Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Buôn Gió Hay Buôn Thuốc Lào Vặt Đánh Rắm Rong




Hai bài viết của tchàng Blogger Người Buôn Gió này hoàn toàn mâu thuẫn, Bài trên thì chửi Ngô Kỷ là "vớ vẩn, không uy tín," nhưng bài dưới lại công nhận Ngô Kỷ là người "nổi tiếng." Thật là "bó tay" cho chàng Buôn Gió này.

Xin chuyển đọc cho biết trình độ văn công Việt cộng, thế mà làng lưới lại "ca tụng" blogger này thì thật là lạ. Tôi đâu có liên hệ gì chàng ta đâu mà lại nhắc đến tôi chi vậy cà, ha ha!!!  

 FYI.


Ngô Kỷ




https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9?fref=ts




Chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng dù DLV hay tuyên giáo có nguỵ biện thế nào đi nữa, ai cũng thấy cộng sản VN có sự thống nhất lớn để thay đổi quan điểm đường lối đối ngoại.
Ngô Kỷ là loại cuồng chống Việt Cộng đến nỗi chống cả những người chống Cộng không giống ông ta. Một người phải nói là vớ vẩn, không uy tín như ông ta mà lại được BBC phỏng vấn về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng là sao.?
Mong các bạn nghiêm túc trả lời câu hỏi này. Nếu bạn nào không còm được thì gửi PM cho mình ad. Số lượng bạn trả lời và nội dung câu trả lời có thể phản ánh những điều rất lớn.

Một người từng nổi danh với các hoạt động được mô tả là 'chống Cộng' bình về cuộc gặp giữa ông Trọng và Tổng thống Obama.







Ngay sau ngày người cộng sản bảo thủ số một Nguyễn Phú Trọng bắt tay thân thiện, cởi mở với tổng thống Obama trong phòng Bầu Dục. Hãng truyền thông quốc tế BBC phỏng vấn một cựu chiến binh VNCH có tên là Ngô Kỷ. Những ai ở Cali đều biết Ngô Kỷ là người chống Cộng không đội trời chung. Ông ta chống CSVN y như những người CSVN chống Hoa Kỳ. Nếu CSVN từng coi bất kỳ ai dính dáng đến Hoa Kỳ đều là tay sai của thế lực thù địch, thì Ngô Kỷ cũng coi bất kỳ ai kể cả đồng đội của ông ta là tay sai cộng sản nếu như không chống CSVN theo ý ông ta.

Ở một nét chống đến cùng, chống sắt máu, không đội trời chung. Ông Ngô Kỷ và ông Nguyễn Phú Trọng không khác gì nhau.

Thế nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thay đổi, còn Ngô Kỷ thì vẫn thế.

Sở dĩ BBC chọn Ngô Kỷ phỏng vấn, là bởi Ngô Kỷ đại diện tiêu biểu cho tinh thần chống CSVN đến mức một mất, một còn. Không thể đứng song song cùng tồn tại. Hãy cứ dạo trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, các tờ báo, các hội nghị để thấy tinh thần ấy không hề nhỏ một chút nào.

Có thể cái khác nhau là tinh thần ông Ngô Kỷ xuất phát từ chánh nghĩa quốc gia, là lá cờ vàng 3 sọc đỏ có từ thời vua Thành Thái, là vì một nước VNCH nhân bản, văn minh, tiến bộ, là ý chí của hàng triệu người Việt hải ngoại. 

Nhưng thế cuộc đang diễn ra thế nào mới là điều đáng nói. Cái tinh thần mà ông Ngô Kỷ đại diện ấy, làm thế nào để chuyển biến nó thành hiệu quả là tiêu diệt được đảng CSVN, thành lập lại chế độ VNCH.? Vận động quyên góp tiền bạc, lập quân đội như Hoàng Cơ Minh, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Tuý tiến về giải phóng quê hương.? Hay tuyên truyền vận động toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa lật đổ chế độ CSVN và phục dựng lại chế độ VNCH.? Hoặc là nhờ các cường quốc tạo áp lực cô lập, cấm vận, phong toả khiến CSVN tan rã, tự sụp đổ để chế độ mới lên.?

Chẳng biện pháp nào là hữu dụng cả, nó chỉ trên lý thuyết mà thôi. Chừng nào những người chống CSVN mà còn tư duy phải một mất một còn ngay với CSVN như đánh xóc đĩa, mở ra là phải có chẵn, có lẽ, có được, có thua ngay. Chừng đó những hoạt động nỗ lực của các bạn sẽ là gáo nước đổ vào xe cát. Lý thuyết là một gáo nước sẽ làm thấm đống cát, ngàn gáo nước sẽ làm trôi đống cát. Nhưng để có ngàn gáo nước là vấn đề của thời gian, mà bạn không biết bao giờ mới có đủ ngàn gáo nước.







Ai cũng phải chuyển mình.

Rút cục thì Nguyễn Phú Trọng, TBT ĐCSVN phải dẫn phái đoàn quan chức CS sang Hoa Kỳ để ký nhiều điều khoản hợp tác. Chẳng ai lạ gì sự tô vẽ của CSVN. Ngay cả những trận đánh thua tan tác, chết sạch sành sanh cũng được tô vẽ thành thắng lợi. Như thắng lợi mang tính chất chính trị, thắng lợi vì thăm dò được khả năng quân địch, thắng lợi có ý nghĩa đột phá....

Lặn lội bầu đoàn kéo đến nhà người ta cách nửa vòng trái đất, nhất là nhà của kẻ mình trước nay tuyên bố thù hận không đội trời chung. 

Chỉ từng ấy cũng đủ để hiểu là cái vị thế đang ra sao. Không phải nói nhiều. Hãy cứ để cho bộ phận tuyên truyền của CSVN tìm cách xuyên tạc sự thật để giữ thể diện,  rằng Hoa Kỳ phải chấp nhận đàm phán, chấp nhận cộng sản, phải công nhận Việt Nam tiến bộ, dân chủ gấp ngàn lần tư bản....Sự thật thì ai cũng thấy rồi. Chẳng đôi co bóc mẽ những kẻ đã vào đường cùng làm gì.

Người hiểu biết cư xử, khi cho ăn mày tiền, không bao giờ họ đứng xa ném đồng xu vào cốc gã ăn mày. Họ lại gần, cúi xuống thả đồng xu nhẹ nhàng vào trong cốc.

 Đã là  Minh Quân ý chí muốn thâu phục thiên hạ,  không bao giờ hạ nhục hàng tướng địch đến dưới trướng mình, họ ân cần đối đãi tử tế như người bạn thân xa cách lâu ngày giờ quay lại cố hương.

Từ ngoài hè phố đến cung điện người ta đều cư xử như vậy.

Đến hơn nửa thế kỷ nay  tư tưởng thù hằn, chống đối, nghị kỵ, không đội trời chung với Hoa Kỳ luôn ngự trị trong tim óc người CSVN. Thậm chí tư tưởng hận thù ấy còn được tuyên truyền cho thiếu nhi, học sinh lòng căm thù đế quốc Mỹ. Còn được dựng thành đài tưởng niệm bia căm thù trên khắp quê hương. Được khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật khích động lòng căm thù đó.

Càng như vậy, mới thấy sự chuyển mình của CSVN khi TBT Nguyễn Phú Trọng, kẻ thù Mỹ một cách cực đoan, lại dẫn phái đoàn quan chức cấp cao đến tận Hoa Kỳ để xin xỏ, nhờ vả là sự chuyển mình, thay đổi đáng ghi nhận.

Người thấy  CSVN như thế, họ nói thế này. 

Chẳng qua bọn CSVN sắp chết, chúng bám víu, cầu cạnh tìm lối thoát, chúng hết tiền, chúng đói khát, chúng van lạy tứ phương, bất chấp danh dự....

Với tôi, tôi cho rằng CSVN lần này can đảm. Cái can đảm là dám vượt qua những định kiến cố hữu, bắt tay với kẻ cựụ thù mà mình vẫn rêu rao , chỉ trích bao lâu nay..

 Nếu nhìn công tâm,  chắc bên trong nội bộ những người CSVN, họ cũng phải trăn trở, vật vã, cân nhắc...thậm chí là thanh trừng những ý kiến cản trở,  để đi đến quyết định hợp tác với Hoa Kỳ. Một quyết định quan trọng và lớn lao như thế, chỉ riêng sự túng bẫn thôi thúc là chưa đủ. Phải có thêm sự can đảm vượt qua chính tư tưởng, định kiến của bản thân mình. Lúc Hàn Tín luồn trôn anh hàng thịt, đó cũng là sự can đảm để vượt qua chính mình. Không phải bất cứ hành động cầu xin nào cũng là hèn nhát,  không phải lúc nào sự hạ mình cũng do nhu cầu sinh tồn thôi thúc.

CSVN đã chuyển mình, tự thay đổi để thích ứng với thời cuộc mới. Chắc chắn CSVN phải nhận ra sự thay đổi, chuyển mình ấy mang lại cho họ lợi ích hơn việc không thay đổi. Và vì thế họ thay đổi, chuyển mình.


Ngay sau ngày người cộng sản bảo thủ số một Nguyễn Phú Trọng bắt tay thân thiện, cởi mở với tổng thống Obama trong phòng Bầu Dục. Hãng truyền thông quốc tế BBC phỏng vấn một cựu chiến binh VNCH có tên là Ngô Kỷ. Những ai ở Cali đều biết Ngô Kỷ là người chống Cộng không đội trời chung. Ông ta chống CSVN y như những người CSVN chống Hoa Kỳ. Nếu CSVN từng coi bất kỳ ai dính dáng đến Hoa Kỳ đều là tay sai của thế lực thù địch, thì Ngô Kỷ cũng coi bất kỳ ai kể cả đồng đội của ông ta là tay sai cộng sản nếu như không chống CSVN theo ý ông ta.

Ở một nét chống đến cùng, chống sắt máu, không đội trời chung. Ông Ngô Kỷ và ông Nguyễn Phú Trọng không khác gì nhau.

Thế nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thay đổi, còn Ngô Kỷ thì vẫn thế.

Sở dĩ BBC chọn Ngô Kỷ phỏng vấn, là bởi Ngô Kỷ đại diện tiêu biểu cho tinh thần chống CSVN đến mức một mất, một còn. Không thể đứng song song cùng tồn tại. Hãy cứ dạo trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, các tờ báo, các hội nghị để thấy tinh thần ấy không hề nhỏ một chút nào.

Có thể cái khác nhau là tinh thần ông Ngô Kỷ xuất phát từ chánh nghĩa quốc gia, là lá cờ vàng 3 sọc đỏ có từ thời vua Thành Thái, là vì một nước VNCH nhân bản, văn minh, tiến bộ, là ý chí của hàng triệu người Việt hải ngoại. 

Nhưng thế cuộc đang diễn ra thế nào mới là điều đáng nói. Cái tinh thần mà ông Ngô Kỷ đại diện ấy, làm thế nào để chuyển biến nó thành hiệu quả là tiêu diệt được đảng CSVN, thành lập lại chế độ VNCH.? Vận động quyên góp tiền bạc, lập quân đội như Hoàng Cơ Minh, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Tuý tiến về giải phóng quê hương.? Hay tuyên truyền vận động toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa lật đổ chế độ CSVN và phục dựng lại chế độ VNCH.? Hoặc là nhờ các cường quốc tạo áp lực cô lập, cấm vận, phong toả khiến CSVN tan rã, tự sụp đổ để chế độ mới lên.?

Chẳng biện pháp nào là hữu dụng cả, nó chỉ trên lý thuyết mà thôi. Chừng nào những người chống CSVN mà còn tư duy phải một mất một còn ngay với CSVN như đánh xóc đĩa, mở ra là phải có chẵn, có lẽ, có được, có thua ngay. Chừng đó những hoạt động nỗ lực của các bạn sẽ là gáo nước đổ vào xe cát. Lý thuyết là một gáo nước sẽ làm thấm đống cát, ngàn gáo nước sẽ làm trôi đống cát. Nhưng để có ngàn gáo nước là vấn đề của thời gian, mà bạn không biết bao giờ mới có đủ ngàn gáo nước.

Hoa Kỳ tiếp đảng trưởng CSVN Ngyễn Phú Trọng. Có nghĩa Hoa Kỳ công nhận ĐCSVN.?

Đúng là vậy, nhưng chưa đủ. Công nhận ĐCSVN có nghĩa Hoa Kỳ sẽ còn công nhận hàng chục đảng phái khác ở Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ muốn Việt Nam đa đảng, không có lý do gì Hoa Kỳ chiều lòng các đảng phái Việt Nam khác để tiêu diệt và xoá sổ Đảng CSVN. Các nước Pháp, Đức...đảng cộng sản vẫn được phép hoạt động như bất kỳ đảng phái nào. ĐCSVN vẫn hoạt động và các đảng khác cũng sẽ phải được hoạt động.

Và trong một quan điểm rõ ràng tiến bộ chung của toàn cầu như thế. Không có lý do gì mà Hoa Kỳ lại ủng hộ đảng này tiêu diệt, xoá sổ đảng khác. Các đảng phái phải phải học cách cạnh tranh lành mạnh để giành quyền lực chính trường.

Có lẽ đến lúc các đảng phái có tinh thần chống CSVN không đội trời chung, phải thay đổi quan điểm của mình. Thay đổi không phải là hèn nhát, không phải là từ bỏ bản thân mình, là thoả hiệp mắc mưu CSVN. Thay đổi là để phù hợp với một cuộc chiến mới, một tình hình thực tiễn đang diễn ra.

Điều cần thiết bây giờ là công khai thành lập đảng tại Việt Nam, có cương lĩnh, đường lối, hoạt động ôn hoà, dùng lý lẽ vận động quần chúng ủng hộ đảng mình. Một trong những đòi hỏi đầu tiên là đòi quyền chính danh của các đảng phái, tiếp tới đòi sửa đổi điều 4 hiến pháp...tiếp tới nữa thì đảng nào được nhân dân tin yêu, đảng đó nắm quyền. 

Biết đâu nhân dân vẫn tin ĐCSVN, bầu lá phiếu cho họ nắm quyền giữa muôn trùng đảng khác. Cũng phải vui vẻ chờ lần sau.

Một số bạn sẽ nói, lập đảng phái công khai sẽ bị bắt tù hết ư.?

Yên tâm đi, nếu các bạn bị bắt tù vì lập đảng phái ôn hoà. Đó sẽ là khúc xương ném giữa hiệp định toàn diện mà Hoa Kỳ và CSVN đang thực hiện. Nó sẽ làm cản trở, thậm chí là tan vỡ những gì mà Hoa Kỳ và ĐCSVN giao ước. Một khi hiệp định này tan vỡ, CSVN trở về con đường cũng quẫn, lúc đó chả ai biết nó sẽ sụp đổ hay tồn tại kiểu gì. Khi Đảng CSVN đã bước chân đi đến Hoa Kỳ thế này, con đường quay lại chẳng hề dễ chút nào. Họ sẽ phải lựa chọn là để cho các đảng khác hoạt động trong khi họ còn đầy đủ sức để lấn át để nắm quyền hơn là lựa chọn tiêu diệt các đảng khác, rồi cùng dắt tay đi đến thiên đàng CNXH sớm nhất bằng cách thăng thiên.

Nhưng không thể hoạt động với tiêu chí một mất một còn với ĐCSVN. Họ đã không còn thế với Hoa Kỳ, các bạn cũng nên nghĩ lại cho phù hợp thực tại.


Tái bút.

Cũng như thường lệ, đây là bài tào lao, chém gió, thiển cận không đánh giá hết mọi vấn đề, suy diễn,  không có lý luận cơ sở nào đúng đắn. Xin hãy đọc với tính chất giải trí. Bài viết của một  kẻ vô học, cơ hội, chọc ngoáy để câu like. Thoả mãn thói háo danh tầm thường. Hoàn toàn không có giá trị tham khảo.

           


Người Buôn Gió, từ giang hồ đến cải cách xã hội 
Friday, May 30, 2014 4:00:15 PM 

Hà Giang/Người Việt
LTS - Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị, dí dỏm, và sâu sắc. Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến ông trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội? Hiện đang tham dự chương trình học bổng nghệ thuật của thành phố Weimar, Ðức Quốc, Blogger Người Buôn Gió hé lộ với phóng viên Hà Giang vài nét chính về con người và cuộc đời mình, trong buổi chuyện trò sau đây, tại tòa soạn nhật báo Người Việt.



Blogger Người Buôn Gió trong buổi nói chuyện với phóng viên Hà Giang tại tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Người Việt)


Hà Giang (NV): 
Chào blogger Người Buôn Gió, đọc văn thì cũng có thể đoán ra con người của tác giả Người Buôn Gió, tuy nhiên nhiều người vẫn muốn nghe chính tác giả nói về mình, anh có thể cho độc giả của Người Việt biết blogger Người Buôn Gió là ai, và tại sao lại đi... buôn gió?

Blogger Người Buôn Gió: Thực sự, tôi chỉ như bao thanh niên ở Việt Nam ở trong những khu phố mà người ta gọi là khu phố bụi đời, nơi chứa nhiều thành phần giang hồ, xã hội đen. Cuộc sống của tôi cũng có lúc sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, cũng có lúc cờ bạc, thậm chí là trộm cắp. Mọi người có thể hình dung là cuộc sống ấy nó khó hiểu nhưng mà tôi sinh ra ở cái khu phố như thế và tất cả mọi người đều làm những việc như thế thì tôi cũng làm theo, tôi không tiếp xúc được với xã hội bên ngoài, với xã hội văn minh và lớp người trí thức, mà tôi chỉ biết sống ở trong đấy thôi, và tôi trở thành một người cũng “xuất sắc” trong cái đám lưu manh ấy.
NVAnh nói đến một khu phố bụi đời với những chàng trai sống lăn lóc, vậy khu phố đó ở đâu?
Blogger Người Buôn Gió: Nơi tôi sinh ra nó là một cái ngõ nhỏ tên là Phát Lộc, ngoài Bắc, nó nằm ở chợ Ðồng Xuân-Bắc Qua, một nơi chứa chấp nhiều giới giang hồ hảo hán, dân số khoảng vài nghìn người.
NVBlogger Người Buôn Gió bao nhiêu tuổi rồi?
Blogger Người Buôn Gió: Vâng, tôi sinh năm 1972.
NVTới một lúc nào thì con người giang hồ lăn lóc bụi đời đó quyết định thôi giang hồ và bắt đầu viết lách, và điều gì, biến cố gì đã thôi thúc Người Buôn Gió phải cầm bút?
Blogger Người Buôn Gió: Khi tôi lấy vợ thì tôi vẫn làm công việc cầm đồ, cá độ bóng đá, tiêu thụ của gian, nói chung thì những cái việc ấy nó liên hệ với nhau. Sau đấy năm 2005 thì vợ tôi sinh con. Khi vợ tôi chuyển dạ sinh thì tôi đưa vợ tôi vào bệnh viện. Khi vào bệnh viện, các bác sĩ người ta bảo đưa tiền hối lộ thì người ta sẽ chăn sóc vợ con tôi. Lúc tôi đưa tiền cho người ta thì tôi thấy đó là lẽ tất nhiên, cả một cái xã hội toàn dùng tiền hối lộ, ở đâu cũng phải hối lộ thì hối lộ nó thành thói quen thôi. Nhưng nó xảy ra trường hợp là vợ tôi khó đẻ, và khó đẻ thì phải chuyển qua phòng mổ. Nhưng phòng đỡ đẻ thì người ta muốn lấy tiền hối lộ, nên họ giữ vợ tôi ở đấy. Vì thế sau ba tiếng đồng hồ vỡ ối, con tôi chưa được sinh ra, họ đợi đến hết giờ ca trực ấy, khi đổi qua ca trực khác thì mới chuyển, vì như thế thì ca trực khác mới được tiền (hối lộ). Khi họ chuyển vợ con tôi qua phòng mổ thì con tôi tím ngắt và tái mét. Họ nói con tôi bị bệnh tim. Nhưng nhiều người bảo nếu bệnh tim thì khám thai phải biết rồi, hoặc gia đình có tiền sử bệnh tim, mà gia đình tôi không ai có bệnh tim, còn con tôi trong quá trình khám thai thì không có vấn đề gì. Ðây là cháu bé trong ba tiếng đồng hồ đó nó bị sặc nước ối, vì nước ối vỡ ra rồi, nó uống vào.
Lúc ấy họ bảo, bây giờ muốn chữa thì phải tốn tiền, thế là tôi lại phải đưa tiền cho họ, nói tóm lại hối lộ rất là nhiều, từ y tá đến bác sĩ, ai cũng nói đến tiền. Họ hỏi thì tôi cứ đưa tiền ra, không thiết tha gì khác. Con tôi cuối cùng khỏe mạnh được về nhà. Khi về nhà được khoảng hai tháng thì một hôm tôi nhìn con tôi đang nằm, nó mủm mỉm, nó cười. Tôi nhìn, tôi mới nhớ lại chuyện hôm nó sinh ra, tôi mới chợt nhận ra rằng tôi từng cầm dao tôi đi chém người để tôi lấy tiền, thì tôi hình dung việc của tôi với việc ông bác sĩ ông ấy cầm dao mổ, tôi bàng hoàng nhận ra là có khi họ cũng giống mình.
Khi tôi nhận ra một cái điều như thế, thì tôi tự hỏi tại sao xã hội nó lại như thế. Tôi nhận tôi là một thằng lưu manh giang hồ, tôi đâm thuê chém mướn, tôi kiếm tiền... mà hình ảnh của người bác sĩ ở trong tôi ấy, thì tôi vẫn nghĩ những người ấy gọi là lương y như từ mẫu, không quản ngại điều gì để giúp mình, mà bây giờ người ta cũng cầm dao người ta kiếm tiền, và người ta cũng có thể bỏ mặc người khác chết để người ta kiếm tiền. Tôi thấy sự tàn nhẫn của họ có khi còn xuất sắc hơn tôi.
Thật ra khi tôi đi đâm chém thì chỉ là dân giang hồ với nhau, chứ tôi chẳng bao giờ đi tìm một người hiền lành nào tôi uy hiếp người ta để tôi kiếm tiền, mà toàn là dân giang hồ mâu thuẫn vì chia chác các thứ hay là nợ nần nhau. Bây giờ đến một người bác sĩ mà người ta cũng như thế thì tôi không hiểu cái xã hội này bây giờ nó ra thế nào. Nghĩ thêm thì tôi thấy không riêng chỉ bác sĩ, mà thầy giáo rồi công an cũng như thế, cả xã hội nó như thế.
Tôi nghĩ bây giờ mình sinh con mình ra rồi, và xã hội nó như thế này, để cho con mình nó tồn tại, thì mình dạy cho con mình cái gì? Mình lại phải dạy cho con mình biết cách hối lộ, biết cách luồn lọt, biết cách kiếm chác lưu manh thì tôi thấy mình sinh ra một người con, nuôi cho lớn mà phải dạy nó những điều ấy, thì nói thật lòng, thà không sinh nó ra.
Lúc đó tôi mới viết bài đầu tiên là bài ”Thư viết cho con trai.” Tôi viết một chuyện châm biếm là trong xã hội như thế này, khi con lớn lên đi học mẫu giáo, đi ra ngoài con phải cảnh giác là luôn cầm tiền trong người, bố sẽ đặt tên con là Bùi Minh Huấn, tức là con có được lời giáo huấn sáng suốt.
Bài viết đó có nhiều người đọc và khen. Thật ra thì cũng chẳng phải là người ta khen. Người thì khóc, người thì cười, tức là nó mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Tôi thấy là mình có thể có một cách cải cách cái xã hội này qua ngòi bút của mình. Nghĩ thế, tôi bắt đầu chú ý viết.
NVBuôn Gió có nghĩa là gì, và từ đâu lại có cái tên Người Buôn Gió?
Blogger Người Buôn Gió: Lúc đầu, khi mới viết, tôi chỉ lấy tên thật là Bùi Minh Hiếu thôi. Sau đó tôi nghĩ mình không phải là muốn truyền bá tư tưởng, mà chỉ muốn nhân rộng suy nghĩ của một người cha, muốn những điều tốt cho con mình, cho thế hệ sau, nhân rộng nó đi khắp nơi, thì tôi chọn cái tên Người Buôn Gió, tức là tôi mong muốn cái tình cảm của một người cha, trách nhiệm với người con, với xã hội, được nhân rộng, tôi chọn cái tên ấy.
NVNhững nhận thức về xã hội chung quanh của blogger Người Buôn Gió có phải đến lúc có con, lo cho con rồi mới có, hay là những điều đã tiềm ẩn trong anh lâu rồi?
Blogger Người Buôn Gió: Nhận thức thì vẫn luôn luôn có chứ, nhưng nó không khiến được mình thay đổi, vì như nhiều người Việt Nam mình, khi họ nhìn những sự trái ngang đó, thì họ coi đó là một điều bình thường và họ tìm một cách nào đó, hối lộ, luồn lách, móc ngoặc thế nào đó để mà vượt qua. Thì tôi cũng là một người như thế. Nếu mà tôi không có cậu con trai của tôi, thì tôi vẫn là một người như thế thôi. Nhưng khi đã có người con rồi thì suy nghĩ của tôi lúc đó không phải là về tôi nữa mà là về thế hệ của con tôi, và chính vì thế mà tôi viết. Nói tóm lại, đánh giá về xã hội như thế thì nó có sẵn trong người rồi, nhưng mình không muốn làm cái gì để thay đổi nó, mình chấp nhận nó là đương nhiên như thế. Nhưng khi mình đặt vấn đề con mình nó cũng phải chấp nhận như thế là một chuyện đương nhiên thì đó là một điều đau lòng, và tôi không muốn như thế, nên tôi phải viết.
NVViệc viết lách trong xã hội Việt Nam đã mang đến cho blogger Người Buôn Gió nhiều khó khăn trong cuộc sống, vậy người phối ngẫu của anh có ý kiến gì không?
Blogger Người Buôn Gió: Ðầu tiên thì vợ tôi phàn nàn rất nhiều. Gia đình bên vợ tôi, ông của vợ tôi là tướng trong quân đội (Bắc Việt), gia đình bên vợ tôi cũng thuộc thành phần trí thức, ông bà đều là lão thành cách mạng. Nhưng khi tôi bị bắt năm 2009 thì lúc đấy gia đình vợ tôi mới biết chuyện. Họ tìm hiểu xem tại sao tôi bị bắt, họ đọc những bài của tôi, họ nói “ôi mẹ cái thằng này nó viết hay đấy, nó viết đúng quá.” Lúc ấy thì vợ tôi thất vọng, tưởng là mọi người biết anh ấy làm như thế thì khuyên anh ấy, chứ bây giờ bên nội bên ngoại cùng khen như thế này, thì vợ tôi dần rồi cũng vui vẻ.
NVSau khi những bài viết của blogger Người Buôn Gió được gia đình bên vợ đọc, thành phần giao tiếp của anh có thay đổi không? Có tạo được ảnh hưởng gì không?
Blogger Người Buôn Gió: Sau khi mọi người trong họ hàng đọc thì họ thành độc giả của tôi. Họ thường xuyên đọc. Gọi cho bạn bè. Thậm chí, tôi có ông chú với bà cô lúc nào cũng đi khoe “tôi là ông chú, tôi là cô cái thằng Buôn Gió.”
NVCon trai của blogger Người Buôn Gió bây giờ cũng chín tuổi rồi, và anh đã viết cho con rất nhiều bức thư, thế cha con anh có bao giờ ngồi và nói với nhau những câu chuyện tương tự như nội dung của những bức thư đó không?
Blogger Người Buôn Gió: Cháu cũng đọc những bài tôi viết. Có những lúc đi học về cháu chưa phải làm bài, cháu rất là khệnh khạng, ngồi vào máy tính, xong cháu Google xem hôm nay Người Buôn Gió viết cái gì, rồi cháu ngồi đọc. Chúng tôi không thảo luận về những thư tôi viết cho cháu, chỉ có một cái truyện tôi viết về tuổi thơ của tôi, thì cháu có hỏi lúc ấy bố bé, bố như thế nào thế nào, thì tôi kể cho cháu nghe. Tôi tâm sự với cháu, chẳng hạn như bố thương bà nội thì bố nấu cơm, bố làm các việc giúp bà, hay là thương ông nội thì tôi làm gì.
NVTrở lại với cái cái chữ Buôn Gió, chắc hẳn hai chữ này với anh phải có một ý nghĩa gì đó sâu sắc lắm?
Blogger Người Buôn Gió: Chúng ta người nào cũng có một ước mơ, thí dụ ước mơ cải cách xã hội, ước mơ xã hội được dân chủ, cái tên Buôn Gió nó thể hiện một giấc mơ, một ước mơ mà tôi đang trên đường thực hiện. Tôi cũng chỉ mong lúc nào đất nước mình tràn ngập gió thì tôi không phải đi buôn nữa, thì đó là một điều thật hạnh phúc.
NVCảm ơn blogger Người Buôn Gió đã dành thời gian cho chúng tôi.
––

Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét