Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Luận Bàn Về Việc Học Và Hành





Nhân dịp cô Lâm Thu Hiền có viết bài tâm sự trên facebook: “Chuyện Con Tôi “
Vậy tớ cũng muốn viết đôi dòng bàn luận với các bạn trẻ Việt Nam về vai trò của ngành giáo dục quan trọng như thế nào?
Trẻ em là tương lai của đất nước. Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Một nước có giàu mạnh phú cường thì phải có nhiều nhân tài. Đã muốn thực tâm chọn lựa nhân tài thì bất chấp nguồn
gốc xuất xứ thành phần lý lịch. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài: Bàn luận về phép học, phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Trong bài luận ngắn này tớ không thể miên man phân tích kỹ về ý nghĩa của chữ “ học “ và chữ “ hành“. Tất nhiên học phải đi trước hành rồi. Không có học mà cứ hành tức là làm bừa làm ẩu chắc chắn sẽ thất bại.
Trẻ con theo tớ mà học qúa xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 4 lúc nào cũng đứng đầu lớp chưa hẳn đã là điều hãnh diện tự hào lớn lao cho các bậc làm cha làm mẹ? Vì cô giáo hay xếp các em này làm lớp trưởng nên vì vừa lo học lại lo gánh vác trách nhiệm tập thể mà ít thời gian chơi đùa cũng là thiệt thòi cho tuổi thơ. Đại để học khá là được. Ngay đến Abert Einstein là nhà khoa học lớn người Do Thái, một người được coi thông minh nhất hành tinh của thế kỷ 20, chỉ số IQ của ông là 175%, người bình thường là 100%. sinh viên giỏi văn hay toán chừng 100 đến 110%, nghe nói ông Abert cũng 3 năm học đúp vỡ lòng thì phải? Tản Đà toàn thi trượt, Tam Nguyen Yên Đổ cũng mấy lần thi trượt, sau quyết chí dùi mài đèn sách mà đỗ liền 3 giải nguyên.
Tớ không phải là nhà sinh lý học nên mới nghĩ rằng: Hình như bộ óc trẻ thơ dưới 12 tuổi còn non nớt đang phát triển chưa ổn định, một là ta ép nó học, hai tự nó cứ cố cứ cố học cho đẹp lòng cha mẹ mà dồn hết thần kinh sức lực ra có phải tự vắt kiệt sức mình không? Bông hoa sớm nở thì lại chóng tàn là nguyên lý tự nhiên. Tớ thích trẻ con hiếu động tinh nghịch vui tuơi lanh lợi hơn đứa trẻ mà lúc nào cũng tỏ hiền lành, gặp ai cũng khoanh tay khúm núm con chào ông, chào bà ,chào chú, chào cô ạ! Tất nhiên kính trên nhường dưới là nhân cách quan trọng đáng lưu tâm khuyến khích lắm chứ? Nhưng không nên thái qúa, hình thức câu nệ qúa mà bắt ép trẻ em theo ý muốn độc đoán của mình mà vô tình bóp nghẹt ý thức tự do hài hoà tự nhiên hồn nhiên của trẻ đi.
Theo tớ: ta nên dạy trẻ con khoan thai bắt tay đàng hoàng lễ phép lịch sự chào hỏi người lớn hơn là khúm núm chỉ tổ tạo ra tính cách ươn hèn tiểu nhân sau này. Trẻ con mà con ruồi đậu mép không thèm đuổi, bảo đâu ngồi đó ngoan ngoãn có khi còn đáng lo hơn đứa trẻ hay lý sự hơi ương ngạnh.
Đa số các thiên tài tuổi trẻ đều hoạt bát và có một người mẹ hay người chị hiền theo ý kiến của nhà triết học Platon. Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài, nếu không có dị tật bẩm sinh. Vai trò tình thương yêu của người mẹ người chị quan trọng như thế nào cho đời sống sự phát triển não bộ trẻ thơ.
Ta nên lấy chuyện ông Trần Đăng Khoa làm một bài học, còn bé xíu tuổi đã biết làm bài vè có tí chính trị chửi tổng thống Mỹ ngu mà chúng ta vội tôn lên làm thần đồng về thơ là giết chết bóp cổ linh hồn trẻ thơ đó, tạo tính kiêu ngạo tưởng mình là nhất, là thần đồng thật, lớn lên lại thành phế trải thần nhôm, thần sắt rỉ.
Sinh viên Việt Nam có tiếng học giỏi, có tài bắt chước ở nước ngoài, công nhân lao động khéo tay tài gia công làm hàng rỏm, hàng nhái nhưng không có sáng tạo phát minh ra sản phẩm thật. Cho đến bây giờ Việt Nam tiến sĩ thạc sĩ nhiều nhan nhản lăn lóc ngoài đường như khoai lang, khoai sọ nhưng đến cái đinh ốc cũng phải mướt mồ hôi mới làm ra được. Ngay đến ông Ngô Bảo Châu học cực giỏi về môn toán là sinh sinh cao cấp ngoại hạng cùng đoạt giải toán với vài sinh viên quốc tế khác, nhưng ở Việt Nam vội phong hàm giáo sư và người ta cứ gọi giáo sư Ngô Bảo Châu hoài. Còn mấy sinh viên các nước kia cũng đoạt giải khuyến khích toán như Ngô Bảo Châu, các nước đó chả có đài báo truyền thanh truyền hình chi hết. Dân nước họ coi là chuyện bình thường. Việt Nam lại bơm lên là giải Nobel toán học. Môn toán anh chàng Châu ấy giỏi nhưng các môn khác như tâm lý xã hội, tinh thần văn nhân, thì Châu lại như kẻ vô học chuyên nổ xằng phát biểu linh tinh bị mọi người ném đá mà phải khóa trang Web:Thích Bảo Châu hay Thích Học Toán lại. Vậy một kỳ tài toán như ông Châu liệu sẽ ích quốc lợi dân gì? Hay chỉ là cái nghề kiếm lắm xu thôi cơm áo gạo tiền thôi?
Bản tính người Việt Nam có thói quen thích xu nịnh, a dua, khôn lỏi, khôn vặt, ghen ghét hiền tài, nhất thân nhì quen, thích kết bạn giao du với con nhà thần thế để nhờ vả. Ai đó học qúa giỏi mà cương trực thẳng thắn không chịu khom lưng làm tôi mọi có thể bị hại thân diệt tộc. Vu cho là có tư tưởng làm phản chống lại triều đình qua ý tứ của bài thơ, bài văn v. v….Nên từ các triều nhà Nguyễn bãi bỏ phẩm hàm Trạng Nguyên mà chỉ còn lại là thủ khoa hay thám hoa bảng nhãn.
Thơ văn hay qúa mà không hồng cũng có thể bị vạ mồm, vạ tài mà còn bị đày ải đến án tù khổ sai chung thân cho thân tàn ma dại. Suốt đời làm cu li như giun dế khó mà ngóc đầu lên. Muốn tiến thân bằng con đường cử nghiệp phải có cha mẹ ông bà thân nhân tốt bảo đảm, nếu không phải lo kiếm một lá bùa hộ mệnh là tấm thẻ đảng viên, đoàn viên. Thi đại học đỗ điểm cao nhất ở các khối A, B, C, D gì đó chưa chắc đã được nhận vào học đại học. Học xong rồi là kỹ sư giỏi chưa chắc đã có việc làm vì thiếu tiền bôi trơn nhờn mép các cửa quan cửa công ty ....
Tớ ngày xưa đi học từ vỡ lòng đến lớp 2 đều xếp cuối hạng, ông nội tớ là một Thày đồ hay chữ nhất làng lo qúa. Mình là một bậc cao nho hay chữ uyên thâm mà có thằng cháu đích tôn sinh ra để ôm chân bàn thờ ông vài suốt ngày cứ cái quần đùi đen chùi trũi như con dái cá hì hụp bơi lội đầm chuông ven sông lười học mải chơi như vậy? Ông phải tìm Thày phụ đạo dạy thêm trong dịp nghỉ hè ở lớp vỡ lòng. Nhưng cũng may mỗi năm mỗi lớp. Đến năm lớp 3 mới khá lên tí chút. Sau một đêm ngủ dậy thấy bà cô để cuốn Thủy Hử trên đầu giường. Mình thấy cuốn sách bạc phếch sờn gáy mới tò mò đọc và cứ cuốn hút theo và tự nhiên chữ quốc ngữ cũng khá hơn, nhưng chỉ là học sinh trung bình. Ông nội mắng cho: Mày cứ ăn rồi rong chơi ngủ trưa mộc nhĩ nó mọc cả ra tai. Ông kể chuyện: ngày xưa bố mẹ tao nghèo đến mức không có tiền mua dầu thắp đèn. Nhưng tao chăm học mới bắt con đom đóm bỏ vào cái lọ làm đèn mà đọc sách. Mình cảm động lắm. Sau này tự mình cũng đọc sách cổ kim nhiều mới biết chuyện của ông là chuyện Trần Minh khố chuối. Tủm tỉm cười thì ra ông nội mình bịa ra để làm gương cho cháu ông.
Mình mới sĩ diện và quyết tâm không lẽ mình chịu kém ông nội? Rồi kể từ năm lớp 7 đến khi thi tốt nghiệp phổ thông toàn đứng đầu lớp làm cán sự văn, toán, lý, hóa.
Năm học lớp 2, lớp 3 rất nghịch cả làng cho là thằng bé ngỗ ngược vì vật nhau với một đứa trẻ trong làng làm gãy chân nó.
Nói như vậy không phải khoe về tớ đâu. Từ tớ mà suy ra nên tớ không hề ép con cái phải học tập ganh đua hơn kém với thiên hạ mà cứ từ từ và nên chăm chỉ học chứ không ép buộc như các bậc cha me khác. Tớ có viết một bài luận về giáo dục của Việt Nam so với bình diện quốc tế nhân xem tấm hình con gái nữ sĩ Mai Hoài Thu nhận bằng khen ở Mỹ.
Tớ thấy các ông thi sĩ nhà ta hay thơ như Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng v. v... sao toàn bệnh tật chết yểu cả? Hình như các anh chàng này qúa chú tâm đến lĩnh vực tinh thần mà ít chăm lo rèn luyện sức khoẻ? Giống như ngọn đèn điện sáng qúa công xuất mà dễ bị chập mạch nổ bóng? Lý Bạch ngày xưa thích làm thơ lại giỏi múa gươm như một tay giang hồ lãng tử thể chất dồi dào tinh thần mẫn tiệp, cụ Nguyễn Công Trứ răng lợi móm mém còn muốn cưới cô hầu non làm vợ cũng thấy hay hay. Tớ viết bài luận này chỉ có ý học ra học chơi ra chơi. Phải coi chuyện học như một thú vui tinh thần, một nhu cầu không thể thiếu được như cơm ăn nước uống hàng ngày. Hiểu biết là sức mạnh và niềm vui. Còn học để ra làm quan, tiến thân công danh sự nghiệp chí nam nhi hay cốt kiếm nhiều xu lương bổng cao. Vậy cũng tốt thôi.
Nhưng nếu ta coi học như thú vui tinh thần chắc sẽ làm cho cuộc đời ta hạnh phúc hơn.

30.6.2016 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét