhịp thi vị đường thi.

23.6.2016 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét