Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Bình Giảng 3 Bài Thơ Của Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 20




 

“Em Sẽ Ngâm Thơ Anh, Tình Xưa Cố Quận và Hoa TiGon Thổn Thức“

Tác gỉa bài thơ “Hai Sắc Hoa TiGon“ của nàng T.T.Kh không rõ lai lịch tung tích và chàng thi sĩ Thâm Tâm chắc cũng đã là người thiên cổ cả hai. Nhưng bài thơ để lại mang dấu ấn hình bóng một thời, một nghi án văn học dần dần sáng tỏ minh bạch vẫn để lại cho bao thế hệ người Việt Nam yêu thơ thổn thức bâng khuâng.


Thu Hà đã ngâm bài thơ kể về một câu truyện tình đầy ngang trái và nước mắt rất cảm động mà tôi đã chuyển dịch. Để tri ân sự đóng góp của Thu Hà cho nền thi ca âm nhạc nghệ thuật Việt Nam tôi đã viết tặng Thu Hà 3 bài thơ và đều được ngâm cả ba. Vậy tôi sẽ lần lượt bình giảng thứ tự từng bài làm món qùa tặng những tâm hồn thơ văn Việt Nam thưởng lãm nhân Tiết Đinh Dậu năm 2017.


Em Sẽ Ngâm Thơ Anh

thơ tri ân Trần Thu Hà

Ngâm thơ có ba bảy đường ngâm. Người thì ngâm thơ chính quy có tính chất nghề nghiệp hẳn hoi, có đủ sân khấu đạo diễn, nhạc công, khán gỉa, tiền cát xê, thị trường thị hiếu v.v... Người thì ngâm riêng trong vòng gia đình, họ hàng bạn bè thân quen. Người thì ngâm theo lối ngẫu hứng thích ngâm thì ngâm, dù cho là thơ ai đó bất kể thơ hay hoặc dở, nghệ thuật cao hay loại thơ tào lao nhì nhằng vớ vẩn, miễn là hợp với trình độ sở thích cuả mình, chả có thù lao cát xê chi hết, một lời cám ơn là xong, hay thí chủ có thơ được ngâm mời người ngâm một chầu bia hơi, nem chua, chả quế, bún bò, bún riêu, tiết canh thịt chó gì đó để thù lao thay cho lời cám ơn suông bằng mồm. Cô Thu Hà này rất đặc biệt ngâm thơ phóng khoáng vô tư tặng rất nhiều người. Nhưng riêng tôi lại thấy rất chân trọng cảm động vì nhiều người biết ngâm nhưng không muốn ngâm thơ tôi. Cô Thu Hà thì lại vô tư thoải mái ngâm tặng tôi. Nên đối với tôi, cô rất có ý nghĩa và gía trị thực tế hiện sinh nghệ thuật làm tôi cảm động. Thơ tôi làm, tôi hiểu gía trị của nó theo trí tuệ tầm vóc của tôi, cô ngâm đúng tâm trạng nỗi lòng tôi, nên tôi rất xúc động, cảm động, làm cho tâm hồn thi sĩ của tôi thêm lai láng… Tôi làm thơ tặng cô từ tấm lòng của tôi.

“Rồi đây em sẽ ngâm tất cả
Hoa Ti-gôn óng ả mượt mà
Ngẩn ngơ khắp chốn quan hà
Trái tim ấm áp la đà nàng thơ“

Tôi đã từng viết một bài luận, văn là chồng thơ là vợ. Văn mang tính duơng biểu tượng lý trí, sức mạnh gân bắp. Thơ mang tính âm biểu tượng cho tâm hồn tình yêu, mềm mại thiết tha. Nên người ta hay gọi là nàng thơ chỉ cái tâm hồn thi nhân bất kể tác gỉa là nam hay nữ.

“Hồn cát sĩ đôi bờ thổn thức
Đại dương ơi! Rạo rực ái tình
Bâng khuâng tới cổng thiên đình
Sương rơi đầu ngõ thần linh tủi sầu“

Cát sĩ tiếng Anh tạm dịch là learned man. Cát sĩ còn có nghĩa thi sĩ đã từng trải lăn lộn trường đời và trường tình, giống như các kiếm khách giang hồ chu du thiên hạ, suy nghĩ hay hành động luôn của kẻ trượng phu, trọng nghĩa khinh tài cứu khổ phò nguy. Nhân vật Tống Giang trong tập Thủy Hử được các hảo hán khắp nơi kính nể. Trong tinh hoa cổ học có ông Phạm Trọng Yêm, người nhà Tống, làm quan đến Tể tướng mà vẫn nghèo suốt đời. Tính ông trọng nghĩa, khinh tài, thích làm việc bố thí, nhất là đối với người trong họ, lại càng hậu lắm. Ông để dành lương bổng, mua được một thửa đất làm nghĩa trang để lấy hoa lợi cứu người:
 “Sướng gì hơn sướng làm lành,
Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu”

Người có tâm hồn cát sĩ đôi bờ đại dương thổn thức khi nghe có người ngâm thơ ái tình. Cụ thể là cô Thu Hà đây ngâm mấy bài Thơ Hai Sắc Hoa TiGon và cả thơ tôi cảm dịch nữa. Tâm hồn thi nhân lên tới cả thiên đình nhân năm Đinh Dậu cùng với các Táo Quân. Tình cảm tha nhân quê hương da diết như  nỗi  buồn cô quạnh cô đơn của người thiếu phụ, giọt sương rơi đầu ngõ là hình ảnh tuợng trưng siêu hình.

“Mùa thu đến tinh cầu tha thiết
Sắc hương phai da diết trần ai
Cam lồ rạng liễu chương đài
Sen vàng nuối tiếc u hoài giọt ngâu“
 
Bồ tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. nghĩa là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Sen vàng tiếc giọt mưa thu mưa ngâu chỉ hoa sen cuối mùa úa tàn, tả tâm trạng người thiếu phụ cô đơn.

“Mưa thánh thót hạt châu lã chã
Bước chân người vội vã làm sao
Cung đàn dang dở ly tao
Bao giờ trở lại vườn đào năm xưa “

Mô tả đời tuổi xuân ngắn ngủi mùa thu chóng tàn, cảnh đời chia ly xa cách, nhớ nhung. Bao giờ ý trung nhân trở lại vườn đào năm xưa như chàng Thôi Hộ.

“Kìa Thôi Hộ lưa thưa gió thoảng
Chàng Thâm Tâm thấp thoáng hiên nhà
Dưới giàn thiên lý xót xa
Vén mây nhìn xuống Hằng Nga nghẹn ngào…!“

Thâm Tâm cũng là thi sĩ theo tôi chính là tác gỉa 4 bài thơ viết về Sắc Hoa TiGon,     giống như Thôi Hộ có 4 câu tứ tuyệt:

Đề Đô Thành Nam Trang
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
 Nhân diện bất tri hà xứ khứ
 Đào hoa y cựu tiếu đông phong“

10.1.2017 Lu Hà




Tình Xưa Cố Quận
Viết tặng Trần Thu Hà ngâm thơ Hai Sắc Hoa TiGon

Tình xưa cố quận nghĩa là câu chuyện tình cũ hay kỷ niệm về nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương, cố hương.

“Ngoài kia gió bấc tuyết bay
Trong nhà cửa đóng đắng cay nỗi niềm
Đã buồn, buồn lại dày thêm
Tiếng ai đẫm lệ êm đềm sầu đông“

Câu thơ tả chính tâm trạng tôi khi nghe Thu Hà ngâm thơ. Mấy hôm nay rồi mà tuyết vẫn dày đặc.

“Bài thơ thế kỷ chất chồng
Quê hương vời vợi cánh đồng cò bay
Dưới giàn thiên lý đắm say
Hoa TiGon nở lắt lay nắng vàng“

Nhắc về bài thơ Hai Sắc Hoa TiGon đã nửa gìa thế kỷ nay  mà bao nhiêu câu hỏi chưa được gỉai đáp thỏa mãn tính hiếu kỳ độc gỉa, chất chồng nổi niềm thương nhớ say đắm bi lụy xót xa về thân phận người phụ nữ.

“Sông Thao bến nước mơ màng
Hai hàng dâm bụt đường làng cỏ may
Cố hương ơi, lạnh thế này!
Phương trời thổn thức đêm nay tủi sầu“

Nói về tôi hồi tưởng nhớ quê hương sinh ra mình có dòng sông Thao quanh năm đỏ nước phù sa

“Trán nhăn tư lự mái đầu
Trải bao năm tháng bể dâu đoạn trường
Vẳng nghe con cuốc kêu thương
Thâm Tâm đi hẳn còn vương bóng bình“

Tôi lấy hình ảnh con chim Cuốc tả về nỗi lòng người xa quê như tôi và nhắc lại  mối tình sử bi thương của vua Thục bên Tàu vì yêu một người đàn bà mà mất nước.

T. T. Kh cô mình
Âm ba điệp khúc hành tinh xa mờ
Điệp hồ bảng lảng huyền mơ
Hương lan phảng phất đôi bờ đục trong…!

T. T. Kh theo như bạn bè của Thâm Tâm thì cô ấy tên là Khánh, người yêu của Thâm tâm.

10.1.2016 Lu Hà




Hoa TiGon Thổn Thức
viết tặng Trần Thu Hà ngâm thơ

“Thu Hà thương cánh hoa tim
Giọng ngâm cao vút đắm chìm trong mây
Mộng hồn thi sĩ ngất ngây
Dưới giàn thiên lý canh chầy hoài than“

Nghe Thu Hà ngâm làm cho tâm hồn tôi ở nửa vòng trái đất, say đắm ngất ngây mà thương cho nàng T.T. Kh và chàng Thâm Tâm

“Bao thập kỷ chứa chan tình ái
Chàng Tâm Tâm tê dại Khánh ơi!
Bàn dân thiên hạ chơi vơi
Cung đàn dang dở cuối trời sầu đưa“

Bài thơ Hai Sắc Hoa TiGon có từ năm 1937. Tính đến nay tròn 80 năm rồi.

“Người cát sĩ mới vừa thức giấc
Ngẩn ngơ buồn hoàng hạc lầu son
Thi đường còn nước còn non
Bâng khuâng bảy chữ héo hon cõi lòng“

Tôi vừa ngủ dậy vào facebook thì nghe Thu Hà ngâm bài:  “Hai Sắc Hoa TiGon“ mang dấu ấn thể thơ đường luật, tứ tuyệt,  thể hành thời tiền chiến mà các ông Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Tản Đà, Đinh Hùng, Hàn Mạc Tử v. v… hay làm vào những thập niên 30 và 40 thế kỷ trước gọi là thơ mới 7 chữ.

“Người thục nữ long đong xuôi ngược
Cõi trần ai ô thước cầu vồng
Ngưu Lang Chức Nữ mây rồng
Mưa ngâu tầm tã cánh đồng mù sương “

Ô thước hay kim ô là chim qụa. Còn tích Ngưu Lang Chức Nữ, mưa ngâu, cầu vồng qúa quen thuộc với nguời Việt, xin miễn giải thích.

“Lu Hà sầu muộn vấn vương
Nửa vòng trái đất dặm trường ly tao
Xuân về chén rượu ngọt ngào
Bâng khuâng thầm nhớ trái đào năm xưa…!“

Lu Hà chín
h là tôi người đang viết bài bình giảng này. Chỉ xin nhắc lại tôi là đấng tu mi nam tử mày râu rất đàn ông, chả đồng tính luyến ái pê đê chi hết. Cái bút danh tưởng là con gái chỉ là một kỷ niệm riêng.

“Hoa trái tim hương thừa hết thắm
Cung đàn trầm thê thảm sầu cay
Hoàng hôn rặng liễu lắt lay
Tàn đông tuyết ngậm vui vày với ai...?“

12.1.2017 Lu Hà

Không những tả về nàng T.T. Kh ngót 80 năm nay, mà còn tả  cảvề tâm trạng cho cả người ngâm thơ và chính tác gỉa bài thơ là tôi.

16.1.2017 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét