Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 11



 


( Lòng Mẹ, Thương Mẹ)

Thu Hà diễn ngâm 2 bài thơ “Lòng Mẹ“ và “Thương Mẹ “ của tôi được cảm đối, chuyển dịch từ nguồn thơ đường và thơ lục bát của nữ sĩ Giang Hoa sang thơ mới 7 chữ và song thất lục bát thật là tuyệt hảo.

Tôi từ cái tâm trạng của Giang Hoa mà bắt mạch bấm độn đọc thần chú ra ngay hai bài thơ ý lời cảnh huống khác khẳn với Giang Hoa nghĩa là làm một cuộc cách mạng phân thân nhập thể từ một Giang Hoa hô biến thành Lu Hà giống như anh chàng Tôn Ngộ Không có một lúc 72 phép thần thông và 36 phép địa sát. Trong khi nhị đệ Trư Bát Giới chỉ có 36 phép địa sát thôi.

Xin thưa là Lu Hà tôi không còn mẹ nữa. Mẫu thân tôi trụ thế được 85 năm thì trở về cõi vĩnh hằng. Bài thơ lục bát sau đã khắc dấu ghi tâm ngày mẹ tôi hành hương trên chuyến tàu đêm đến ga cuối cùng vào tháng 3 năm 2011.


Từ Nay Mẹ Mãi Đi Xa

Nửa đêm điện thoại reo vang
Tiếng ai nức nở ngỡ ngàng tim ta
Báo tin mẹ đã đi xa
Chiều tà khuất bóng Ngân Hà chơi vơi

Tám lăm trụ thế giữa trời
Cây sồi long gốc tả tơi bến bờ
Nuôi con bụ bẫm tuổi thơ
Làng quê heo hút sương mờ nỉ non

Gần ba mươi tuổi sinh con
Bỗng dưng mất sưã mẹ buồn thâu canh
Mẹ tôi búi tóc còn xanh
Ngược xuôi tần tảo thôi đành sớm trưa

Bố thì biền biệt hay chưa
Tháng năm đằng đẵng nắng mưa ứa trào
Nhà tranh vách nưá rì rào
Nước trôi đầu ngõ nghẹn ngào lệ tuôn

Sông Thao cuồn cuộn sóng cồn
Mẹ thường gánh nước đổ dồn vại chum
Lạc bùi vừng béo tôm hùm
Công cha nghiã mẹ tình thâm ông bà

Trùng dương dặm thẳm xót xa
Tiếng chuông rền rĩ ngân nga khóc thầm
Mẹ tôi thường gọi là bầm
Thắt lưng dải yếm cài trâm bóng tà

Gửi tiền cấp tốc về nhà
Anh em họ mạc gần xa quây quần...!
Cầu cho hồn phách tiêu tan
Đừng còn nuối tiếc dương trần khổ đau

Về miền tịnh độ trước sau
Phiêu diêu cực lạc bể dâu đoạn từ
Cam lồ Phật Quốc chân như
Sen lòng thơm thảo tâm tư mẹ hiền!

3.3.2011 Lu Hà


Cũng nhờ cái nhân duyên ý trời tạo tác nên thơ và sự đam mê nghệ thuật may mắn trời ban Thu Hà ngâm thơ cho. Nhờ có Thu Hà, nghe Thu Hà ngâm mà tâm hồn thi sĩ của tôi càng  xúc động bay bổng, đầy cảm hứng hồn thơ vốn viết cứ vơi lại đầy thơ mẹ sinh ra thơ con, thơ con sinh ra thơ cháu, rồi cháu sinh ra chắt cứ như thế mà chút chít chụt chịt dài vô tận như mưa nguồn gió biển sẽ trở về xao xuyến tim tôi…Nếu các bạn thích nghe ai đó hát hay và phong cấp, nâng người đó lên là ông Hoàng bà Hoàng gì đó thì cũng chỉ là chuyện bình thường vì các bạn phải nai lưng ra lao động mới có tiền mua vé vào rạp và tung hê ai đó là quyền tự do vật chất kẻ mua người bán sòng phẳng.
Cái gì mua bằng tiền hay do nhờ tuyên truyền đánh bóng sẽ không thể tồn tại được lâu vì xã hội sẽ đổi thay, thể chế đổi thay, nhận thức đổi thay, trí tuệ đổi thay, nhân quả ứng báo sẽ diễn ra theo cái nghiệp của người đó hay của chính các bạn.
Còn riêng tôi thì thấy Thu Hà chính là nữ Hoàng là thần vệ nữ trong lòng tôi, trong tâm hồn tôi. Thần giao cách cảm mà tâm hồn tôi bay cao hứng cảm trào dâng tôi sẽ sáng tác ra nhiều bài thơ mới. Vậy giữa giá trị tâm linh và giá trị vật chất cái nào hơn cái nào còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức thế giới quan nhân sinh quan của mỗi người.

Hồn thơ, nguồn thơ  giống như cái bầu chứa, bình chứa, trong cơ thể người đàn bà và đàn ông vậy. Do tinh cha huyết mẹ mà được thai nghén sinh ra. Người thi sĩ sẽ gọi thằng thơ, con thơ của ba má đâu rồi? Ba má đang sung sướng hứng cảm lên đây này. Vì vậy những bài thơ sẽ được thai nghén và anh chị em chúng nó sẽ xếp hàng tuần tự theo thời gian mà dắt díu nhau ra chào đời. Để thiên hạ chiêm ngưỡng dung nhan, điểm mặt giai nhân. Để tri ân Thu Hà tôi sẽ bình giảng ý nghĩa cả hai bài thơ.  


“Lòng Mẹ“
Cảm đối từ thơ đường của Giang Hoa: Dáng Mẹ

Tại sao cái tiêu đề lại là “Lòng Mẹ“ mà không là tình mẹ, nghĩa mẹ,…? Cũng từ cái nguyên căn chữ lòng mẹ có ý nghĩa mẫu tử tình thâm, ruột đau chín khúc. Số là có ông thợ săn vào rừng gặp một gia đình khỉ nhảy nhót trên cây. Ông duơng cung ngắm vào con khỉ mẹ đang ở cữ. Con khỉ bị trúng tên nước mắt dàn dụa vẫn bồng đứa con bé bỏng mới sinh cho nó bú rồi trao con cho chồng mới lăn xuống đất. Ông thợ săn mang về làm thịt mới phát hiện ra con khỉ mẹ đau lòng qúa mà ruột bị đứt ra làm chín khúc. Ông thợ săn này thương cảm quá mà rơi nước mắt. Cắt tóc đi tu bỏ nghề thợ săn.

“Hoàng hôn rặng liễu phủ màu đen
Bóng mẹ bâng khuâng đã mấy phen
Nắng gắt mưa phùn mòn sỏi đá
Áo tơi lòng mẹ trắng hơn phèn“

Hoàng hôn lúc mặt trời lặn, ta thấy rặng liễu phủ dần màu đen của màn đêm trùm lên. Nhưng bóng người mẹ vẫn bâng khuâng mấy phen trầm ngâm về lo toan bề bộn mưu sinh chăm lo nuôi duỡng con cháu.
Áo tơi là áo lá là cách gọi một loại áo khoác hờ để tránh mưa nắng của người Á Đông. Phèn tức phèn chua dùng lọc nước, người Nam Bộ có câu: Phèn chua em đánh nước nào cũng trong.

“Cù lao chín chữ mờ sương khói
Gà gáy năm canh thức tảo tần
Tất tả ngược xuôi hai buổi chợ
Đò ngang hối hả gót phong trần“

“ Công cha như núi ngất trời – Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông – Núi cao biển rộng mênh mông- Cù lao chín chữ ghi lòng ai ơi”. Chín chữ cù lao đi vào ca dao, đi vào giấc ngủ yên bình của bao thế hệ người Việt Nam. Ca dao cổ của người Tàu gọi là Kinh Thi có hai câu mà ý nghĩa gần nhau. Câu thứ nhất mô tả cụ thể ơn đức của cha mẹ “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã , phủ ngã , xúc ngã , trưởng ngã , dục ngã, cố ngã , phục ngã , xuất nhập phúc ngã , dục báo chi đức , hạo thiên võng cực”có nghĩa là : “ Cha sinh ra ta, mẹ nâng đỡ ta, vuốt ve ta, cho ta bú, nuôi ta khôn lớn , dạy bảo ta nên người, chăm lo ta , ôm ấp ta , ra vào để bảo vệ cho ta, muốn đáp trả ơn huệ ấy, chỉ biết như bầu trời lồng lộng đến vô cùng”.

Ngày xưa tôi mê cái anh thơ mới 7 chữ lắm nên hay sáng tác thơ 7 chữ theo gót chân các vị Tản Đà Nguyễn bính, nên có làm một bài thơ nhân mùa lễ Vu Lan:
Công Cha Nghĩa Mẹ
" Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, nuôi con chẳng quản sớm chiều, tình cha nghĩa mẹ dạt dào biển khơi!“


CÔNG đức sâu dày ơn mẹ cha
CHA truyền nòi giống cuả ngàn xưa
NHƯ hoa vương nhụy đời thơm trái
NÚI vọng tình thâm nặng bốn muà

THÁI cổ lưu truyền chuyện mẫu thân
SƠN cao nuí thẳm gió non ngàn
NGHià đời mẹ gửi trong dòng suối
MẸ ở lòng con khắp thế gian

NHƯ thể sinh ra là chúng nhân
NƯỚC non sông nuí cả giang san
TRONG như nước suối soi lòng mẹ
NGUỒN sữa ơn đời bao thế gian

CHẢY khắp mọi miền sông nước xa
RA đi biển mặn nỗi mong nhà
NUÔI con chiu chắt từng hạt muối
CON sẽ trở về bên mẹ cha

CHẲNG biết giờ này mẹ ở đâu
QUẢN bao gió táp với mưa sa
SỚM khuya tần tảo bao mong đợi
CHIỀU lạnh Vu Lan lại nhớ nhà

TÌNH thương xưa ngọn sóng mênh mông
CHA vẫn bền gan chẳng nản lòng
NGHIÃ nặng cưu mang từng hạt thóc
MẸ là sông nước của quê hương

DẠT sóng biển khơi đời viễn dương
DÀO nào ngăn cản tấm lòng thương
BIỂN nào chia cắt tình non nước
KHƠI dậy hồn thơ nỗi nhớ mong!

Mùa Vu Lan 2008 Lu Hà

“Phôi pha trăng mọc khi tròn khuyết
Tan hợp  bèo dâu lệ ứa trào
Tha nhân sầu khổ vì cơm áo
Vời vợi hoài vương giọt máu đào“

Sinh trụ hoại diệt hay sinh trưởng lão bệnh tử là vô thường nghĩa là theo quy luật tự nhiên như trăng khi tròn lại khi khuyết kiếp con người bèo dạt mây trôi hợp tan, tan hợp theo năm tháng nhưng vẫn một giọt máu đào hơn ao nước lã chỉ mối tình thâm cha mẹ con cái ông bà tổ tiên họ hàng…

“Xế chiều cò lả cảnh chơi vơi
Dìu dắt con đi chập chững đời
Mấy chục năm rồi nhanh thế nhỉ
Da chì má hóp mẹ gìa ơi!“

4 câu này dễ hiểu tả tình mẹ con, chả cần giải thích ý nghĩa.

“Hôm nay ngắm mẹ thương yêu quá!
Như chuối chín cây rụng lúc nào
Trải tóc cho con như thuở bé
Vầng dương hiu hắt gió lao xao…“

Một người mẹ 70 tuổi gọi là: "Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến cảnh giới rất hoàn hảo về đối nhân xử thế. Nhưng ở tuổi 80 thì Khổng Tử không nói đến vì ông có sống tới tuổi đó đâu mà biết? Ông mồ côi cha, mẹ mất sớm.  Nhưng Lu Hà và Giang Hoa biết rất rõ ở tuổi 80 mẫu thân mình tuyệt vời như thế nào?

Một người mẹ hưởng thọ đến 80 tuổi gọi là đại thọ rồi. Với Đỗ Phủ:“ Nhân sinh thất thập cổ lai hy“. Ngày xưa chỉ có 70 tuổi mà đã là hiếm hoi. 70 thì có đáng là bao? Vèo một cái như là một giấc ngủ trưa. Dùng hình ảnh chuối chín cây không biết rụng lúc nào phải tính từng ngày từng giờ. Hai câu kết tả về kỷ niệm yêu chiều của người mẹ dành cho con gái rất dễ hiểu.


“Thương Mẹ“
Tri ân Thu Hà ngâm thơ, cảm dịch thơ Giang Hoa: Mẹ Tôi

Thương có nguồn gốc từ chữ thương hải tang điền.
Mà ra thành ngữ "bãi bể nương dâu" xem ra rất dễ hiểu. liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tương truyền rằng, thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:
Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
Đông hải tam vi tang điền
nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".
Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc“
“Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu”

Thương khác yêu. Yêu mang tính độc chiếm. Ta yêu ai ta muốn người đó là của mình sở hữu riêng. Thương là của mình rồi như con thương mẹ.


“Mẹ như  trái chín hương rễ rụng
Chuối trên cây con đứng thương hoài
Lúc mừng ánh nắng ban mai
Khi lo ngọn gió phôi phai úa màu“

Như bài thơ Lòng Mẹ ở trên tôi đã giải nghĩa chuối chín hương rành rẽ rồi. Cái tình thuơng mẹ và nổi lòng thắc thỏm của người con thật là đẹp vô cùng. Mừng từng sợi nắng ban mai, ý nghĩa mừng tuổi thọ mẹ mình dài thêm và lo từng ngọn gió thổi làm trái chuối rụng nghĩa là mẹ sẽ ra đi trong khoảng khắc bất ngờ nào đó.

“Mái tóc mẹ trên đầu bạc trắng
Từng sợi buồn cay đắng xót xa
Một sương hai nắng cùng cha
Tay bồng tay bế sơn hà ngược xuôi“

Mái tóc mẹ là cả một di sản một dấu ấn trải dài theo thời gian từ tóc xanh đến tóc bạc, từng sợi buồn lo khắc khoải trằn trọc đắng cay theo thời thế vận nước nổi trôi. Câu thơ nhắc lại hồi ức ký ức xa xưa mẹ cùng cha vất vả như thế nào…?

“Chín đứa con nổi trôi sóng gió
Tám mươi hai biết tỏ chăng ai
Ngậm cười chín suối tuyền đài
Hồn cha phiêu lãng canh dài đêm thâu“

Chín đứa con là anh chị em nhà nữ sĩ Giang Hoa. Vì tôi cảm từ bài thơ đường 8 câu của Giang Hoa mà thêu dệt thêm. Chứ bố mẹ tôi không đông con như vậy. Tôi là dân Bắc Kỳ có thể do chính sách sinh đẻ có kế hoạch chăng?
82 là tuổi  mẫu thân Giang Hoa thời điểm này trông ảnh rất đẹp lão phúc hậu. Hai câu sau chỉ ba Giang Hoa đã ra đi, tà dương khuất bóng, hồn đà phiêu bạt nơi đâu nơi tuyền đài chín suối hay trong 6 nẻo luân hồi…?

“Trăng cổ độ trâm bầu rặng liễu
Dạ hoài lang yểu điệu một thời
Mẹ tôi xinh xắn nhất đời
Dáng cô thôn nữ nụ cười xa xăm “

Bốn câu này dễ hiểu có ý tán dương người mẹ hiền thục từ qúa khứ cũng như hiện tại.

“Tình nghĩa để dâu tằm nhả sợi
Tấm lụa đào vời vợi thanh tao
Cù lao chín chữ nghẹn ngào
Công ơn trời biển con nào dám quên“

Tình nghĩa của mẹ như con tằm cái kén, bền bỉ ăn dâu nhả tơ cho đời. Bà Hồ Xuân Hương có câu: “Thương cha mẹ nhện vương tơ lưới,
Thương vợ chồng Ngâu cách mặt sông.“

„Đàn con cháu hồn nhiên phúc đức
Lục bát thơ thao thức ca ngâm
Có người viễn xứ âm thầm
Nửa vòng trái đất tình thâm giống nòi “

Người viễn xứ chỉ Lu Hà tôi, từ đọc bài thơ đường 8 câu ngắn ngủi, nhưng do thần giao cách cảm tâm linh hòa hợp mà sáng tác ra bài song thất lục bát này.

“Thơ song thất mặn mòi lục bát
Vần theo vần dìu dặt cung đàn
Tuôn châu nhả ngọc nồng nàn
Hằng Nga thỏ thẻ trăng ngàn ngẩn ngơ!“

Bốn câu kết cực kỳ dễ hiểu miễn giải thích dài dòng.

29.12.2016 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét