Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 22“
Song thất lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc, một viên
đá kim cương bị thời gian bụi phủ lu mờ, bị lãng quên thất lạc trong dân gian
vì không có người chuyên tâm đào sâu nghiên cứu nó, phát triển nó một cách có hệ
thống bài bản. Người Việt mình vốn dĩ háo danh tham lam, chỉ mong mình được nổi
tiếng dù chỉ một phút lóe lên huy hoàng rồi vụt tắt cũng mãn nguyện lắm rồi.
Nhiều người không hiểu gì về thơ, cả đời không làm nổi một bài thơ cũng viết
bình luận, khen chê thơ thiên hạ theo cảm tính, theo cái ngu dốt riêng của
mình. Tôi nói thẳng xin đừng tự ái mà giận tôi giống như khi bàn về võ học thì
ít ra anh phải hiểu về võ học như trung bình tấn, kim kê độc lập, vịnh xuân quyền,
thiên long bát bộ, trảo mã tấn v.v… là gì thì mới nên bàn về võ học. Họ giống
như 5 anh mù nói chuyện huyên thuyên về con voi. Anh thứ nhất sờ trúng cái chân
thì bảo con voi giống cái cột nhà. Anh thứ hai sờ trúng cái đầu thì bảo con voi
giống như tảng đá. Anh thứ ba sờ trúng cái đuôi thì bảo con voi giống con trăn.
Anh thứ tư sờ trúng cái của quý của con voi đực thì bảo con voi giống cái chày
giã gạo. Anh thứ năm sờ trúng chỗ của quý của con voi cái thì bảo con voi giống
cái hang đá mọc rêu ẩm ướt, đút lọt cả hai bàn tay vào mà không sợ bị kẹt vào
trong. Tôi đã nhấn mạnh đặc điểm thơ song thất lục bát là để ngâm; cái hay là bởi
các vần trắc liên kết với nhau xâu chuỗi theo một nguyên tắc lô rich. Nên nghệ
sĩ rất dễ mệt phải dùng nhiều hơi thở, vì vậy phải tùy cơ mà ứng biến không nhất
thiết cứ phải theo mãi một làn điệu mà phải luôn biến hóa lúc ngâm, lúc đọc,
lúc sa mạc hát sẩm, lúc vọng cổ v.v...Giống như nhân vật Châu bá Thông trong tiểu
thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Châu Bá Thông còn gọi là Chu bá Thông là một nhân vật có
thật sống vào cuối thời Bắc Tống, có ảnh hưởng trong việc sáng lập Toàn Chân
giáo. Nhiều người biết ông như là một nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của
Kim Dung với ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng
Châu Bá Thông sinh thời rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương.
Bấy giờ, Vương đang vân du truyền đạo khắp nơi, đã thu nhận Khưu Xứ Cơ, Đàm Xứ
Đoan, Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất và Hách Đại Thông làm môn đệ. Mãi đến khoảng tháng
4 năm 1169, Vương cùng các đồ đệ mới trở về Ninh Hải. Chu Bá Thông khi đó đã mời
Vương Trùng Dương tới nơi cư trú của mình, có tên là "Kim Liên Đường"
để đàm đạo. Tại đây, vợ của Mã Ngọc là Tôn Bất Nhị xuất gia theo Toàn Chân
giáo. Tháng 8 năm đó, Vương thành lập Tam giáo Kim Liên hội, một chi nhánh của
Toàn Chân giáo, đặt dưới sự trợ giúp của Chu Bá Thông. Sau đó, Vương tiếp tục đến
huyện Phúc Sơn truyền đạo, thu nạp Lưu Xứ Huyền.
Sau khi Vương Trùng Dương mất, Vương Trùng Dương giao bộ Cửu
Âm Chân Kinh cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí
kíp gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của vợ, Hoàng lão tà
nhanh chóng có được nội dung cuốn Cửu Âm Chân kinh. Tuy nhiên kinh thư sau đó bị
hai đồ đệ ăn trộm, vợ Đông Tà do cố sức nhớ lại kinh thư nên chết ngay sau khi
sinh Hoàng Dung. Châu Bá Thông biết mình bị lừa bèn tìm đến đảo đào hoa để cướp
lại Cửu Âm Chân Kinh. Không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị Hoàng Dược nhốt
ông trên đảo Đào Hoa 15 năm.
Châu Bá Thông ở trên đảo, nhàn rỗi vô sự, sáng tạo ra tuyệt
học Không Minh quyền và Song thủ hỗ bác nguyên tắc cơ bản
như tay trái luyện vẽ vòng tròn, tay phải vẽ hình vuông. Bằng cách này một lúc
hai tay Châu bá Thông đánh luôn cả hai thế võ khác nhau.
Mười lăm năm sau, Hoàng Dung vô tình phát hiện ra nơi giam
giữ Châu Bá Thông, thấy ông tính tình trẻ con nên thường đến chơi với ông.
Hoàng Dược Sư biết chuyện nổi giận mắng con gái thậm tệ. Hoàng Dung giận cha bỏ
đi, từ đó quen biết Quách Tĩnh. Ý tôi muốn khuyên nghệ sĩ Thu Hà có thể học Châu
Bá Thông mà khi diễn ngâm lúc thì ngâm lúc thì đọc uyển chuyển khi mô tả tình tiết
truyện thơ Trung Hiếu Nghĩa Hiêp của tôi. Thơ tôi làm như cái cần câu, Thu Hà
diễn ngâm như cái mồi câu cá móc vào lưỡi câu. Nhờ đó mới bắt được con cá lớn
là những bài bình giảng để tặng đời.
”Tranh khéo vẽ tuyệt vời như tượng
Hình nổi lên thật giống Vân Tiên
Truyền thần nghệ thuật tự nhiên
Nàng càng rầu rĩ sầu miên thương hoài
Mới sáng dậy nét ngài u uất
Kiều thái khanh lật đật khuyên can
Ngẫm trong bốn bể dâu ngàn
Xích thằng dang dở cung đàn đứt dây
Kiều Nguyệt Nga lẻ bầy loan phượng
Trống cầm canh hoài tưởng thấy chàng
Nửa đêm thức giấc mơ màng
Canh năm gà gáy bẽ
bàng chiêm bao“
Sức mạnh của tình yêu thật là mãnh liệt mà nàng Kiều nguyệt
Nga giống như phu nhân cuả Hoàng lão tà đã dùng trí nhớ chép ra cửu âm chân
kinh vậy, chỉ cần đọc một lượt là thuộc ngay không sai một chữ, còn nàng Kiều
nguyệt Nga thì vẽ ra chân dung chàng Lục vân Tiên. Trong khi đó Thái sư đương
triều lại cho người mang đồ sính lễ đến để dặm hỏi Kiều Nguyệt Nga cho con nuôi
của mình là tên Trịnh Hâm kẻ thù không đợi trời chung của Lục vân Tiên.
“Thương con gái liễu đào khuê các
Giọt mưa sa phó thác cho ai
Thái Sư cũng muốn an bài
Cho người mối lái ngày mai tới nhà
Làm sui gia Nguyệt Nga ướm hỏi
Lễ cầu hôn khiêng tới sảnh đường
Trinh Hâm đạo mạo phi thường
Cử nhân thao lược chịu nhường chi ai
Kiều Nguyệt Nga thở dài tê tái
Cầu xin cha trả lại sính nghi
Đền nghì phận liễu nữ nhi
Mới mười sáu tuổi thầm thì trúc mai“
Thái sư mượn uy danh thiên tử mượn thế đứng đầu văn võ bá
quan trong triều, dưới một người trên vạn người tưởng dễ dàng mối lái Kiều nguyệt
Nga cho con trai mình, nhưng bị cha con Kiều Công cự tuyệt thẳng thừng mà đem
lòng oán hận mà tâu xin nhà vua tiến cống Nguyệt Nga cho giặc Qua Oa tức là vương
quốc đảo Nhật bản.
“Thái Sư kia cậy oai thiên tử
Giận sôi lên tiến cử Nguyệt Nga
Đưa sang triều cống Qua Oa
Tấn phong hoàng hậu thái hòa dân an
Đã bấy lâu mưu toan ỉ giốc
Miền thùy dương thảm khốc điêu linh
Chắc rằng giặc sẽ lui binh
Sở vương nghe tấu thuận tình nghe theo
Chiếu sắc phong một lèo đã tới
Dinh Đông Thành đứng đợi Thái Khanh
Kiệu hoa gấp rút cho nhanh
Hai mươi tháng chín xuất hành khẩn trương“
Cuộc đời nàng Kiều nguyệt Nga tưởng cũng bất hạnh như nàng
Chiêu Quân phải đi cống Hồ tức Mông Cổ. Muốn hiểu Chiêu Quân là ai? Xin đọc 2
bài thơ sau của tôi:
Nỗi Lòng Nàng Chiêu Quân
“Hắc thủy mênh mông chở nỗi sầu
Ngọn đèn tê tái suốt canh thâu
Sông ơi có chảy về quê mẹ
Mang hạt châu sa kẻ
cống Hồ
Trọn kiếp hồng nhan tuỉ má đào
Căm tên hoạ sĩ nỡ sai ngoa
Mặt hoa da phấn bôi ra mực
Trích lệ khoé ruồi số sát phu....
Xé mảnh luạ đào cắn máu thơ
Đôi dòng trăng trối gửi ngàn thu
Nhạn kia đem cánh hoa tiên ấy
Trở lại thành đô dâng Hán Vua
Chiếc bách lênh đênh nặng oán hờn
Quan san Hồ-Hán gió mưa tuôn
Quặn lòng thiếu nữ trôi dòng lệ
Một chút hồn trinh trả thế trần
Văng vẳng đàn khuya dưới bóng trăng
Nhặt khoan vần vũ kéo năm cung
Chim kêu cá lội buồn ngơ ngẩn
Thương kẻ xa hương một nỗi lòng
Nhớ buổi tiễn đưa vua đích thân
Dắt tay bịn rịn giữa quân thần
Ví cho sơ ý gây ra cảnh
Tình đã tan rồi ôi Hán Nguyên
Một bước chân đi ván đóng thuyền
Cạn dòng lá thắm mối tơ duyên
Truyện xưa nhắc lại đầy ai oán
Dương quý Phi tàn hận Lộc sơn....
Kẻ ấy gian thông với giặc Hồ
Vẽ tranh bán chuá hại đời hoa
Vì ai mắc bẫy Mao diên Thọ
Nên nguyện sông này rửa nhuốc nhơ
Năm tháng trải qua bao nắng mưa
Thương người con gái thác năm xưa
Thuyền qua kẻ lại nhìn thương bến
Văng vẳng còn nghe một giọng sầu
Đã mấy ngàn thu đoạn thế trần
Xót người thục nữ thắm môi son
Trăng sao soi tỏ cùng sông nuí
Lữ khách trên thuyền nhớ cố nhân“
2008 Lu Hà
“Thuyền hải tặc đại dương sóng vỗ
Chiêu Quân xưa Diên Thọ họa đồ
Gập ghềnh vó ngựa cống hồ
Hạnh Nguyên lưu lạc bơ vơ xứ người
Hai nàng phải chân trời góc biển
Vì quốc gia dâng hiến cứu cha
Bây giờ lại đến lượt ta
Nguyện cùng ống quyển thuận đà quyên sinh
Lão thái sư ép mình quá đáng
Thương cha già cay đắng bề tôi
Phiên nhung đất ấy xa xôi
Tấm thân bồ liễu nổi trôi bến nào?
Như lửa đốt dạ bào ruột thắt
Suốt canh chầy lay lắt ngọn đèn
Lại càng nhớ Lục Vân Tiên
Nại Hà thăm thẳm hoàng tuyền gọi nhau“
Thương Khóc Nàng Chiêu Quân
Chiêu Quân! Ơi hỡi Chiêu Quân!
Nghìn thu biền biệt trần gian tủi hờn
Dặm trường non nước Kinh môn
Minh Phi quê quán vẫn còn sầu tang
Yến anh nấm cỏ ngỡ ngàng
Trăng lên gót ngọc đài trang dịu dàng
Mạch sầu ai oán dở dang
Tiếng Hồ khúc nhạc bẽ bàng người ơi!
Chiêu Quân nàng đã đi rồi
Hôm nay có kẻ đứng ngồi tơ vương
Hồn kêu nức nở đau thương
Giữa làn mây trắng cánh hồng hạc bay
Phôi pha bức họa còn đây
Càng nhìn càng ngắm mà say vẻ tình
Tỳ bà thánh thót cô mình
Sen vàng bảng lảng biên đình trúc xinh
Chúc hoa mộng ước xập xình
Nghê thường vũ điệu bóng hình của ai
Lu Hà lạc lối thiên thai
Nụ hôn dàn dụa canh dài lệ chan!
26.5.2014 Lu Hà
Nàng Kiều nguyệt Nga bị lão tặc gian thần cấu kết với quân
cướp biển hải tặc Qua Oa mà muốn tống khứ nàng đi nhanh cho khuất mắt để trả
thù việc cự hôn với con nuôi hắn, nên nàng đã nhảy xuống biển tự vẫn. Muốn biết
thật sự Kiều nguyệt Nga sống hay chết xin nghe video 23 sẽ rõ.
1.1.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét