Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Bàn Luận Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Về A = Phi A



Trích : “PHÉP BIỆN CHỨNG HÊ-GHEN KHÔNG MẢY MAY CÓ TRONG HIỆN THỰC!

- Các trò thân mến, phép biện chứng của Hê-ghen là tiền đề A = Phi A. Nhưng người xóm rách thích nói vần vèo nhiều hơn cho êm tai, mà ta không muốn nhắc đi nhắc lại công thức đơn giản sơ cứng đó nhiều, nhiều khi ta sẽ gọi là “phép biện chứng Hê-ghen”. – Thầy Đivoa giảng.

Trong giả tưởng, khi chúng ta cầm hộ chiếu qua các cửa khẩu, nhân viên hải quan cầm hộ chiếu đã làm dăm năm nhưng vẫn còn hạn của ta bảo rằng:
“Thưa ông, đây không phải là ông!”
“ Sao lại không phải là tôi? Có ảnh ở đó mà!”
“Ảnh của ông thì không phải là ông!”
“Vậy thì còn người tôi đang hiện diện thật đây, không đối chứng được sao?”
“Không!”
“Tại sao không?”
“Ông không nghe nói ‘Không ai tắm hai lần trên một dòng sông’ sao?”
“Tôi có nghe, đó là của ngài Heraclite thời cổ đại, nó có nghĩa tu từ hay thán từ kiểu thơ ca nhiều hơn là sự thật!”
“Không phải tu từ đâu, thưa ngài đó là phép biện chứng đấy!”
“ Thế cái hộ chiếu này, lần trước tôi đi qua được mà?!”
“Cũng không được, lần trước cách đây nhiều tuần rồi, mà phép biện chứng biến đổi từng giây!”
“Vậy anh có nghe câu ‘Không có một dòng sông để tắm hai lần’, đó cũng là biện chứng đấy?!”
“Tôi có nghe!”
“Thế giờ tôi đi được chưa?”
“Không!”
“Tại sao anh dám cản tôi?!”
“Vì A là Phi A, ông không còn là ông nữa.”
“Này như vậy, anh đâu có phải là hải quan, quyền gì mà cấm đoán tôi?”
“Thì tôi đang mặc quần áo hải quan mà!”
“Vậy thì tôi cũng đang là tôi theo như hộ chiếu đã chụp ảnh, còn ghi dấu vân tay, chữ ký, và sơ đồ ADN, tại sao anh lại không cho đi? Đù má, mày làm ăn hỗn láo, tao sẽ cho mày bài học!” Vị hành khách giơ tay tát thẳng vào mặt viên hải quan….“

Lu Hà: Theo tớ A= Phi A của ông Mác hay ông Hegel chỉ là kiểu ngụy biện giống như Công Tôn Long thời chiến quốc. Tay gian hùng xảo biện này cuối đời phải chịu một cái chết thê thảm nhục nhã bị người đời nguyền rủa khinh bỉ.
Theo Công Tôn Long thì:
“Ngựa trắng không phải là ngựa…“ (Bạch mã phi mã)

Theo Công Tôn Long, dưới góc độ nghĩa đơn thuần nhất của ngôn từ, “ngựa”, “trắng” và “ngựa trắng” là ba danh hoàn toàn khác nhau, tồn tại độc lập với nhau. Theo lí giải của ông, “ngựa” là chỉ một loại động vật, “trắng” chỉ một loại màu sắc, “ngựa trắng” chỉ một loại động vật cộng với một loại mầu sắc. Như vậy ngựa trắng không phải là ngựa.

Cách lí giải thứ hai của ông liên quan đến sự khác nhau về ngoại diên của các từ. Có thể minh hoạ bằng các hình sau:
Theo ông, “ngựa” có thể bao gồm nhiều ngựa khác nhau (ngựa đen, ngựa trắng, ngựa vàng), “ngựa trắng” là một trong những số những loại ngựa đó. Nhưng “ngựa trắng” không trùng nhất với “ngựa” vì nó xác định ở từ “trắng”, nó là những “ngựa” có mầu “trắng”. Giải thích quan điểm này của ông theo cách diễn đạt của logic học hiện đại thì ngoại diên của danh “ngựa” bao gồm cả “ngựa trắng” (có nghĩa là còn có cả các ngựa khác) (H.1), nhưng ngoại diên của danh “ngựa trắng” chỉ (nhấn mạnh) bao gồm tập hợp những ngựa trắng (H.2), nó loại bỏ tất cả tập hợp những ngựa khác.
Theo mô tả trên thì rõ ràng H.1 và H. 2 là không thể trùng nhất với nhau.
Cách lí giải thứ ba của ông liên quan đến phạm vi đề cập của danh.
Nói một cách khác, theo ông nếu “ngựa” = A
đen =1 ————> Ngựa đen = A1
vàng=2 ————> Ngựa vàng = A2
trắng=3————-> Ngựa trắng = A3
Khi nhắc đến “ngựa”, người ta có hình dung về hình dáng nói chung(A) mà không có khái niệm về màu sắc, khi nhắc đến “ngựa trắng” người ta có hình dung cả về hình dáng (A) cộng với màu sắc cụ thể (3). A1, A2, A3, đều có yếu tố chung A (ngựa), nhưng (A) nói chung không hàm chứa 1 hay 2 hay 3 cụ thể nào.

Như vậy cũng theo Công Tôn Long, “trắng” là một danh bất biến tồn tại độc lập với danh khác. Bản thân danh “trắng” tồn tại không phụ thuộc vào bất kì một vật cụ thể nào. Khi danh “trắng” được định cho một vật cụ thể, như trong trường hợp này “trắng” được định cho “ngựa” thì danh“trắng” ấy không đồng nhất với danh “trắng”đơn thuần nữa, phải hiểu rằng “trắng” đó là của “ngựa” là biệt danh, không còn là “trắng”cộng danh vốn có. Nếu như “ngựa” chỉ là “ngựa” thôi, không mang danh “trắng”, thì cộng danh “trắng” vẫn tồn tại, không mất đi. Như vậy “ngựa trắng” không những không phải là “ngựa” mà cũng không phải là “trắng”.
Tóm lại, các mệnh đề triết học mà Công Tôn Long đề ra không ngoài khẳng định sự tuyệt đối của danh. Danh không những tồn tại bất biến, tuyệt đối so với thực mà Danh này còn tuyệt đối với Danh khác. Danh tồn tại không phụ thuộc vào bất kì một vật cụ thể nào. Nếu như trong thế giới này không có một vật cụ thể, hiện hữu nào mang “danh” thì “danh” vẫn là “danh”, không phải vì thế mà “danh” mất đi.

-Theo tớ Ngựa là Ngựa. Người là người. Cái chuyện màu lông hay màu da con người có ý nghĩa gì khi bảo ngựa trắng không phải là ngựa hay người trắng không phải là người. Nghĩa là một kiểu ngụy biện hận thù nòi giống, nguồn gốc bản chất của vạn vật. Người ta có thể nói ngựa, cóc nhái, trâu bò, ma qủy, vô thần không phải là người thì là chân lý tuyệt đối hiển nhiên rồi. Người ta không thể lạc vào ma hồn trận chữ nghĩa ba lăng nhăng nhảm nhí kiểu Mác mà quên đi cái bản chất nguồn gốc nội tại thực thể của vạn vật. Vẫn con người ấy thời gian thay đổi khuân mặt chỉ có chút thay đổi là quy luật vô thuờng sinh lão bệnh tử, thành trụ hoại diệt có gì đâu mà tay hải quan nào đó bắt bí khách du lịch? Cơ bản chiều cao vóc dáng màu mắt thì không quan tâm, cứ mang cái A= phi A ra để gây khó dễ cho người ta là thứ triết học gì hở giời?

Theo tớ nếu ông Georg Wilhelm Friedrich Hegel  A=Phi A thì ta chứng minh ngược lai A khác Phi A.
Vậy một dãy phi A chỉ là tập hợp đồng dạng của A. Toán học là bộ môn khoa học chính xác cũng có nghiệm số chính và hàng dãy nghiệm ngoại lai kia mà?

Phi A chỉ là hiện tượng của A. Còn A là bản chất là nguồn gốc của mọi hiện tượng. Khảo sát mọi hiện tượng ta cần khoa học. Còn đi tìm nguồn gốc của A là triết học cần phải có lòng đam mê tình yêu, thông minh của trí tuệ logic.

Nếu A= Phi A thì cần triết học để làm gì? Ý kiến tớ bác Paul thấy thế nào?

Tớ cũng đọc và nghe khá nhiều về triết lý cổ kim tây đông nhưng tất cả chỉ là mớ kiến thức hỗn mang hổ lốn sống sượng, nay may mắn đọc những bài viết của bác Paul, giúp đỡ tớ cách xếp đặt mọi thứ cho ngăn nắp trật tự dần dần có quy củ lớp lang chắc chắn.

Hegel quả là nhà thần học thông thái nhưng sự thông minh của ông không khéo thành chập mạch nổ bóng đèn. A= Phi A như bác Paul giải thích thì đúng Hegel lú lẫn rồi. Các Mác còn ăn cắp trí tuệ Hegel cải biến đi biện chứng pháp duy tâm thành biện chứng pháp duy vật. Duy vật là cái gì? Là chối bỏ luật trời ý chí tự nhiên, đạo đức hiếu sinh tối thượng mà lại phụng thờ thần dạ dày. Cái bóc lột của tư bản thời kỳ đầu của thế kỷ 19 không kinh hoàng thảm khốc ghê tởm như kiểu bóc lột của người cộng sản thế kỷ 20 và 21 ở các nông trang, hợp tác xã và các trại cải tạo v. v.... Cái đám thanh niên xung phong chả có lý tưởng quái gì chi hết mà chịu đi bán mạng cho nhà nước chủ nô độc tài ruộng đất cốt chỉ để ngày đủ 2 hay 3 bữa cơm ăn no mà thôi.

Trên thế giới quân đội các nước tư bản dân chủ tiến bộ đều có lương tháng như người lao động. Anh lính hạng bét cũng được trả lương cao. tiền do toàn thể xã hội, do toàn dân đóng thuế thật là công bằng. Chỉ riêng Tàu cộng, Việt Nam đi lính là nghĩa vụ quân sự không có lương, chiến đấu vì lý tưởng bọt nhãi cao cả.

Mác hô hào lý tưởng cao cả là thế giới đại đồng: Vô sản các nước hãy liên hiệp đào mồ chôn sống chủ nghĩa tư bản, các anh không mất gì ngoài mất đi xiềng xích và đuợc cả thế giới, lợi quyền vào tay mình tuốt tuồn tuột. Nói phét lác dối trá bịp bợm như vậy, nhưng những thập niên giữa thế ký 20 không chỉ dân ngu cu đen những con cửu khờ dại mà còn nhiều trí thức nghe theo, cả những triết gia lừng danh Pháp cũng nói: Chỉ con chó mới chống chủ nghĩa cộng sản vạn lần trong sáng. Nên mới có phong trào phản chiến chống Mỹ chống Ngụy và tí nữa thì cả loài người bị đế quốc xã hội đỏ hủy diệt phăng teo rồi. Cái gọi là văn hóa nhồi sọ tuyên truyền láo khoét đó qủa là lợi hại nguy hiểm vô cùng.

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những gía trị tinh thần cao nhất để dẫn dắt loài người tiến bộ văn minh hạnh phúc, chứ không thể có thứ triết học xu hào bắp cải ba xu rẻ tiền như Các Mác được.

A= Phi A rõ ràng là một sai lầm. Bây giờ chỉ cần bỏ dắu bằng ( = ) thành dấu khác biệt là được. Cái điều qúa hiển nhiên như vậy tại sao Hegel lại nhầm lẫn như vậy? Thật là một sự thảm hại đau khổ của triết học.

Bây giờ chỉ cần chứng minh Phi A là những hiện tượng bao quanh A là lớp sương mù dày đặc che lấp A. Như ngày xưa 12 nước xã hội chủ nghĩa là những hiện tượng mù quáng bao quanh Nga Xô. Nga xô là A và Viêt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Tàu cộng v.v... là những Phi A .

27.6.2017 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét