Tối qua lên mạng vô tình tôi có đọc lá
thư của anh Trần Mạnh Hảo, gửi cho ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo của nhà nước
cộng sản Việt Nam phàn nàn kêu ca về cách dạy dỗ con em chúng ta hiện nay, nhất
là trong môn học quốc văn, phàn nàn về nền văn chương học vấn của ta đã xuống cấp
kém cỏi vô cùng.
Anh lấy ví dụ về một bài văn được điểm
10 trong kỳ thi tuyển chọn học sinh đại học khối D. Là một công dân, là một người
Việt Nam nói tiếng Việt, tôi trân thành cảm ơn anh. Bài viết của anh rất hay,
xúc tích, ngắn gọn, có tình có lý và anh cũng không quên bày tỏ nỗi lo của mình
chỉ là một công dân bình thường, mà dám vuốt râu hùm, lo ngại công an mật vụ cộng
sản đến cạo lông sửa gáy cho anh…? Anh Hảo ạ! Làm một kẻ sĩ, sinh ra trong trời
đất này, sống để làm một người đàng hoàng tử tế, nói đúng chỗ viết đúng cách,
nhằm hữu ích cho quốc gia dân tộc thì sợ gì kia chứ mà còn lo bị ai trù ám,
đánh lén, bí mật hãm hại mình? Cũng như anh nói văn chương là để tìm cái hay vẻ
đẹp của chân thiện mỹ. Nhà khoa trong phòng thí nghiệm, nhà khảo cổ học tìm những
chứng tích của lịch sử, người công dân viết đơn kêu ca, cảnh tỉnh về nền văn
chương học vấn xuống cấp đều có cùng tấm lòng tìm cái chân thực. Nhà đạo đức,
nhà tu hành tìm cái thiện và nhà hội hoạ, nhiếp ảnh tìm cái vẻ đẹp cuả tạo vật
v.v… Tất cả ta đều dùng văn chương ngôn ngữ làm phương tiện, con đường đi đến mục
đích cuối cùng: chân thiện mỹ để làm đẹp cho đời. Nói như vậy, việc học, viết
văn quan trọng biết chừng nào? Người có tâm huyết như anh hỏi thử có bao nhiêu
người ở Việt Nam? Thế mà thiên hạ vẫn có kẻ không biết điều, không thấy cái giá
trị lá thư cảnh tỉnh của anh?
Thật nực cười, họ đã dốt mà còn dám bình luận
linh tinh bắt bẻ anh ngay câu đầu : Chúng tôi là Trần Mạnh Hảo, là nhà thơ, nhà
văn, người viết bài bình luận và còn là một phụ huynh học sinh…Theo tôi đây là
câu mở đầu rất hay, rất văn chương, rất Việt Nam. Bức thư của anh là một bức
thư cảnh báo về tình trạng dốt nát của văn chương ngôn ngữ trong ngành giáo dục.
Anh cũng không ngần ngại nói thẳng chính các Thày còn dốt lắm. Cả cái bộ đại học,
các vị giáo sư, tiến sĩ đầu ngành cũng nên đi học lại và hiểu cho đúng ý nghĩa
của cái gọi là văn học nghệ thuật. Anh là một cá nhân trong số đông và cũng là
số nhiều trong những Trần Mạnh Hảo khác nhau: Nhà Thơ, nhà văn, người viết bài
bình luận và còn là phụ huynh học sinh… Mới sơ qua tôi đã đếm được bốn ông Hảo
rồi. Cho nên có người vẫn còn xem cái tiểu tiết làm trọng, họ bắt bẻ anh chỉ vì
chữ“ chúng tôi“. Nếu viết: tên tôi là Trần Mạnh Hảo là nhà thơ, nhà văn v.
v…thì lá thư của anh gửi ông bộ trưởng là đơn kiếu nại kêu oan trước công quyền,
và bản thân anh có oan ức quái gì đâu mà phải khiếu nại? Thật chả ra thế nào cả.
Người ta bảo, không biết thì dựạ cột mà nghe .Nhưng bản tính người Việt Nam thường
hay kiêu ngạo. Người nào cũng cảm thấy mình là thông thái, đều có thể trở thành
thánh hiền, vĩ nhân cả và chả ai chiụ ai. Họ chỉ sợ mất phần mất miếng ăn, sợ
chính quyền trù ám, thấp cổ bé họng mà thà làm cái thằng cò, cứ ngậm miệng may
ra còn có xu mà nhai….
Tôi chưa hề đọc toàn bộ tác phẩm của Nam Cao, nhưng cứ theo anh viết thì đúng vậy em học sinh kia đã mượn lời của nhân vật mà chụp mũ gán cho Nam Cao cái quan niệm về nghệ thuật. Nghệ thuật không phải từ mặt trăng mà là từ nổi khổ của lòng mình, mặt trăng là lưà dối là xấu xa v. v…Đây có phải là quan điểm nghệ thuật đâu, nó chỉ là cách hành văn của Nam Cao về tâm trạng nhân vật thôi.Theo như Nam Cao tự mặt trăng không nói ra điều gì cả, mặt trăng chỉ là đối tượng để miêu tả. Người vui thì ánh trăng lung linh, huyền ảo. Người đau khổ bệnh tật thì nhìn ánh trăng chỉ vàng khè, xanh xao mờ nhạt là màu của chết chóc. Kẻ chiến bại thì nhìn ánh trăng ảo não sắp tan biến dưới đám mây đen che phủ v.v…Cứ như em học sinh giỏi kia thì đúng là Thày nào trò ấy. Họ dạy văn, học văn, nhưng thực ra họ chẳng hiểu gì về Nam Cao, họ bị loạn ngôn bởi cái đường lối văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa đã làm họ lẫn lộn, rối tung lên tất cả.
Tôi chưa hề đọc toàn bộ tác phẩm của Nam Cao, nhưng cứ theo anh viết thì đúng vậy em học sinh kia đã mượn lời của nhân vật mà chụp mũ gán cho Nam Cao cái quan niệm về nghệ thuật. Nghệ thuật không phải từ mặt trăng mà là từ nổi khổ của lòng mình, mặt trăng là lưà dối là xấu xa v. v…Đây có phải là quan điểm nghệ thuật đâu, nó chỉ là cách hành văn của Nam Cao về tâm trạng nhân vật thôi.Theo như Nam Cao tự mặt trăng không nói ra điều gì cả, mặt trăng chỉ là đối tượng để miêu tả. Người vui thì ánh trăng lung linh, huyền ảo. Người đau khổ bệnh tật thì nhìn ánh trăng chỉ vàng khè, xanh xao mờ nhạt là màu của chết chóc. Kẻ chiến bại thì nhìn ánh trăng ảo não sắp tan biến dưới đám mây đen che phủ v.v…Cứ như em học sinh giỏi kia thì đúng là Thày nào trò ấy. Họ dạy văn, học văn, nhưng thực ra họ chẳng hiểu gì về Nam Cao, họ bị loạn ngôn bởi cái đường lối văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa đã làm họ lẫn lộn, rối tung lên tất cả.
Rồi sợi dây trói buộc tâm hồn Mỵ, họ
không phân biệt nổi khái niệm tinh thần và vật chất. Sợi dây nào trói được tâm
hồn? Chỉ có sợi dây oan nghiệt của đường lối văn chương hiện thực xã hội chủ
nghĩa mới trói buộc tâm hồn cuả em học sinh kiệt quệ, rối trí và loạn ngôn mà
thôi….Rồi còn nữa, bài thơ „Đây thôn Vĩ Dạ“ của Hàn Mạc Tử là tiếng kêu điên loạn
uất ức. Bài thơ này tôi đã đọc rồi . Theo tôi là bài thơ tả tâm trạng rất hay,
lời lẽ rất khúc triết, đa sầu, đa cảm vô cùng, chan chứa tình ngươì, tình cảnh
vật. Điên ở chỗ nào? Chỉ láo toét, viết bậy. Thực ra tình cảnh bệnh tật của Hàn
MạcTử cũng đáng để điên lắm chứ? Nhưng tôi chẳng thấy anh điên chút nào? Mặc dù
anh tự nhận là dòng thơ điên. Đấy là do anh mặc cảm tự ti cho thân xác tàn tạ,
rã nát của bệnh hủi mà thôi. Nhưng đọc thơ anh nghiền ngẫm từng ý từng lời thì
thấy rất mạch lạc khúc triết, rất phù hợp với cảnh ngộ bi thương cuả anh. Theo
tôi thơ Hàn Mạc Tử theo trường phái siêu hình giàu trí tưởng tượng. Người đời nếu
không thương anh, không thông cảm cho anh thì thôi, cũng nên đọc thơ anh cho tỉnh
táo.Tôi chưa thấy Hàn Mạc Tử điên đâu mà chỉ thấy người đời viết văn nhăng nhít
gần như điên loạn rối trí cả lên để bình
luận thơ anh dưới lăng kính vô thần, vô cảm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng
không có gì của Hồ Chí Minh và bảo chiến bách thắng…?
Thôi sáng nay, tôi tạm quên ăn sáng đôi
dòng tâm sự chia sẻ cùng anh và bạn đọc.Tôi rất thích đọc những áng văn khúc
triết, có chấm có dứt của những người như anh. Tôi không phải là người thích
đâm bị thóc chọc bị gạo, bản tính tôi là thẳng thắn ,có hay khen hay, có dở chê
dở, không thích những chuyện xu nịnh, a dua . Người Việt Nam đến bây giờ vẫn
còn nhiều kẻ chưa hiểu Hàn Mạc Tử, vẫn chê anh điên khùng, chưa hiểu hết cái
chân tình của anh. Nếu về thơ tôi xin nói thẳng theo nhận xét cuả tôi thì chính
nhà thơ Xuân Diệu nên học tập Hàn Mạc Tử làm thơ cho nó đàng hoàng thực với
lòng mình.Thơ Xuân Diệu là sự lặp lại của ngôn từ nhàm chán, trơn tru vần điệu
nhưng mà ý tứ không mạch lạc, nhiều bài câu trước câu sau không nhất quán đầy
mâu thuẫn thiếu lôgích như chữ mẹ chửi
cha chữ kia. Xuân Diệu luôn tin rằng ông ta tỉnh táo, thơ hay và giàu lý trí,
tình cảm. Ông chê họ Hàn làm thơ ghê ghê thế nào ấy. Ông viết bình luận loạn
lên gọi ông Hàn Mạc Tử là nó lừachúng ta. Nhưng tôi thì ngược lại thấy Hàn Mạc
Tử giàu lý trí tình cảm hơn, đọc thơ anh mà rưng rưng nước mắt. Thơ Xuân Diệu
xin lỗi có bài nào làm cho tôi hoe hoe khóe mất đâu? Tất nhiên vẫn còn nhiều người
sùng bái Xuân Diệu nhưng tôi là tôi, xin lỗi. Mỗi người cũng có quyền bày tỏ
tâm sự của mình chả có ác ý gì đâu, đến là khổ cho cái gọi là văn chương nghệ
thuật. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Hàn Mạc Tử tôi có bài thơ muốn được chia sẻ cùng
anh và bạn đọc.
Hồn Thơ Hàn Mạc
Tử
tặng hương hồn thi sĩ
Hàn Mạc Tử
Bâng khuâng tâm dạ nhớ hồn thơ
Thấp thoáng hoàng hôn tưởng bóng ma
Thi sĩ bay về thôn Vĩ Dạ
Thương Hàn Mạc Tử ánh trăng mơ
Áo em trắng quá nhận không ra
Một giải sông xanh một giải chờ
Nhắn nhủ thương ai mà chẳng biết
Ơ chàng thi sĩ với con đò...
Trí tuệ thiên tài cõi mộng
mơ
Mà hồn tinh vệ vẫn rên la
Thương đau cho số đời đen bạc
Chẳng trọn lời nguyền vẹn ý
thơ
Khóc nữa đi anh dã cuộc đời
Xác thân mòn mỏi tháng ngày
trôi
Bao nhiêu tuyệt vọng lòng xa
cách
Chỉ biết âm thầm đau xót
thôi
Hồn vẫn u sầu nỗi nhớ nhung
Mà nàng đâu có biết cho lòng
Thương thương chẳng nhận lời
anh gửi
Để lại ngàn thu nỗi nhớ
thương...
Bãi bể hoàng hôn một bóng
trăng
Nghìn sao thấp thoáng gió
hôn chàng
Trái tim ốc đảo miền sa mạc
Vẫn nở trùm hoa một tấm lòng
Tôi đọc thơ anh nỗi cảm
thông
Cùng anh chia sẻ chuyện
hoang đường
Đêm nay hồn khạc ra từ miệng
Hoang tưởng chẳng sao miễn
thực lòng
Anh giận cuộc đời thân xác
tàn
Mà hồn cao thượng trí siêu
nhân
Kiếp này chẳng trọn cho thân
xác
Mê sảng hồn thơ lạc nẻo trần
Đâu dám trách anh giưã thế
trần
Một hai sau trước tấm lòng
son
Nên đời chỉ đọc toàn rên rỉ
Thương khóc năm canh giấc chẳng
tàn!
29.7.2008 Lu Hà
Bàng Bạc Hoàng Hôn
hoạ thơ Hàn Mạc Tử: Đây Thôn
Vĩ Giạ
Ai chịu về thăm thôn Vĩ Giạ
Bởi mùi hoa cúc vẫn chưa lên
Quanh co ngõ trúc hàng dâm bụt
Bát ngát màu xanh bướm dạo
điền
Sông thương uốn khúc dưới trời
mây
Chim chóc buồn ca gió lắt
lay
Hỡi chàng thi sĩ sầu thơ mộng
Thui thủi chờ trăng mãi tối
nay...
Nhung nhớ kià ai khách ở xa
Mà người thục nữ có trông ra
Hắt hiu lều cỏ hồn cô quạnh
Nhất niệm thành tâm cõi Phật
Đà...
Chú Thích: Hoàng Thị Kim Cúc
nghe người em họ gửi Hàn Mạc Tử bức ảnh thôn Vĩ Giạ để an ủi người bệnh
Tuy rằng Cúc chia hề quen và
yêu họ Hàn.
Chữ điền, tang điền, lực điền,
canh điền ý nghiã khác nhau. Điền có nghiã là ruộng. Theo tôi mặt chữ điền là mặt
vuông, cằm bạnh
Cô Cúc nghe nói xinh đẹp,
nhưng cằm bạnh không thì tôi không biết.
Bụi Hồng Trần Ai
Anh vẫn chẳng về chơi thôn Vĩ
Để nguôi lòng bao nỗi ưu phiền
Hàng cau nắng mới dãi lên
Trúc xinh khuân mặt chữ đìền
xoay ngang...
Gió theo lối gió đường mây
ngõ
Dòng nước đìu hiu đoá cúc tần
Xôn xao ong bướm tần ngần
Lắt lay hoa bắp nồng nàn
sông trăng...
Thuyền ai đợi bến hương
giang đó
Có chở tình buồn lữ khách
không?
Chập chờn sóng vỗ mênh mông
Hằng Nga hờ hững má hồng
phôi phai...
Kià ai đợi vẫn hoài mong nhớ
Mơ khách đường xa có ghé
thăm
Ở đây sương khói âm thầm
Mờ mờ nhân ảnh xa xăm mịt
mù...
Thảo trùng khóc bên bờ tưởng
mộng
Thương hồn thi sĩ bỗng hư
không
Bể dâu ai oán đoạn trường
Giai nhân một thuở bụi hồng
trần ai!
cảm tác thơ Hàn Mạc Tử: Đây
Thôn Vĩ Dạ
22.10.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét