Nhà triết học, nhà văn, nhà thơ Paul Nguyễn Hoàng Đức có viết
một bài với luận đề:
“NHÀ VĂN VIỆT CÓ NÊN LOAY HOAY BÀN VỀ TÁC PHẨM LỚN“
“NHÀ VĂN VIỆT CÓ NÊN LOAY HOAY BÀN VỀ TÁC PHẨM LỚN“
Vậy Lu Hà tôi cũng có ý kiến bàn luận như sau:
Bác Paul nói đúng trên cơ sở lý luận tư duy triết học. Theo tớ Việt Nam gìa nửa thế kỷ nay không hề có văn chương nghệ thuật thì làm gì có những tác phẩm lớn? Muốn xây một tòa lâu đài phải có cái nền móng thật vững chắc, không có bê tông cốt sắt thì phải là vùng đất cứng bằng phẳng cao ráo sạch sẽ. Anh không thể xây lâu đài văn chương nghệ thuật trên bãi cát đầm lấy, đầy rác rưởi được?
Văn chương Việt Nam hiên nay không phải là nền văn chương
chính danh vương đạo mà là nền văn chương nô tài bá đạo vì anh không có quyền tự
do sáng tác, tự do bày tỏ những điều thầm kín của trái tim và linh hồn. Con người
ta sinh ra tạo hoá đã ban cho những tính cách bẩm sinh: Hỉ, nộ, ố ái. Nhưng từ
ngày Việt Nam theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thì những thuộc tính bẩm
sinh cha sinh mẹ đẻ bị tiêu diệt mà nhân tạo ra giống người kỳ quặc chỉ có đảng
tính và giai cấp tính. Đảng bắt văn nghệ sĩ mọi sáng tác phải đào sâu triệt để
khai thác tô vẽ thêu thùa bịa đặt cho 2 đặc tính này. Văn học nghệ thuật không
lấy mỗi cá nhân làm một đơn vị sáng tạo mà lại lấy tinh thần tập thể tối thượng.
Lấy phê bình và tự phê bình làm phương tiện để kiểm soát chặt từng suy nghĩ cá
nhân.
Đời thuở nhà ai làm thơ viết văn phải theo đề cương do ông
Trường Chinh vạch ra? Trường Chinh là ai? Ông ta chỉ là một đại Chí Phèo tố cha
chửi mẹ một thứ bất nhân, vong bản, bất hiếu, vô tri vô giác không có tâm hồn
và trái tim của con người bình thường. Ông ta là ác qủy sài lang mà lại bắt mọi
người làm thơ viết văn theo cái hành lang chật hẹp do ông ta vạch ra? Các anh
chị em văn nghệ sĩ muốn viết gì thì viết cũng buộc phải giới hạn trong cái hành
lang này, tự do xé rào là bị phạt cổ ngay.
Cái tự do phải có. Anh có tự do, anh mới hào hứng chí thú
vào học hỏi nghiền ngẫm suy tư, anh đọc mọi sách vở cổ kim Á - Âu. Anh được quyền
tìm hiểu các nền văn minh, triết học, tôn giáo văn hóa nhân loại. Đằng này sách
vở đốt sạch cái gì cũng đổ cho văn hoá nghệ thuật tư bàn đế quốc đồi trụy chỉ
có Các Mác, Lệ Nin, Mao Trạch Đông, Stalin là sáng suốt là chân lý là đỉnh cao
trí tuệ.
Bây giờ tớ muốn nói kỹ về chuyện làm thơ. Làm thơ phải có
ly trí và tâm hồn hay bộ não và trái tim. Viết văn thì dễ nhưng làm thơ rất
khó. Viết văn anh có thể vào trường đại học tổng hợp văn, vào trường Nguyễn Du
hay ra nước ngoài học trường Maxim Gorky. Anh cứ mài đũng quần ở đó 5, 6, 7 năm
nhất định người ta sẽ cấp cho anh cái bằng tiến sỹ. Anh sẽ viết một bài văn
không phạm lỗi chính tả, văn anh cũng sẽ mượt mà hoa lá cành để tô vẽ cho chủ
nghĩa xã hội rỗng tuếch và ca ngợi ông lãnh tụ giai cấp công nông lên là thần
thánh, hay là thứ văn lá cải dài lê thê, hay đoản văn kể chuyện bông phèng cho
vui. Còn làm thơ thì không có trường nào dạy nổi anh thành nhà thơ được, có khi
càng học anh càng bị thái hóa biến chất thành một tâm hồn biến thái dị hợm đầu
óc tối mò. Ở Việt Nam có anh chàng Trần Đăng Khoa gì đó lúc còn là cậu bé nông
thôn ở vùng Hải Duơng chắc thường hay nghe bà nội hay mẹ đẻ hát đọc ca dao,
theo bọn trẻ chăn trâu đọc đồng dao nên nên anh ấy mới chớm nở tí khiếu làm vè.
Có bài vè chửi tổng thống Mỹ ngu. Nên Đảng cộng sản lợi dụng đôn anh ấy lên làm
thần đồng, muốn xây dựng thành hạt giống đỏ cho vào quân đội thử thách rồi cho
sang Nga học văn. Họ làm như vậy có khác chi thiêu cháy tâm hồn thơ, anh ấy
không phải là thần đồng mà là thần nhôm, chì, kẽm sắt rỉ.
Thơ làm phải có nghệ thuật, không thể tự tiện viết linh
tinh một kiểu văn xuôi xuống dòng liên tục và bảo tôi viết theo cảm xúc. Anh
làm quái gì có cảm xúc mà viết? Ban tuyên giáo hay công an văn hóa họ lấy mất
tâm hồn trái tim của anh rồi thì lấy gì mà viết theo cảm xúc? Nói là theo cảm
xúc để ngụy biện cho cái dốt nát, cái háo danh, lười học mà thôi. Cho nên các cụ
ngày xưa mới có câu: Nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghĩa là mọi sáng tạo do chính
người đó làm chủ, đáng yêu nói yêu, đáng ghét nói ghét, không được nói ghét
thành yêu hay nói yêu thành ghét. Cái lý luận này ông Phùng Quán đã nói ra từ một
bài thơ theo thể tự do nhưng vẫn theo nguyên tắc gieo vần." Lời Mẹ Dặn"
. Các bạn tìm trên google sẽ có ngay thôi.
Làm thơ phải có tâm hồn bay bổng vi vô siêu thực giàu hình
tượng hình ảnh có khi mơ mộng vào cõi hư vô mà lý trí pháp luật không kiểm soát
nổi. Chính vì vậy mới có câu bầu rượu túi thơ tao nhân mạc khách thong thả ru hồn dong chơi ...
Theo tớ tâm hồn trái tim khi làm thơ còn quan trọng hơn cả
lý trí và bộ não. Tất nhiên là anh phải có lý trí tư duy triết học để hướng dẫn
tâm hồn anh theo một dòng chảy lai láng.
Nghệ thuât làm thơ anh có thể học tiền nhân như thơ đường
luật, thơ mới, phát huy truyền thống lục bát, hay song thất lục bát v. v...
Không thể theo kiểu trăm hoa đua nở. Ta là thuợng đế, ta
là ngọc hoàng, ta bắt sông ngừng chảy bắt núi cúi đầu.
Không thể như anh chàng Lôi Phong dở hơi cám hấp của ông
Mao.
Tớ nhớ đại để là:
“Với đồng chí ấm áp như mùa xuân
Với việc chung cháy nồng như nắng hạ
Với chủ nghĩa cá nhân như gió mùa thu quét lá
Với quân thù như băng gía đêm đông...“
Văn chương nghệ thuật là phản ánh những gía trị tinh thần
phổ quát của nhân loại hay tâm trạng cá nhân đời sống riêng tư: yêu thuơng, thất
tình, đau khổ, bệnh hoạn, bất công ai oán giống tố ập trên đầu anh và gia đình
anh mà tự anh than thở viết ra. Chứ không được cưỡng bách người ta: Tao cho
phép mày làm thơ nhưng chỉ được phép ca ngợi xã hội chủ nghĩa tươi đẹp vạn lần
tư bản ca ngợi ông kèo bà cột là những tấm gương đạo đức tiêu biểu cho con người
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mới có chuyện ma Kim Đồng, Lý Tử Trọng, Lê Văn Tám tự
bịa ra.
Không thể phê bình chụp mũ vu cáo nguời ta là chủ nghĩa cá
nhân ích kỷ hẹp hòi chỉ ra công viết về bản thân mình, khoe khoang chữ nghĩa, không có tinh thần tập thể tình thương yêu
giai cấp, không chịu làm thơ phục vụ mục đích chính trị phục vụ sản xuất và chiến
đấu, tăng sản lượng lúa gạo thúc đẩy con em ra mặt trận giải phóng Miền Nam khỏi
ách nô lệ của Mỹ Ngụy.
Trong khi đó miền Nam cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền
độc lập một thể chế chính trị trái ngược với bắc Việt. Một dân tộc hai quốc gia
sau đệ nhị thế chiến như Đức và bán đảo Triều Tiên là chuyện bình thường. Hai
miền cùng thi đua phát triển đến một lúc nào đó trình độ sản xuất đời sống
tương đượng sẽ tự do bầu cử hiệp thương lại.
10.1.2016 Lu Hà
10.1.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét