Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Bàn Về Chữ “Nứng” Trong Văn Chương Và Nghệ Thuật



 



Nhiều người có thể cho tôi vớ vẩn dâm đãng thiếu tư cách, nhân phẩm kém. Đời thiếu gì chuyện cần bàn mà bây giờ lại đi bàn về chữ “ nứng“. Người cộng sản đã nắm bắt được yếu tố tâm lý này. Họ đã dùng dục tính như một lá bài công hiệu để vu cáo, vu khống dọa nạt bắt bí nhiều người vì sợ mất thanh danh để thủ lợi mà gây ra biết bao tội ác thương thiên hại lý.


Nứng có thể vẫn bị coi là từ thô tục. Nghĩa là có sự chuyển biến khoái cảm từ cơ thể dẫn đến cơ quan sinh dục. Nói nôm na là sẵn sàng cho giao hợp…Từ này thường có ý nghĩa xấu. Nhưng về bản chất, muốn quan hệ tình dục không có gì xấu cả! Nhưng tại sao người ta lại coi chữ nứng là thô tục, nếu chỉ để tả về chuyện làm tình mà các từ khác lại chấp nhận như ân ái, mưa gió, ong bướm, thoả mãn, đỉnh điểm, giao cấu, giao hợp, hưng phấn, lả lơi, hứng thú, khát vọng...?

Tôi có vợ, tôi và vợ ở phòng riêng, tôi muốn... và vợ tôi cũng muốn... Vậy thì đâu có gì là xấu đâu phải không các bạn?!
Kể cả trong văn thơ tả cảnh mộng mị làm tình thì cũng không có gì là xấu cả.

Nhưng „nứng „ là từ dân gian chỉ một người nào đó đang có nhu cầu ham muốn được dùng rất hẹp và không có ý tốt. Nhưng xét về bản chất thì nứng và hứng là một. Người ta thường nói hứng làm thơ chứ mấy ai bảo nứng làm thơ. Chỉ khác nhau một chữ "h" và "chữ" n mà hiểu thành hai nghĩa thanh cao và dung tục. Có lẽ nứng, hay động hớn thường chỉ để tả trạng thái phát dục của động vật như trâu, bò, chó, lợn v. v... nên người ta ngại và sợ mình bị đồng hóa coi như con vật chăng và nó bị đẩy xuống thành hạ đẳng thấp kém? Nhưng đạo đức luân lý nhà Phật thì lại coi trọng coi mạng sống con người và con vật như nhau có giá trị về quyền được sống nhưng hành vi phát dục của loài vật lại bị coi thường khinh bỉ? Có thể do trí tuệ của loài vật kém phát triển mà người ta khinh thường cả trạng thái phát dục của loài vật, nên cùng là phát dục cả thì với loài vật được dùng chữ nứng, cấn, còn đối với con người thì là hứng cảm, lên cơn, mê say, nghiện, điên tình, động tình v. v...?

Nếu như tôi viết:

Hôm nay tôi nứng làm thơ
Hồn tôi bát ngát dạt dào tơ vương
Chắc nàng còn vẫn nhớ thương
Con cò côi cút qua sông một mình...

Hay ngược lại:

Hôm nay nổi hứng lên rồi
Bàn tay nhuộm đỏ đầu rơi máu trào
Nôn nao ong bướm đợi chờ
Giang sơn ta đó cờ đào tung bay...

Vậy chữ hứng từ nghĩa cảm xúc thanh cao trở nên man rợ, rợn rùng tội ác và vi phạm đạo đức nặng còn chữ nứng cảm xúc thấp kém lại trở thành văn hóa thanh cao, như trong lời thơ:

Hôm nay tôi nứng làm thơ - Hồn tôi bát ngát dạt dào tơ vương....

Chắc chắn có thời gian nhiều, tôi sẽ nghiền ngẫm kỹ quay trở lại đề tài này viết một bài luận dài bàn về chữ “nứng “ trong văn chương, học thuật, đạo đức, luân lý. Nếu chữ nứng so với các chữ dục cảm, động hớn, hiếp dâm, bạo dâm, cuồng dâm, loạn luân v. v...Thì chữ nứng lại rất nhân văn hài hoà để chỉ trạng thái hưng phấn đẹp của con người. Thật vậy, các nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Vìệt Nam đã không ngần ngại dùng chữ này như Hồ Xuân Hương, Trạng quỳnh, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Trần Tế Xương v.v… Bởi vì bản tính các ông rất khôi hài, đầu óc tự do phóng khoáng nên đôi lúc chúng ta cho là dùng chữ phóng khoáng bậy bạ dâm tục cả trong thơ ca?

Dân tộc Việt Nam vốn rất hiếu học, tôn sư trọng đạo, kinh ghét sự ngu dốt, thói rởm, và luôn quan niệm chữ cũng là người, nhìn chữ có thể biết được tính cách, trình độ hiểu biết... Chính vì thế, ở nước ta có rất nhiều giai thoại chữ nghĩa, lối chơi chữ, câu đối và hát đố, tục, thanh.

Có thể xem đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa thuộc văn học dân gian, bởi các câu hát đối đáp, các câu đố, lối chơi chữ, giai thoại về chữ nghĩa nhuốm màu sắc dân dã. Nhưng thực tế, phần lớn những câu đối, các giai thoại... lại do các bậc trí thức lớn, các quan chức, các nhà Nho có tiếng làm ra.

Khi đọc các truyện, các câu đối, hát đối, câu đố... này là chúng ta như sống lại những ngày xưa và nhận ra được thái độ của các bậc túc nho, của dân gian về các mặt ứng xử, đạo đức, tình cảm, triết lý... thể hiện qua chữ nghĩa.

" Khi xưa em trắng như ngà
Lấy anh mấy chốc em đà hóa thâm
Trách người quân tử vô tâm
Đem ra đánh đập còn nằm lên em !"

Hay là:
" Mình tròn vành vạnh đít bảnh bao
Vê vê vấn vấn đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao."
Nó là cái gì?

Bà nữ thi sĩ Anh Thơ, thời trẻ đem lòng yêu chàng trai chân quê Nguyễn Bính. Song vì nếp nhà nghiêm ngặt nên đôi trẻ dẫu có đồng cảm cũng chỉ là qua những vần thơ say đắm chứ không được gặp nhau. Thế rồi đến lúc gặp nhau thì lại thất vọng vì con người bấy lâu mình ước mong trở nên xa lạ và không thích hợp. Bà rất giận thi sĩ Nguyễn Bính trong lúc cao hứng đã làm thơ rất bậy bạ khi ông đến thăm bà bởi chữ đầu ông cụ… Nguyễn Bính bị Anh Thơ đuổi cổ ra khỏi nhà, thất thểu trên sân ga lại làm luôn bài “ Những Bóng Người Trên Sân Ga “ rất hay, nổi tiếng đến tận ngày nay. Cái duyên nợ của thơ ca là như vậy đó. Chính nhờ những hiện tượng hứng cảm chữ nghĩa có thể cho là tục tĩu đôi chút, bị chê trách nhưng cũng từ đó lại là duyên cớ để tạo ra những thỏi vàng kim cương lóng lánh của ngôn từ cảm xúc để lại cho nhân thế.

Tuy vậy rất hào phóng tự do trong suy tư cảm xúc ngôn từ, nhưng tôi phản đối lối làm thơ tục tằn thiếu nhân cách hạ đẳng của nhạc sĩ Phạm Duy với bài hát: Cầm C... nhòm L... của ông ta.

Trái với Phạm Duy trình độ thẩm mỹ trí tuệ thơ ca của Nguyễn Bính cao hơn rất nhiều. Có một cô gái rất xinh đẹp mến tài thơ, mời Nguyễn Bính đến nhà chơi còn bổ cam cho ông ăn, nhưng Nguyễn Bính đúng là nứng làm thơ chứ không phải là hứng làm thơ mới đọc luôn một câu đối:

Cô cầm cam, cụ cầm cờ, cô cứ kỳ kèo co kéo cụ
Cụ càng cao, cô càng cáu, cô càng cay cú cái con cò.

Cô gái đó đỏ mặt đuổi Nguyễn Bính ra khỏi cửa, cho rằng ông chỉ là một thằng ba lăng nhăng mất dạy không đứng đắn thiếu nhân cách. Câu đối này theo tôi nếu suy ngẫm kỹ, ý nghĩa cũng rất thâm thúy và đối rất chuẩn, uyên bác vô cùng. Nhưng với trí tuệ tầm thường của một cô gái và cảm thụ văn chương chữ nghĩa có hạn thấp kém thì cô không phát khởi tâm từ bi nhân ái để hiểu ý nghĩa cao siêu và nghệ thuật câu đối cao mà cô khởi động tâm ma chỉ nhìn thấy khí cạnh dâm tục, dâm đãng, thậm chí coi là đạo đức kém.

Sau này bạn bè trêu Nguyễn Bính hay chữ nhưng kiểu tán gái như vậy thành ra bị coi lỗ mãng thiếu tế nhị vô văn hoá: Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh, cô cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt.


Rồi chuyện củ đa của Chiêu Hổ với bà Hồ Xuân Hương, Da trắng vỗ bì bạch, nắng cực tức là nứng c.. của Nguyễn Khuyến v. v… Nếu đọc nhiều thơ văn cổ kim sẽ có rất nhiều giai thoại tục tằn bậy bạ của các thi sĩ kể cả Lý Bạch cũng không tránh khỏi.

Bài thơ ông viết tặng Dương Qúy Phi rất hay cũng bị Cao Lực Sĩ một thái giám phỉ báng là dâm tục đổ vạ Lý Bạch có ý mỉa mai Dương Qúy Phi có ý dâm loàn với gã con nuôi sau này là phản thần An Lộc Sơn

"Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng."

Tôi bàn tiếp về chữ " nứng" trong văn học thơ ca của Việt Nam. Các nhà thơ nữ của ta cổ kim không dám dùng từ như vậy, trừ bà Hồ Xuân Hương.

Hôm nay nữ thi sĩ Khảo Mai than vãn trên Facebook: Sài Gòn nóng quá. Tôi thấy vui vui lộn nhộn vì Sài Gòn bây giờ gọi là Hồ Chí Minh nên tôi làm bài thơ " Sài Gòn Nứng Quá " Tuy rằng có dùng chữ nứng nhưng lời thơ vừa chan chứa hoài cổ dùng các điển tích xưa nhưng lại hơi thô tục nữa bởi chữ “nứng “ và hoàn toàn không có ý ám chỉ cá nhân nữ thi sĩ nứng đâu. Sài Gòn này xưa bây giờ gọi là Hồ Chí Minh có hàng ngàn hàng vạn các cõ các bà mà nóng nực một tí thì đã sao? Là chuyện bình thường rất nhân sinh rất đẹp.

Tôi chỉ nghĩ là tếu vui mập mờ giữa hai làn ranh: thanh tục, tục thanh rất nhiều ý nghĩa theo trí tưởng tượng của tôi thôi. Nhưng Khảo Mai rất giận cho là tôi thô tục đạo đức giả hay làm thơ phê phán người khác nhưng bản thân lại rất dung tục bậy bạ. Vậy xin tỏ lời xin lỗi Khảo Mai ngàn lần nhé!

Tôi xóa chữ nứng đi rồi và thay chữ nóng vào. Đúng ra tôi không nên hí hửng tí tởn khoe thơ lại còn ghi là tặng Khảo Mai mà chỉ viết chung chung thôi thì còn được. Bài thơ này tôi thừa nhận là bậy bạ thật bởi chữ nứng, nếu ta còn hiểu theo nghĩa hẹp thuộc về dục vọng. Nhưng ý nghĩa của toàn bài thơ cũng rất mùi mẫn dạ cổ hoài lang. Nếu tôi phân tích ra thì cả mấy trang giấy cũng không hết chan chứa về nhân tình thế thái, văn cảnh phong phú hoài vọng nuối tiếc xót xa cả một thời phồn hoa dĩ vãng…

Vậy xin lỗi Khảo Mai nhé. Nhưng tính cách của Lu Hà trong thơ phú văn chương sẽ không thay đổi đâu. Bởi vì thay đổi giống như thiên hạ, để đẹp lòng một số người sẽ làm Lu Hà tôi mất hết tất cảm hứng sáng tác, hệ thống tư duy bản tính sáng tạo riêng của mình. Lu Hà sẽ không bao giờ chịu nắm tay cả ngày để là một Khổng Phu Tử đứng đắn đạo mạo, già cả đậu? Đau thương, hoài vọng xót xa, bông đùa bỡn cợt, chửi bới phê phán, triết lý nhân sinh và cũng thỉnh thoảng có những bài thơ dâm ca theo lối Hậu Đình Hoa sẽ luôn được xuất hiện trên văn đàn v.v…

Bởi vì, nếu luôn tỏ ra đạo mạo đứng đắn cũng tốt thôi nhưng thơ sẽ không có hồn thiếu tính tự do khai phóng nghệ thuật và thơ sẽ gìa cả khô khan giả tạo cùn rỉ đi.

Tóm lại xin lỗi Khảo Mai nhé. Tha lỗi cho Lu Hà tôi, một người làm thơ ngay thẳng chân thật, chan chứa tình người đôi lúc cũng hơi sàm sỡ dâm tục một chút.

Nhất định có thời gian Lu Hà tôi sẽ viết một bài luận đàng hoàng bàn về chữ „ nứng“ và “ nóng „ trong văn thơ và khái niệm về dâm tục, thanh tục, và thế nào thơ sa đoạ phi lý trí và tình người, nền mạo hoá Marxit Lêninit o ép thiếu tự do phản nhân tính…

Như đã nhiều bài phân tích tính dục lại chính là nguồn gốc của sáng tạo nghệ thuật thơ ca hội hoạ. Thiếu tính dục sẽ không bao giờ trở thành thi sĩ, hoạ sĩ đúng nghĩa. Trong Đạo Phật ái dục, dục tính được loại bỏ vì đó là cái gốc của sinh tử luân hồi. Nhưng thương ái trong Phật vẫn có gọi là từ bi.

Đã là văn thi sĩ phàm tục, tính dục rất quan trọng tôi đặt lên hàng đầu, sau đến thiên hứng, trí tưởng v. v… Nhưng dục tính không được quá đà thành dâm loàn điên đảo trụy lạc trái với nền đạo lý văn minh của loài người.

Xin gửi lời chào thân ái với các bạn văn thi sĩ và bạn đọc, nhất là Khảo Mai đừng giận nhé. Còn giận Lu Hà này thì cả đời cũng không hết giận. Cơ bản là Lu Hà rất qúy mến nữ thi sĩ Khảo Mai đó thôi. Chúc vui vẻ bình an hạnh phúc


Sài Gòn Nóng Quá

Sài Gòn nóng quá trời ơi!
Để cho thiếp phải bồi hồi năm canh
Mồ hôi ướt đẫm sao đành
Bình minh rực sáng con oanh ướt nhòe

Đêm qua lạc mộng giấc hòe
Ái ân chưa thỏa đòi về trần ai...
Tràng An rặng liễu Chương Đài
Có còn thương nhớ tú tài năm xưa...?

Công danh sự nghiệp xong chưa ?
Bao giờ cho khỏi gió mưa não nùng...
Tháng tư hoa sữa thơm lừng
Viễn Đông hòn ngọc lưng chừng dở dang...

Nửa đêm trông ngóng sông Hằng
Mơ màng thổn thức bóng chàng thi nhân
Gặp nhau trong cõi mộng trần
Nôn nao Facebook muôn vàn nhớ nhung...!

14.4.2013 Lu Hà




Kiêng Khem Chữ Nứng

Người ta vẫn kiêng kem chữ nứng
Hỏi vì sao chịu cứng không nhời
Tục tằn xấu xí mãi thôi
Buồn sao vọng động tâm thời chẳng an…?

Bao bí quyết bần thần bấn loạn
Lễ giáo nào ngăn cản lòng ta
Nôn nao sóng vỗ non ngà
Ngất ngây huyền ảo Hằng Nga thẹn thùng…

Nứng hay hứng trập trùng biển cả
Phận hồng nhan sa ngã vì ai
Ái ân chôn xuống tuyền đài
Dục tình sấm động quan tài vỡ tan…

Thơ văn cứ lấn tràn thác dội
Dòng nhân sinh đắm đuối lả lơi
Giai không tứ đại xa vời
Thuyền tình bể ái chơi vơi đoạn trường…

Đừng đày đoạ đau thương rền rĩ
Suốt canh trường ti tỉ khóc than
Oán hờn dàn dụa trần gian
Luân hồi trôi nổi giai nhân ngậm sầu…

Thương Nguyễn Bính dãi dầu nam tử
Vẫn u hoài tư lự xa xôi
Tìm câu đối chữ tuyệt vời
Chê bai dung tục người đời bủng beo…

Trời nóng nực đá bèo quan trạng
Đỏ lòm lom cay đắng Xuân Hương
Tùm hum rêu móc phập phồng
Vua yêu chúa dấu vấn vương trái hồng…

Không dám nói như lòng Huyền Đức
Cả bốn mùa háo hức tưng bừng
Quan công mặt đỏ phừng phừng
Trương Phi râu rậm coi chừng Tử Long…

Tào Tháo cũng điên cuồng khùng dại
Chí anh hùng vượt ải mỹ nhân
Một đền Đồng Tước khóa thân
Chu Du sắt đá thi gan anh hào…

Không có nứng làm sao có hứng
Tào Thực kia lai láng một thời
Xôn xao ong bướm bồi hồi
Đình hoa khúc hát lệ trôi cánh đào…

Trần Thúc Bảo lầu cao thượng uyển
Khổng –Trương còn vương vấn ngàn thu
Kià ai bên bến nương dâu
Phải chàng thi sĩ phong lưu Lu Hà ?

15.4.2013 Lu Hà

Thực ra khi làm thơ, người thi sĩ đã đạt tới cảnh giới thi hứng say mê thật sự, thường thường họ chỉ nghĩ chăm chăm theo đuổi một tâm trạng riêng: Vui, buồn, tếu táo, quay quắt, nghịch ngợm, buông thả, chan chứa, sôi nổi, lai láng, dạt dào … Họ và linh hồn của mình bay nhảy vui thú với nhau. Khi đã đạt đến mức say thơ thì họ chẳng nghĩ gì đến thiên hạ và mọi người xung quanh, họ cứ hăm hở làm theo một dòng cảm xúc, dòng tâm sinh điện diễn ra trong đầu. Khi đã đến trạng thái này thi sĩ coi nàng thơ là người tình vô hình, và đã là người mình yêu thì ích kỷ và cố thai nghén cho xong đưá con tinh thần của mình.

Khi bài thơ đã viết xong thì người thi sĩ ném nó ra lề đường và mặc xác nó xoay sở vật lộn với thời gian, không còn trách nhiệm bảo vệ, nâng niu nó nữa. Nó tồn tại mãi mãi hay ngỏm củ tỏi người thi sĩ chân chính đúng nghĩa cũng bất cần và lại háo hức mong cho ra đời đưá con tinh thần mới.

Bài thơ ném lên mạng nó trở thành những giá trị tinh thần, là sản phẩm trí tuệ chung của nhân loại. Tất nhiên con người ta thì đủ loại, có người ưa kẻ ghét, có người ca ngợi có kẻ xỉ vả chê bai. Cái đó còn tùy thuộc vào từng cảm nhận, cảm xúc, trí tuệ và hiểu biết của mỗi người cũng rất khác nhau, nó còn tùy thuộc vào cái duyên vào cái tâm của người đọc.

Đọc một bài thơ mà người có trí huệ cao, tâm từ bi thì bài thơ đó nó nhẹ nhõm vui vẻ khôi hài, thâm thúy. Còn người có tâm ma ngu tối đa nghi kỵ thì bài thơ trở nên xấu xí thậm chí còn bị vu cho là sa đoạ vô đạo đức như trường hợp Lý Bạch làm bài thơ tặng Dương quý Phi



16.4.2013 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét