Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Văn Hoá Và Không Văn Hoá



 




Nhân dịp mấy ngày gần đây, trên trang báo tổ quốc xuất hiện một đàn ruồi xanh, sản phẩm thành quả cuả cái gọi là trăm năm trồng người cuả Hồ Chí Minh đã ra mặt điên cuồng tấn công mặt báo dưới dạng ý kiến phản hồi như những tên Khách, Hai Ngoai Tham Lang, Hoang Sa v.v...Tôi cũng rất thông cảm muốn được chia sẻ tâm trạng, tâm tình với một số bạn có công tâm đòi ban biên tập truy tìm nguồn IP xoá bỏ những ý kiến phản hồi này đi. Xoá hay không là quyền cuả Ban biên tập. Riêng tôi cũng xin đăng lại một bài báo tôi đã viết về hiện tượng này


Đôi lời với người Việt lấy tên là Butta:
Người có văn hoá không nhất thiết phải học cao, nhiều bằng cấp và  lắm chữ nghiã. Người ít học cũng không phải là không có văn hoá, sự biết tôn trọng người khác biết giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng chính là tự tôn trọng mình. Họ mới chính là người có văn hoá. Butta làm như có vẻ là người bàng quan trung gian đạo mạo. Nhưng chính bạn cũng đang lao vào  xoáy cuả chuyện đuôi co tôm cá đấy“ Chuột chê khỉ mày hôi. Khỉ mới bảo rằng cả họ mày thơm“. Rồi bảo mấy ông già cãi nhau như đánh ghen, toàn là người có học cả, toàn những từ ngữ phế thải cũng mang ra dùng. Mới nghe thì tưởng bạn là người trung gian thông hiểu .Nhưng  bạn  đúng là ngưá mồm mới vào đây, thật vô duyên quá. Bạn không có ý thức chống đối căm thù tôi thì vào đây làm gì? Mấy câu văn và cả thơ ví von cuả bạn chả có ý nghiã gì trong chuyện khuyên can mấy ông già cả.

Mấy ông già này đều dưới tên nặc danh, toàn giọng lưỡi cung cách cuả  thành phần trung kiên nhất cuả đảng cộng sản. Theo tôi nhận xét không chỉ họ là công an mạng, cũng có thể là những người giả danh tỵ nạn cộng sản. Nói như Butta nó càng chứng minh bạn có văn hoá hay không có văn hoá. Cái tâm khi bạn viết ra, nói ra, mới là quan trọng . Tuy bạn giả vờ hay thực bụng khi dùng từ phế thải. Coi như là phân tro rác rưởi không đáng dùng trong văn chương. Hình như bạn chẳng hiểu gì mục đích  nội dung những bài tôi viết ra. Nó cũng là văn chương cả đấy, nó cũng là tiểu luận diễn giải, nó cũng là ký sự ,bút sự đấy. Nó cũng là truyện lạ đó đây trên diễn đàn văn học đấy. Nếu đọc kỹ suy nghĩ đôi chút nó chẳng giống cãi nhau tí nào cả. Nó cũng đáng để cho các cháu thanh thiếu niên Việt Nam đọc để hiểu về cõi đời dung tục, trần thế đầy bụi bặm mà các cháu đang  phải sống. Nó chẳng phải là thiên đường, và chẳng đơn giản chút nào cả, như cha ông các cháu ở Việt Nam theo đuổi hoặc chống đối cái thiên đàng này mà hàng triệu người phải bỏ mạng.

Có một người tự giới thiệu tên là Hoàng Sa, chắc muốn lẫn lộn với những người dân chủ đây. Không biết lấy tên nick Hoàng Sa nhưng trong lòng tưởng nhớ đến tổ quốc nào đây? Việt Nam hay Đại Hán? Như ông tổng thống miền Nam cộng hoà đã từng nói: "Đừng nghe cộng sản nói, hãy xem cộng sản làm"

Gửi ông Lu Hà:
Với lối làm thơ theo kiểu mì ăn liền của ông, tôi có thể … ĐỊT liên hồi…. thành mười tám bài thơ tuyệt tác. Dài, dai, dở ẹt là tôn chỉ trong thơ của ông, có gì hay mà khoe khoang. Tôi còn thiếu một chi tiết: thơ của Lu Hà có mùi. Ông có biết mùi gì không thưa ông? Mùi ĐỊT…. của tôi. Nói giỡn thôi, đừng cười. Mắc cỡ chết!
Chào ông!
 Ký tên: Hoang Sa

Đến bâ giờ tôi vẫn chờ Hoang Sa địt liên hồi thành mười tám bài thơ tuyệt tác. Nhưng chờ mãi lâu quá mà chưa thấy ông ta lòi ra được cái quái thai nào cả. Như vậy nói mà không làm là lối sở trường cuả người cộng sản rồi.

Tôi đã căn cứ vào lối diễn đạt ú ớ cuả cuả Hoang Sa trong bức thư phản hồi cuả chính ông ta  gửi cho tôi thành bài thơ:

Gửi Ông Lu Hà
thơ dưạ theo thư phản hồi cuả Hoang Sa

Thư này gửi tới Lu Hà
Nặc danh nick ảo gọi là Hoang sa
Sao ông bức xúc quá đà
Lời còm tế nhị vịt vờ cuả tôi?
Tôi luôn kèm chữ gửi rồi
Ông thì khinh khỉnh coi tôi lạc loài...
Dĩ hoà đối thoại xa xôi
Nổi khùng tôi cũng bỏ rơi mặt dày
Tính ông nóng nảy tiếc thay
Trường văn trận bút đắng cay cuộc đời
Thơ ông không có tình người
Lôi thôi tả cảnh độc tài bất nhân
Viết dài kể tội miên man
Coi thường nhạo báng thánh nhân họ Hồ
Tự mình tâng bốc lên cao
Ông chưa tỉnh ngộ bạn thù là ai?
Không còn phân biệt đúng sai
Thật là ngu ngốc tháng ngày buồn trôi
Bây giờ tôi phải ngủ đây
Sáng mai đủ sức kéo cày kiếm cơm
Nếu ông  thực bụng thành tâm
Hãy về chống đối Việt gian ba Tàu !

13.5.2011 Lu Hà

 Bây giờ quay trở lại với vấn đề cuả Butta.Tại sao ta lại cấm đoán các cháu  vào các trang mạng để  đọc, để trí tuệ các cháu được mở mang ra? Butta chẳng hiểu gì bản chất cuả câu chuyện . Hiểu ý đồ người khác cố tình lăn xả vào chống đối tôi  một cách điên cuồng vì mục đích gì? Cá nhân họ cũng bất ổn nôn nao bức xúc, tức tối khi đọc văn thơ cuả tôi. Nên họ mới  cố tình san sưa  khà kiạ với tác giả. Họ cố dùng mọi lý lẽ mà họ được vũ trang bằng chủ nghiã mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh bách chiến bách thắng như họ đã từng kiêu ngạo tự hào ngót một thế kỷ nay để xỉ nhục lăng mạ tôi. Họ muốn bảo vệ chính họ? Họ có thể họ là con cháu những nhân vật trong thơ tôi. Hoặc là những tín đồ sùng bái cá nhân, sùng bái thần tượng Hồ Chí Minh và đảng Mafia đã nuôi dưỡng chăm lo cho họ sáng mắt sáng lòng?.Vì sao họ phải điên cuồng chống đống tôi như một con thiêu thân? Họ tìm đồng đồng minh chiến hữu, họ biện luận văn thơ cuả tôi  không hay, thối tha bẩn thỉu không lành mạnh trong sáng như cuả cha ông họ đã một thời làm mưa làm gió trên văn đàn mạo hoá Mácxít. Vì thơ văn dở quá chẳng ai muốn dây vào.Chỉ có họ là hiện thân là mầm non hạt giống đỏ mà bác Hồ cuả họ đã cố công gieo trồng vun đắp, chỉ có họ mới có đủ tài hãnh diện trên văn đàn, viết ý kiến phản hồi để răn đe tôi. Chỉ có họ là đại diện, là anh hùng, là kẻ ngang sức ngang tài với tôi. Như Hoang Sa công khai vỗ ngực tự hào. Họ tự tin trí tuệ cuả họ rất cao thâm. Họ được vũ trang bằng lý luận Mác Lê Nin bách chiến bách thắng. Họ không tin họ dở hơi, hâm hấp mà chính tôi mới  hâm hấp dở hơi. Họ tự tin chính họ mới có đức nhân, mới có liêm sỉ để làm người, nhân phẩm siêu phàm theo gương bác Hồ vĩ đại.. Họ cố tình cản tôi đừng làm thơ viết văn nưã. Tôi là người làm thơ viết văn cho thiên hạ đọc và chính Butta vào đây mục đích cũng chỉ để thưởng thức văn thơ đấy thôi.Đây không phải là chuyện cãi nhau cuả mấy ông già, đây là một cuộc đấu tranh ý thức hệ.

Lãnh tụ tối cao Mao Trạch Đông cuả Đảng cộng sản trung quốc là người chủ xướng cách mạng văn hoá lại là người vô văn hoá nhất: „ Trí thức không bằng cục phân“ . Ông ta đã dùng cả cục phân để sỉ nhục cả một tầng lớp trí thức, trong khi đang hô hào văn hoá. Cũng có người với tấm lòng ưu ái bao dung, có ý thức động viên nhắn nhủ tôi. Tôi cũng cảm khích lại và công khai viết thư cám ơn.Tôi là một tác giả cuả hàng loạt bài thơ bài văn. Còn họ những người như Khách, Hai Ngoai Tham Lang, Hoang Sa v.v... là độc giả họ vào đây để thưởng thức văn  thơ, thông tin báo chí. Họ không làm ra bài thơ bài văn nào  để phục vụ độc giả thì thôi, lại còn cố ý phá bĩnh  nói những câu hàm hồ vu cáo tác giả. Mà tôi có quen biết oán thù gì với họ đâu? Họ có lời miả mai bóng gió diễu cợt tôi để tôi đừng viết nưã. Hay ý thức tư tưởng cuả họ đối nghịch với những điều tôi viết ra. Họ vu cho tôi mang bệnh vĩ đại, vĩ cuồng, chỉ nghĩ đến hư danh tiếng tăm là nhà thơ, muốn cho mình được nổi tiếng, muốn mình là thiên tài v.v…  Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người nông dân chân lấm tay bùn, hút thuốc lào, chửi bậy nói tục đánh rắm rong nhưng tâm điạ họ lương hảo . Tôi lại coi họ có văn hoá nhân bản hơn những những kẻ lúc nào cũng bệ vệ bảnh bao chải chuốt, ăn nói nhỏ nhẹ , lời lẽ văn hoa dễ thương nhưng chuyện la cà các vùng quê để dùng tiền săn gái chưa đủ tuổi vị thành niên.Cái tâm mới là quan trọng có thực là người có văn hoá không? Những từ ngữ phế thải nếu dùng đúng lúc trong văn chương, kể cả trong diễn giải tranh biện thì ý nghiã thanh cao cuả nó cũng vô cùng. Tất nhiên những cuộc tranh biện ý thức hệ bình thường ta cũng không nên dùng, chỉ trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, bất dắc dĩ mà thôi,. Để nhấn mạnh tầm quan trọng cuả vấn đề thiết tưởng cũng không có gì là chê trách.Cái quan trọng dùng đúng lúc đúng lúc đúng chỗ, đúng ngưòi, đúng cảnh, đúng đối tượng thì giá trị cuả nó cũng rất cao hơn cả những lời hoa mỹ sạch sẽ đấy.

14.5.2011 Lu Hà
    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét