(vietnamdatnuocmenyeu.blogspot.com)
Việt Nam Đất Nước Mến Yêu.
Thơ văn tôi viết, chỉ mong qúy vị nếu muốn trích dẫn xin ghi rõ đúng ngày tháng tôi sáng tác để tiện việc tra cứu đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử, xuất xứ nào dẫn tới những cảm xúc sáng tạo này. Xin gửi lời chào thân ái và trân trọng tới cộng đồng mạng, tới những người con mang dòng máu Lạc Hồng.
Tôi thấy cụ Nguyễn đình Chiểu xây dựng hình tượng nhân vật
Hớn Minh này rất giống với nhân vật Lỗ Đạt tức Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm bên
Tàu do cụ đọc truyện Thủy Hử nghĩa là “Bến Nước“ của nhà văn Thi Nại Am bằng chữ
Hán, thời đó vào đầu thế kỷ 19 cả Tàu và Việt Nam chưa có tiểu thuyết kiếm hiệp
võ lâm của Kim Dung nên hình ảnh các nhà sư trong Thiếu Lâm tựtheo phiên âm la tinh gọi là Shao Lin còn vắng
bóng.
Cám ơn người em gái của tâm hồn thi ca, Thu Hà ngâm thơ
quá tuyệt vời, như em đang ngâm thơ cho các bậc đại trí đại giác trong chùa,
cho các bậc tao nhân mạc khách học giả thì ngâm như vậy là hay nhất. Cứ nhẹ
nhàng mà ngâm, thủ thỉ tâm tình ngâm nga và còn có ý nghĩa cả đọc truyện đêm
khuya. Các vị đó sẽ có cơ hội lắng nghe thưởng thức ý nghĩa từng câu chữ. Anh
thấy hay nhất là đoạn đọc thơ, mặc dù đoạn này chiếm tỷ lệ rất ít trong các
video, chính đoạn này người nghe mới cảm thấy cái chí khí anh hùng can đảm và tấm
lòng vì nước vì dân của ba chàng dũng tướng Lục vân Tiên, Hớn Minh và Vương tử
Trực, mới thấy hết cái đoan trang tiết hạnh của người con gái miền Nam nói
riêng và người con gái Việt Nam nói chung. Tuy rằng cốt truyện sảy ra ở bên Tàu
cụ thể là nước Sở, nhưng tác giả thơ viết về cuộc đời nhân vật chính là chàng Lục
vân Tiên này, thì cả hai đều là người Việt
Nam, tiền bối là người miền Nam còn kẻ vạn bối là dân Bắc Kỳ chánh hiệu con nai
vàng đất tổ Hùng Vương. Còn ngâm cho những kẻ vô học tai trâu thì phải gào thét
rầm rộ. Đáng tiếc số đông vào nghe thơ chỉ là những cái tai trâu, họ không cần
lắng nghe và hiểu hết ý nghĩa câu thơ, họ hoàn toàn dốt đặc về nghệ thuật. Quan
điểm của anh Lu Hà là nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật tất cả là chỉ vì
cái hay cái đẹp của nghệ thuật chân thiện mỹ, văn hóa tinh thần và tâm hồn để sống
làm người đúng nghĩa không chỉ vì nhu cầu bắt cơm manh áo tầm thường hay giàu sang
phú quý. Còn quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh là thơ ca nhạc họa viết ra sáng
tạo ra để phục vụ quảng đại số đông, phải hạ tầm nghệ thuật kỹ sảo trí năng xuống
thấp nhất để phù hợp với trình độ số đông quần chúng thất học, xô bồ chợ búa
làm sao cho họ vui họ cười, họ gào thét điên loạn, họ a dua theo bầy đàn để dễ
sai khiến. Vì vậy chắc chắn thơ Thu Hà ngâm tặng anh Lu Hà và cả những bài bình
giảng của anh Lu Hà sẽ ít người đọc và ít người like công khai. nhưng không hiểu
tại sao Facebook thường xuyên thông báo cho anh Lu Hà biết số lượng người truy
cập rất đông chỉ loáng vài phút đã có hàng trăm người vào nghe. Nên Thu Hà cứ
yên tâm mà ngâm, nếu có một số người kêu ca là Thu Hà ngâm thơ nhẹ nhàng quá,
không đủ âm lượng nhét đầy hai lỗ tai họ thì em đừng quan tâm. Mục đích chính
em ngâm thơ tặng anh Lu Hà và các bậc tao nhân bạn hữu như anh Nguyễn Thanh
Hoàng nghe hay cho những cái tai trâu vào nghe ké kia?
Cảnh ngộ nàng Kiều nguyệt Nga bỏ trốn khỏi nhà Bùi Kiệm
tôi thấy có gì đó na ná giống cảnh nàng Vương thúy Kiều bỏ trốn khỏi Quan Âm Các
của nhà Hoạn Thư? Có phải chăng cụ Nguyễn đình Chiểu từng đọc bản chữ Hán về Đoạn
Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân hay từng đọc Truyện Kiều bản chữ Nôm của
cụ Nguyễn Du? Cũng vào lúc nửa đêm trăng sáng canh ba giờ tý cả hai đều bỏ trốn
vì tình nhưng bản chất hai sự kiện khác nhau một bên vì tiết hạnh và lòng chung
thủy, một bên là muốn thoát khỏi sự ràng buộc dày vò về tinh thần, thể xác, muốn
trốn nợ trần ai. Kiều nguyệt Nga may mắn hơn còn có Phật Bà Quan Âm phù trợ, có
quý nhân trợ giúp còn Vương thúy Kiều thì hết trượt vỏ dưa gặp vỏ dừa hết gặp bầy
lang sói ác ma nhục dục này thì lại gặp bầy sài lang ác quỷ nhục dục khác,
thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn đình Chiểu là
giáo dục đức hạnh trung hiếu nghĩa hiệp, trai thì trung hiếu làm đầu gái thì đức
hạnh làm câu trau mình, còn tư tưởng chủ đạo của cụ Nguyễn Du là tài mệnh tương
đố, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, mô tả về kiếp người phụ nữ hồng nhan bạc
mệnh, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nguyễn đình Chiểu là tinh thần yêu nước
dũng cảm quật cường của người nông dân Nam Kỳ lục tỉnh trước nạn giặc ngoại xâm
còn Nguyễn Du là cảnh loạn lạc nhiễu nhương xã hội, con người bị đè nén áp bức
xuống tận cùng như con giun con dế, hoàn toàn bất lực không có sức phản kháng
chiến đấu mà bỏ mặc buông xuôi số phận phó thác cho trời và tôi đã cảm xúc thơ
của cả hai cụ từ lục bát sang song thất lục bát và tư tưởng chủ đạo cũng đành
phải ít nhiều thuận theo các cụ.
Tôi đã say xưa nghe video 25 và 26 thật là mê ly. Tôi cứ
tưởng tổ sư giọng Huế lão bà Hồng Vân đến tăng cường, sau hỏi lại mới biết Thu
Hà diễn ngâm với lý do vần trắc. Thế mới biết hai tác phẩm Cung Óan Ngâm Khúc
và Chinh Phụ Ngâm được viết bằng thể thơ song thất lục bát được ngâm bởi giọng
Huế lại đắc địa dễ thương truyền cảm như vậy?Cũng giống nhưmón ăn vậy dù cho ta
có ăn sang như gà quay, cá rán, tôm hùm,
bào ngư, tay gấu thì cũng chẳng có gì đặc biệt với người giàu có. Nhưng bữa tiệc
sang trọng đó lại có thêm đĩa cà pháo, rau muống luộc, đậu rán chấm mắm tôm me
chua lá sả, tương ớt thì tôi tin chắc các quan khách sành ăn đều lao đũa vào
đĩa cà pháo xì xụp chan với nước canh rau rền và các món gà quay, cá rán, tôm
hùm, bào ngư, tay gấu sẽ bớt ăn đi. Cái giọng Huế trọ trẹ lơ lớ với dân Bắc Kỳ
như Lu Hà tôi đây thật là mê ly hấp dẫn vô cùng. Vậy lúc này đã 20 giờ khuya để
tri ân nghệ sĩ Thu Hà tôi vẫn miệt mài hứng khơi viết bài bình giảng này. Nói
chung Thu Hà cứ tiếp tục ngâm giọng Bắc Kỳ đi, đoạn thơ nào lại gặp phải cái
anh vần trắc rắc rối thì cứ ngâm luôn giọng Huế đi nhé. Tôi chưa hề đặt chân
lên kinh thành Huế nhưng tôi lại làm rất nhiều thơ về Huế. Có lẽ kiếp sau tôi sẽ
đầu thai ở Huế chăng?