Trích: Chuà Địch Lộng
Véo von tiếng sáo chùa ĐỊCH Lộng
Quốc SƯ thiền ĐỊNH ảo HƯ không
Dấu CHÂN thánh NGUYỄN in vách đá
Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng.
Véo von tiếng sáo chùa ĐỊCH Lộng
Quốc SƯ thiền ĐỊNH ảo HƯ không
Dấu CHÂN thánh NGUYỄN in vách đá
Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng.
Hoàng quang Thuận
6 lỗi giả mạo thơ đường để trí trá lừa đảo thiên hạ. Nên nhớ rằng chỉ có thể lừa bịp nổi hàng vạn thậm chí hàng triệu cô Nở anh Phèo thôi nhé, tuy thơ có được các đồng chí đảng viên cộng sản tiền hô hậu ủng cho cái thủ đoạn mưu mẹo vặt này. Một thứ tà giáo ma đạo dùng thơ rác để nhằm mê hoặc thần trí của một dân tộc.
Làm được thơ đường phải có một bộ óc thông minh, trái tim mẫn cảm và khổ công rèn luyện tu luyện đến mức nào đó mới ngộ được chứ không phải cứ nhí nhố với trình đô Mác Lê mà làm được đâu? Thà rằng cứ huỵch toẹt viết toạc nó ra thơ tự do, bây giờ nhiều người viết thơ tự do cũng lắm câu, lắm chữ ý nghĩa cũng hay ra phết, chứ đừng dở cái chiêu ngô ngọng ú ớ và cãi chày cái cối là cách tân hiện đại, biến thể thơ đường đây? Cái gì ngu nhất, loạn nhất, bậy nhất cứ nói dùng hai chữ hiện đại lên là ù xoẹ cả làng, bố thằng nào dám to mồm? Chủ trương của đảng lại đang thực hiện chính sách ngu để trị; Nên hiện đại văn hoá văn chương kiểu này là hợp với quyền lợi kinh tế vật chất rồi? Nên thơ này được nhà nước tăm tối do đảng quản lý ủng hộ? Đài báo chí ra rả điếc cả tai.
Véo von tiếng sáo chùa Địch Lộng - Quốc sư thiền định ảo hư không? Tiếng sáo vọng lên ở chùa Địch Lộng là do gió thổi vào khe núi có những hang hốc tự nhiên mà nghe như tiếng địch, tiếng sáo nhưng quốc sư thiền định ảo hư không với tiếng sáo là có ý nghĩa quái gì, xúc cảm, xúc động gì cho lòng người đáng để gọi là thơ? Đã thiền định lại còn ảo và hư không lẫn lộn? Người ngoài làm sao biết được quốc sư lòng đang xao động về tiếng sáo thiên nhiên hay đang nhập thiền các căn thức đều khóa chặt? Anh nào đã mộng ảo thì không thể có trạng thái hư không được.
Dấu chân thánh Nguyễn in vách đá - Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng? Viết bậy nhí nhố, dấu chân thánh Nguyễn nào in trên vách đá được? Ngài Nguyễn Minh Không thời Lý có phải là vận động viên thể thao treo vách núi đá đâu? Mà dấu chân cuả Ngài đâu phải là nguyên nhân gây ra tiếng sáo? Một câu thơ vô cảm lộn xộn, tối nghĩa chả ra sao cả.
Phất phơ lau trắng ráng chiều hồng? Cố viết chữ chiều hồng để vần với hư không ở trên làm câu thơ trở nên vô vị nhạt nhẽo vô học ngớ ngẩn thêm chứ được tích sự gì mà thơ với chẳng phú.
Sư cụ trèo leo lên vách đá chỉ đáng làm cho lau trắng phất phơ ráng chiều hồng sau đó là tịt ngòi thơ.
Xin có thơ sau:
Tiếng Sáo Chùa Định Lộng
Ai qua Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
Định Lộng đêm trăng sáo tự tình
Nghe như gió thoảng qua khe núi
Thổn thức tâm can động nỗi mình
Huyền diệu vi vu ảo vọng trần
Tấm lòng Bồ Tát cứu nhân gian
Minh Không thảo dược say thiền định
Đại Việt mưa chan gió ngút ngàn
thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Chùa Địch Lộng
5.9.2012 Lu Hà
Trích: Chuà Đà Ha
Đà Ha chùa cổ thời Đinh Lê
Hoang lạnh ngàn lau gió thổi về
Đạt MA sư TỔ đang THIỀN định
Đầu tường chân cột viên ĐÁ kê.
Hoàng quang Thuận
4 lỗi cơ bản.
Đà Ha chùa cổ thời Đinh Lê ? Đà Ha là tiếng Chàm, vì sư cụ người Chàm dựng nên được xây khoảng thời gian hai triều Đinh và Lê.
Hoang lạnh ngàn lau gió thổi về? Chùa này hoang vắng tiêu điều lắm cả một rừng làu um tùm, chắc không có ai lai vãng? Chỉ có nghe gió thổi về và sư cụ chỉ có hít gió ăn gió uống sương mà sống thôi sao?
Hồn thơ cũng nghèo nàn chỉ có bấy nhiêu mà dám tả cảnh chùa cổ hoang xơ.
Đạt Ma sư tổ đang thiền định - Đầu tường chân cột viên đá kê? Tự nhiên lôi ở đâu ra Đạt Ma Tổ Sư? Ngài là người Ấn Độ sang truyền bắt cóc Ngài ép ngồi tu ở chùa Đa Ha bên nước Việt? Đạt Ma Tổ Sư tu ở bên Tàu kia mà ?
Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau: Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Cuối cùng thì Thuận bí thơ quá vớ ngay cái chân cột có viên đá kê để nhét vào thơ , bởi vì chữ kê chả vần với chữ lê và về ở trên.
Bố khỉ thơ cũng gọi là thơ, nhí nhố chả ra sao cả.
Xin có thơ sau:
Cuốc Kêu Đêm Chùa Đà Ha
Đà Ha thổn thức khói chiêm bao
Sư cụ lập ra cổ kính sao
Chiêm Thành một thuở cùng mây gió
Một chút tình xưa bến hững hờ
Thuyền ta lạc lối sông trăng đó
Trôi nổi luân hồi biết đến đâu
Tháp xanh tượng đá thành tro bụi
Dong duổi thời gian bạc mái đầu
Bảng lảng hoàng hôn vọng tiếng chuông
Tấm lòng sông nước nỗi bi thương
Cuốc kêu thổn thức sầu bi lụy
Tức tưởi cô hồn ôi cố hương !
thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Chùa Đà Ha
5.9.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét