Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Nhật Ký Tâm Sự Văn Thơ Với Thi Sĩ Nguyễn Thanh Hoàng


18.7.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Anh đọc tất cả tác phẩm của em khi anh thấy. Quý phục em lắm !
 Thơ rất hay mà ý quá phong phú !!! 
Thơ hay quá !
Quý phục Thi sĩ LU HÀ !!!“


-La Fontaine cũng làm thơ ngụ ngôn, dùng các loài vật ẩn dụ về những thói hư tật xấu hay đức tính tốt của con người Anh Thanh Hoàng ạ
cám ơn đại ca đã ghé thăm, tiểu đệ đang dự định một tiểu phẩm mới, viết truyện thơ song thất lục bát về tích Bạch Viên Tôn Các, ở Miền Nam hay diễn tuồng chèo cải lương đó.

19.7.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Chà nhà thơ lừng danh về thơ, văn : Thi sĩ LU HÀ !“
-Rất tiếc trên mạng internet không ai đăng trọn bộ 144 bài thơ khuyết danh về tích truyện này, em đành phải nghe cải lương để lược tóm toàn bộ câu truyện rồi làm thơ theo sáng tạo riêng. Kỳ này hơi vất vả. Có lẽ 144 bài thơ kia là của nhiều tác giả cảm hứng từ một tác giả viết truyện thần thoại tên gọi Cố Quýnh đời Đường. Cho nên có đọc 144 bài thơ cũng là những bài thơ rời rạc.Thà nghe cải lương là hơn.

20.7.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Ai thích thơ của Thi sĩ LU HÀ nhất ???
Tôi : THANH HOÀNG“
- Đại ca THANH HOÀNG là một cổ động viên cho thơ tiểu đệ, để tri ân Đại ca, tiểu đệ đang dự định sáng tác bộ truyện thơ mới cũng bằng thể song thất lục bát, cảm xúc từ thơ lục bát của Cụ Nguyễn Huy Tự "Hoa Tiên Truyện". Nguyễn Huy Tự đi trước Cụ Nguyễn Du về khoản thơ diễn nôm. Hoa Tiên có trước Truyện Kiều. Chắc chắn Cụ Nguyễn Du từng đọc Hoa Tiên, ảnh hưởng rất nhiều bởi lối dùng điển tích trong thơ. Hầu như tất cả các điển tích trong Hoa Tiên Truyện, Cụ Nguyễn Du đều sử dụng hết, còn em khi cảm xúc thơ của các Cụ ra song thất lục bát em đã vận dụng thêm nhiều điển tích mới.

21.7.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Thơ thất ngôn lục bát của Thi sĩ LU HÀ quá tuyệt vời !
*** Vận trắc, bằng đều hợp vận cả. Thật xuất sắc !!!
Quý phục ! Quý phục !!!“
- Như đã hứa với Đai Ca từ hôm qua, hôm nay tiểu đê đã sáng tác truyện thơ mới cảm xúc từ thơ Cụ Nguyễn Huy Tự. Thơ Kiều có nhiều câu chữ giống Hoa Tiên. Tiểu đệ rất ít bạn văn chương để tâm sự.
Nguyễn Huy Tư:
Trăm năm một sợi chỉ hồng,
Buộc người tài sắc vào trong khung trời.
Sự đời thử ngẫm mà chơi,
Tình duyên hai chữ với người hay sao?
Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lu Hà:
Bởi duyên phận long đong xuôi ngược
Nên lòng càng xây xước dạ đau
Trăm năm một sợi chỉ màu
Buộc người tài sắc ruổi mau khung trời


22.7.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Vần điệu hoàn chỉnh. Quý phục Thi sĩ LU HÀ !!!“
-Như đã hứa với Đai Ca từ hôm qua, hôm nay tiểu đê đã sáng tác truyện thơ mới cảm xúc từ thơ Cụ Nguyễn Huy Tự. Thơ Kiều có nhiều câu chữ giống Hoa Tiên. Tiểu đệ rất ít bạn văn chương để tâm sự.
Nguyễn Huy Tư:
Trăm năm một sợi chỉ hồng,
Buộc người tài sắc vào trong khung trời.
Sự đời thử ngẫm mà chơi,
Tình duyên hai chữ với người hay sao?
Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lu Hà: Duyên Phận Long Đong
Bởi duyên phận long đong xuôi ngược
Nên lòng càng xây xước dạ đau
Trăm năm một sợi chỉ màu
Buộc người tài sắc ruổi mau khung trời
Tài Mệnh Tương Đố
Cõi trần thế xưa nay ai biết
Cuộc trăm năm thảm thiết thương đau
Tài mệnh sao dễ ghét nhau
Bể dâu nếm trải nhạt màu tư phong

Chúc Đai Ca Thi Sĩ THANH HOÀNG bình an.Thi Nhân NGUYỄN HUY TỰ là một nhân vật của lich sử thi ca Viêt Nam bị lãng quên. Chính Ông là người đặt nền móng cơ bản về vận dụng điển tích một cách tài tình để Cụ NGUYỄN Du viết Truyện Kiều. Nếu NGUYỄN HUY TỰ không viết Hoa Tiên thì chắc chắn không có NGUYỄN DU viết Kiều.

Thật đáng tiếc thiên hạ các thế hệ con cháu chỉ nhắc đến Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu về thể thơ lục bát mà rất ít nói về công lao của Nguyễn Huy Tự đặt nền móng cơ bản cho thơ Việt diễn Nôm, theo vận lục bát, nhất là cách vận dụng điển tích thật tài tình. Cám ơn Anh THANH HOÀNG ghé thăm và động viên


6.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Đã xem . Thơ của Thi sĩ LU HÀ quá hay. Thật tuyệt vời !!!“
- Chính tiểu đệ cũng như thấy mình sống vào thời Nguyễn Huy Tự, cách đây khoảng 250 năm. Thật ra Nguyễn Huy Tự có thể còn lớn tuổi hơn Cụ Nguyễn Du và là con rể ông Nguyễn Khản anh trai Nguyễn Du, Nguyễn Khản hơn Nguyễn Du 30 tuổi, xếp vào vai vế thì Nguyễn Huy Tự là con cháu, nhưng lại viết Hoa Tiên trước Truyện Kiều, lúc đó còn quá trẻ, ông từng làm quan cho triều Tây Sơn nhưng chỉ thọ có 47 tuổi. Tiểu đệ chỉ thấy thiên hạ khen văn chương Ngô Thì Nhậm chứ không thấy nhắc đến Nguyễn Huy Tự. Công bằng mà nói chính Nguyễn Du chịu ảnh hưởng rất nhiều với bút pháp người cháu rể, tuy tác phẩm Kiều viết hay hơn có đủ nhân vật chính diện phản diện, còn Hoa Tiên Truyện không có phản diện, thuần túy là truyện thơ phong tình.

8.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Qúy phục Thơ, Văn của Thi sĩ LU HÀ !“
-Mới viết được một nửa thôi Anh THANH HOÀNG ạ. Trước 250 năm bằng lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ thì người Việt ta đã có dòng truyện thơ rồi, với các nước Tây âu thì người ta gọi là trường ca đó. Cụ Nguyễn Huy Tự viết bằng lục bát, còn em thì tái hiên lại cốt truyện phong tình này bằng song thất lục bát. So với Nguyễn Huy Tự thì em đáng bằng tuổi cha chú ông Nguyễn Huy Tự rồi. Ông Nguyễn Huy Tự phải gọi em là bác hay chú Lu Hà, tuy rằng em sinh sau đẻ muộn khoảng hơn 2 thế kỷ.

10.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Thơ thất ngôn lục bát của Thi sĩ LU HÀ : ý, từ và niêm luật rất tuyệt vời !!!“
- Song thất lục bát thực ra là loại thơ rất khó nhần, nên có nguy cơ bị thất lạc trong dân gian. Khó nhất là bởi cái anh vần trắc. Rất đáng tiếc nhiều người cũng làm thơ song thất lục bát, nhưng họ chỉ chú ý gieo đúng vần bằng ở hai câu lục bát, còn các câu song thất buộc phải gieo vần trắc mà toàn vần trắc ăn gian, vần trắc đểu, gọi là trắc nhưng không đúng vần. bởi vì trình độ thiên hạ quá kém về thể thơ này, nên họ cứ viết song thất lục bát theo lối ăn gian tràn lan để bíp hàng triệu hàng vạn người không hiểu gì về thơ song thất lục bát. Còn với em không thích lối ăn gian, bịp bợm thiên hạ mà làm thơ song thất lục bát khinh thường cách gieo vần trắc. Đã bỏ công làm thì cố mà tạo ra sản phẩm có chất lượng còn để lại cho muôn đời con cháu Anh THANH HOÀNG ạ. Em cứ nói thực lòng, nhiều người ghen tỵ tiểu nhân, nhân cơ hội này để vu khống thóa mạ sỉ nhục em là kiêu ngạo, khoe khoang, không khiêm tốn để dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Em mặc xác họ, không quan tâm và thực ra em không có nhiều bạn thơ, làm bạn thơ với em khó lắm, ba bảy hai mốt ngày là chửi nhau thóa mạ nhau ngay. Hiếm hoi chỉ có Anh thôi đó là bền dai tình huynh đệ hơn 10 năm nay rồi, kể từ khi quen Anh ở saimonthidan và quantho của Chị Huệ Thu. Cho nên nhiều cô kiều nữ sính thơ rất sợ làm bạn thơ với em vì họ sợ em khó tính, nếu họ có cái tâm lương thiện và biết phân biệt đúng sai, không nghe những lời dèm pha của những người họ coi là chú bác đàn anh đàn chị là thi sĩ lừng danh kỳ cựu gì đó tấn công em trên facebook thì sợ gì. Làm bạn thơ với em chỉ có lợi chứ có thiệt thòi gì, mất đi cái gì của nhà mình đâu mà lo. Em hiểu vậy nên không quan tâm, chỉ cười thầm thôi. Bây giờ bạn thơ của em là các nhà thơ khuyết danh hay các vị như Nguyễn Huy Tự đã chết từ đời tám hoánh nào rồi, là vui vẻ nhất, chả ai tấn công em, hiếm hoi còn có người khen như Anh Thanh Hoàng chẳng hạn.

Cám Ơn Thi Sĩ Nguyễn Thanh Hoàng
Cám ơn huynh trưởng ngợi khen
Thưa rằng tiểu đệ luyện rèn bấy lâu
Quản chi năm tháng dãi dầu
Lao tâm khố trí mái đầu tuyết sương
Xưa kia lục bát thất thường
Vẫn luôn ép vận chán chường tóc tai
Kiên trì năm tận tháng dài
Mầy mò nghiền ngẫm khứ lai sáng dần
Nguyễn Du xao xuyến bội phần
Từng câu từng chữ tần ngần ngẩn ngơ
Mưa lâu thấm đất ai ngờ
Đồng xanh mơn mởn vần thơ phong tình
Trời cao cánh hạc hành tinh
Gió mưa vần vũ trường đình quản chi
Luật đường song thất thầm thì
Hằng Nga ẻo lả rầm rì trúc mai
Thơm như sen nhụy hương lài
Non thần đỉnh giáp thiên thai mộng hồn
Nguyễn Gia Thiều, mới bồn chồn
Con thuyền ân ái biển dồn sóng dâng
Tản Đà Nguyễn Bính bâng khuâng
Theo luồng thơ mới mấy tầng không gian
Én xuân dân tộc ngút ngàn
Ngấm vào máu thịt chứa chan Lạc Hồng!
*Nguyễn Thanh Hoàng:” Tôi rất thích đọc thơ của Thi sĩ LU HÀ ! Thơ rất hợp vận và đúng niêm luật ? Quý phục một thi, văn sĩ tài năng hiếm thấy !!!!”
8.11.2019 Lu Hà

Tình Tự Dân Tộc
Cám ơn thi sĩ Thanh Hoàng
Hồn mây suối mát mơ màng ngâm thơ
Thu Hà sóng vỗ đôi bờ
Dòng thơ lục bát ngóng chờ bấy lâu
Việt Nam quốc ngữ bể dâu
Kitô truyền giáo dãi dầu tuyết sương
Ai hay luật lệ vô thường
Thiên nhai xếp đặt biên cương vững bền
Một rừng hoa lá thuyền quyên
Bướm ong náo nức tổ tiên bao đời
Đất trời vần vũ mưa rơi
Mầm xanh tươi tốt nghẹn lời nước non
Dạt dào chỉ thắm môi son
Đền ơn dân tộc véo von cung đàn
Lạ gì Nho Khổng lấn tràn
U mê sĩ tử giang san lụi tàn
Chữ Nôm xao xuyến nồng nàn
Ba miền thao thức chứa chan ân tình
Nực cười màn bạc minh tinh
Nỡ nào thoái thác truyền hình xa xôi
Nôm na mách qué ỉ ôi
Phũ phàng chữ Hán hết rồi còn đâu ?
Dòm song chênh chếch bóng câu
Trọn đời thanh bạch nhịp cầu thơ ca!
*Nguyễn Thanh Hoàng: “Thơ lục bát hay mà được người ngâm lại quá hay thì thật là một tuyệt phẩm !!! Quý phục !!!”
14.11.2019 Lu Hà

Em phải đau lòng mà nói rằng, nền thơ Việt Nam đã trở thành vô sản lưu manh hóa, những bài thơ không có vần điệu, viết bừa bãi theo lối văn xuôi xuống dòng thì họ lại lấp liếm ngụy biện đó là cách tân hay hiện đại hóa, thơ theo nền công nghiệp đang phát triển, thật là lố bịch nực cười nhưng cũng có hàng triệu hàng vạn người hoan hô cổ vũ cho cái cuộc cách mạng đại ngu dốt với cái tên đại văn hóa, trăm hoa đua nở. Sự thật bỉ ổi phũ phàng như vậy đó Anh THANH HOÀNG ạ.

11.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Vần "uy" khó dệt vận lắm !
Thế mà Thi sĩ LU HÀ đã gieo 3 vận: quỳ, thuỳ , uy trong một đoạn thơ ngắn. Quả thật quá dễ dàng và tài tình đối với Thi sĩ ! Thán phục vô cùng !!!“
- Em đã bắt đầu đặt tiêu chí số 1 là gieo vần chính xác từ năm 2014 trở lại nay là 2020. Nghĩa là 6 năm nay rôi em luôn tuân thủ nguyên tắc này coi như là bất di bất dịch, cái gọi là hiện đại hay cách tân chỉ là cách ngụy biện của những kẻ háo danh ngu dốt.Thật ra nhiều bài thơ lục bát hay song thất lục bát em làm từ năm 2006 đến 2012 em còn tùy tiện cẩu thả, không có thời gian đọc lại hay sửa chữa, cứ tiện tay nhấn chuột đăng tải ào ạt. Cô Lê Hoàng Trúc viết lên facbook chê bai, mà toàn chọn những bài thơ cũ rích năm nảo năm nao để chê bai em làm thơ lục bát không vần. Nên em lấy đó làm bài học răn mình và nhớ đời nên ngay trong năm 2013 em đã cố gắng và thận trọng hết sức mình về cách gieo vần. Có người còn chê em làm thơ dài dằng dặc nên em lại phân ra thành 2 dòng chùm thơ viết những bài ngắn không tới 22 câu và những dòng chùm thơ dài gồm những bài 24 câu trở lên đó. Cuối cùng tổng kết laị số lượng bài viết ngắn chưa tới 22 câu lại nhiều hơn viết dài.

12.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Quý phục Thi sĩ LU HÀ thơ, văn quá tuyệt vời !“
- Ngày mai em sẽ làm xong trọn vẹn bài số 24, Anh THANH HOÀNG ghé qua xem nhé. Tả cảnh chàng Lương Sinh trở lại Tràng Châu tìm nàng Dao Tiên ở vườn đào cũng giống như Kim Trọng trở lại vườn thúy tìm Kiều cũng mê man cũng ngất xỉu vì mất người yêu. Khéo thay trời sinh ra ba ông đa tình si tình Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du và Lu Hà nhưng em khác hai ông kia là không viết lục bát mà chọn lối thơ song thất lục bát để tả tình. Nguyễn Du ngày xưa định viết Kiều bằng thể song thất lục bát, xong lại thôi vì Cụ bảo cốt truyện đã thê lương mà viết bằng song thất lục bát thì lại càng thê lương, hai là có thể song thất khó nhần hơn lục bát, nên Cụ Nguyễn Du viết bằng lục bát chăng?
Ngày mai mời Đại Ca THANH HOÀNG cũng có thể đọc bài thơ số 25, dưới ngòi bút của em sẽ vực chàng Lương sinh đang ỉu xìu bỗng vươn vai đứng dậy mạnh mẽ khí thế hừng hực cùng với thằng em họ đi Tràng An hay Hàm Dương để ghi danh ứng thi

13.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“ Hay quá thi sĩ LU HÀ ạ!“
- Hôm nay chắc sẽ xong bài 26 Anh THANH HOÀNG ạ. Đoạn này em sẽ tả anh chàng họ Lương sẽ găp người tình lý tưởng nhất phiến đan tâm là cô Dao Tiên sau còn ra trận cứu ông Nhạc phụ tương lai nữa chứ. Em vừa cho anh ấy đỗ Thám hoa kia mà, cấp này chỉ đứng sau trạng nguyên còn trên Hoàng giáp thằng em họ 3 bậc.Cũng mừng cho anh em nhà này, quả thực có tài lương đống, có kiến thức uyên bác chứ không phải mua bằng, con ông cháu cha mà đỗ đạt hư danh lòe bịp thiên hạ.

Ngày mai ngày kia em sẽ xuất xưởng bài 27, 28 và 29, đoạn này tả cảnh Diêu sinh xuất binh, mang ấn lệnh đeo thượng phương bảo kiếm ra trận, anh chàng vốn con nhà võ được cậu là Dương tướng quân bảo ban cho từ nhỏ khác với ông anh họ Lương con quan tể tướng về hưu, dáng thư sinh như kiểu Kim Trọng không phải đối thủ rợ Hồ nên thua trận là phải. Chỉ vì muốn an lòng người tình nhất phiến đan tâm mà liều lĩnh ra trận giải vây cho ông bố vợ tương lai và cũng bị vây hãm luôn, có tin đồn là bị phăng teo cái gáo đội nón cối. Đoạn này hấp dẫn đấy mời Đại Ca THANH HOÀNG tới đọc.

16.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Hay lắm !
Chúc Thi sĩ LU HÀ và quý quyến sức khoẻ và vui vẻ nha !!!“
- Cám ơn Anh đã hỏi thăm, ngày mai em sẽ viết bài số 32, em tả đoạn này về chuyên nàng Lưu Ngọc Khanh bị chính mẹ ruột của mình ép cải giá khi nghe tin con rể bị tử trận, nhân vật gán hôn với con gái mình là lão già trên 50 tuổi, em tả hắn có nhiều nét giống Mã Giam Sinh, đoạn thơ này rất lý thú, mời Đại Ca ghé đọc nhé, nhất định là ngày mai. Em đã nghiên cứu trong Hoa Tiên Truyên Cụ Nguyễn Huy Tự chưa tạo ra các tuyyến nhân vật đối lập, phản diện như Cụ Nguyễn Du, nên tác phẩm Kiều nhiều người biết đến hơn Hoa Tiên, mặc dù Hoa Tiên có trước Kiều. Nguyễn Du đã học nhiều ở người cháu rể tài hoa này khi viết Kiều. em đã rút kinh nghiệm tạo ra nhân vật đối lập đó là lão Lam con buôn và bà mẹ nàng Lưu Ngọc Khanh tham lam đó. Tuy rằng chỉ thoáng qua thôi. Tuy là vai cháu nhưng Nguyễn Huy Tự còn lớn hơn Nguyễn Du 23 tuổi Anh ạ. Nguyễn Huy Tự làm quan to cho triều Tây Sơn, còn Nguyễn Du thì lảng tránh, ông hoài niệm nhiều về nhà Lê.

18.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thấy thơ của Thi sĩ LU HÀ là bấm LIKE ngay !
Thơ của Thi sĩ quá cảm xúc lòng tôi !!! Quý phục Thi sĩ LU HÀ vô cùng !!!“
- Rất vui khi Anh Thi Sĩ THANH HOÀNG ghé thăm. Em cũng ngẫm nghĩ về họ Nguyễn từ đất tổ Hùng Vương di cư về phía Nam nhất là giải đất miền trung có hai thi nhân nổi tiếng Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Du, hoa tiên truyện và truyện kiều cách dùng điển tích và ngôn ngữ rất giống nhau.
Phải thừa nhận trong hoa tiên truyện em thấy tuyến nhân vật phản diện khá vắng bóng. Khi viết tập thơ này Nguyễn Huy Tự chỉ đáng tuổi con em, chắc khoảng từ 35 đến 40? Một chàng trai trẻ học vấn uyên thâm Hán học. Em đã sáng tạo thêm bằng thơ song thất lục bát một tình tiết thú vị là khi chàng Diêu hoàng giáp mang ấn tín tướng quân và thượng phương bảo kiếm đi giải vây cho cậu Dương và ông anh họ Thám hoa. Em đã giúp Diêu sinh dùng kế hỏa công. Trong 36 kế trong binh pháp của ông cháu nhà Tôn Tử thì hỏa công là hợp lý, không thể tấn công vỗ mặt như Nguyễn Huy Tự trong thơ lục bát. Vậy ai là chiến sĩ cảm tử như kiểu Lê Văn Tám theo kiểu tuyên truyền bốc phét của ông Trần Huy Liệu đây? Em nghĩ đến sư đoàn trâu điên thủy quân lục chiến, nhưng lính tráng là những con trâu cày của nông dân bị cuổn rẻ tẩm dầu vào đuôi đốt lên trâu bị nóng đít mà nổi điên lao thẳng trại giặc, phá vòng vây trùng trùng điệp điệp của quân rợ Hồ hay quân Nguyên gì đó. Cũng may em làm thơ song thất lục bát nên kiếm một vần âu không khó lắm để dùng chiến thuật hỏa công trâu điên. Truyện này có thật trong lịch sử xuân thu chiến quốc. Còn Viêt Nam cũng có, khi bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

19.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thơ với vần, điệu tuyệt vời : Thi sĩ LU HÀ !!!“
- Truyện thơ đã đến phần kết thúc, ngày mai sáng tác cho xong Anh ạ. Qủa thực khi sáng tác tập thơ này có đêm em nằm mơ mình hóa thân vào nhân vật Lương sinh. Anh chàng này số đào hoa thật một lúc cưới luôn 4 cô vợ, hai nàng chính thất là Lưu Ngọc Khanh, Dương Dao Tiên còn cưới luôn hai cô hầu làm vợ lẽ là Vân Hương và Bích Nguyệt. Em cũng mơ thấy mình là chàng Giả Bảo Ngọc một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, anh chàng cũng sát gái lắm yêu Giả Bảo Ngọc, Tiết Bảo Thoa và vài mợ vài cô hầu khác trong phủ. Không khí trong Truyện rất giống trong Hồng Lâu Mộng. Nên em miệt mài thú vị sáng tác. Cảm ơn Cụ Nguyễn Huy Tự, tuy Cụ cũng dựa theo cuốn tiểu thuyết hay lối thơ cổ phong hát nói của tàu sáng tác ra thơ lục bát. Em thì hoàn toàn song thất lục bát


20.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thơ lục bát quá hay Thi sĩ LU HÀ ơi !“
-Thật ra kể từ năm 2012 đổ về trước em còn làm thơ lục bát ồ ạt, nhiều bài không bảo đảm chất lượng, quá dễ dãi trong cách gieo vần. Năm 2013 là năm bản lề đặt nền móng cho thơ lục bát và từ năm 2014 tới nay thì em đã tới cảnh giới thực sự của thơ lục bát Anh THANH HOÀNG a. Em đang sắp sáng tác tập thơ song thất lục bát mới, cảm xúc từ tác giả khuyết danh thơ lục bát.
Em đang chuẩn bị sáng tác tập thơ truyện mới theo thể song thất lục bát cảm xúc từ một tác giả khuyết danh vào thế kỷ 18 về truyện thơ diễn nôm thể lục bat tên là Nữ Tú Tài tích truyện đời Tống bên Tàu.

 Có lẽ ngày mai Anh THANH HOÀNG ghé xem bài số 1 nhé, cảm xúc thơ từ thơ khuyết danh. Bởi vì tác giả viết thơ lục bát, nên em cần phải song thất lục bát. Lâu lắm không có tác giả khuyết danh nào làm thơ song thất lục bát để em làm lục bát. Xa lục bát lâu rồi nên cũng thấy nhơ nhớ. Anh có biết vì sao chưa sáng tác mà em đã hứa trước với Anh không? Là bởi vì tạo cho mình một sức ép tâm lý, bản tính em rất tôn trọng lời hứa và danh dự, nên đã hứa với ai cái gì phải cố mà làm cho xong Anh ạ. Nhất đinh ngày mai em sẽ làm xong bài thơ số 1 để người Anh tôn kính quý mến của em ghé xem nhé. Em đã tự tạo cho mình một sức ép của tinh thần một đấng trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh đã nói là làm, nên em không thích ngươi hay hứa suông hứa cuội cốt để lấy lòng trong khoảng khắc. Em rất thích ông tổng thống Trump đã hứa là làm, cục tính thấy bất công vô lý là chửi liền, đàn ông phải mạnh chứ không ẻo lả lịch sự lố bịch như con gái. Chắc chắn em sẽ hoàn thành bài thơ số 1 ngay.


22.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thơ quá hay : Thi sĩ LU HÀ !“


- Rất vui Anh THANH HOÀNG ghé thăm, hôm nay em đã sáng tác xong bài số 3. Truyện thơ Nữ Tú Tài tác giả khuyết danh diễn nôm bằng thơ lục bát khoảng gần một ngàn câu, đáng tiếc thơ còn ép vận nhiều không được tinh xảo điêu luyện như Truyện Kiều, nên hầu như không mấy ai biết đến, trừ vài học giả như Dương Quảng Hàm hay Nguyễn Văn Sâm mới còn viết bài bàn đến. Em thấy tiếc của trời vốn liếng văn học của dân tộc nên mới cảm xúc tân trang lại bằng thơ song thất lục bát

24.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thơ hay lắm !“
- Anh THANH HOÀNG có biết không, truyện thơ nôm lục bát này của một tác giả khuyết danh, chắc chắn là người miền Nam. Tác giả rất giỏi chữ nho, trong nam gọi là chữ nhu. Tác giả dùng rất nhiều từ cổ thuộc địa phương nào đó trong Nam rất khó hiểu, có lẽ từ thời chúa Nguyễn Hoàng, thơ này chắc chắn có trước Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, nhiều chữ khó hiểu thật, em nghĩ mãi không ra. Em mà đã thấy khó hiểu thì thiên hạ còn mịt mùng rối rắm, càng đọc càng mệt mỏi, dễ chán nản, nên trải qua 2 hoặc 3 thế kỷ đã bị chôn vùi lãng quên trong nền văn chương dân tộc. Đến đời em thì được cải biên tân trang lại rất nhiều, dùng những từ mới dễ hiểu hơn nhất là ngôn ngữ bắc Việt, vì em là dân đất tổ Hùng Vương chánh hiệu con nai vàng.


26.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thich đọc thơ của Thi sĩ LU HÀ !!!“
- Anh THANH HOÀNG nếu từng đọc nguyên tác Nữ Tú Tài sẽ thấy bằng thể thơ song thất lục bát em đã cải biên rất nhiều. Bên cạnh nàng Phi Nga là nàng Cảnh tiểu thư là nhân vật mỹ nhân số hai, nhưng không thấy có tên gọi cụ thể. Nên em đặt cho nàng tên là Cảnh Chân, không thể cả toàn truyện mà cứ gọi Cảnh tiểu thư chung chung hoài, cho câu truyện thơ thêm cụ thể và hấp dẫn.


27.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Cám ơn Thi si LU HÀ đã cho tôi đọc những vần thơ tràn đầy tình cảm ! Quý phục !!!“

- Rất vui Anh THANH HOÀNG đã đọc, làm thơ tình khó lắm Anh ạ. Cuộc đời em có bao nhiêu mối tình ngoài đời đều viết thành những bài thơ hết cả rồi. Rồi lân la trên mạng facebook làm quen, rồi cảm xúc thơ của các cô kiều nữ thành thơ, mãi rồi cũng cạn nguồn cảm hứng vì chưa thấy ai làm thơ đủ độ chín muồi tới cảnh giới cho em cảm xúc nữa, hoặc có mà em bỏ qua không còn thời gian.

Cảm xúc từ những bài hát của hầu hết các nhạc sĩ rồi cũng cạn kiệt. Cuộc đời này con người ta thực là phức tạp tâm hồn suy tư rất khác xa nhau, có người thì mong mỏi khát khao được em làm thơ tặng, có người thì làm bộ làm tịch: Ấy tôi có cần ông ấy làm thơ tặng đâu, tôi xinh đẹp nhường này, hát hay tài hoa nhường này sẽ có nhiều thi nhân tài hoa làm thơ tặng tôi, ông ấy vô duyên cứ lăn xả vào làm thơ tặng.

Trong cái gọi là sáng tác thơ văn sẽ cạn vốn, tình trạng này luôn sảy ra trong giới văn nghệ sĩ. Hàn Mạc Tử thật ra chưa có một mối tình nào thực sự đúng nghĩa nam nữ ân ái, nhưng anh chàng này lại si tình nặng trong hoàn cảnh bệnh tật thật đáng thương tâm mà do cảm xúc cá nhân tình yêu đơn phương mộng mị mà viết bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ khá hay. Em thấy nhiều người chưa từng trải cả về tình yêu cũng như nghệ thuật mà cứ làm thơ tình cố rên rỉ chữ nghĩa gào lên đau thương khổ đau sao mà sáo rỗng, họ không biết dùng hình ảnh tượng trưng mà cứ anh nhớ em lắm, không có em anh làm sao mà sống nổi hay tôi đau lắm, tôi khổ lắm, vắng bóng em rồi còn sống với ai, em đi lấy chồng thà tôi uống một liều thuốc chuột là xong. Họ chỉ kêu suông vậy thôi, thật sự vẫn sống nhăn răng béo hú ra, thừa cân cao huyết áp, mỡ máu thôi, thơ mà bỗng rưng tự kêu lên thật là nhạt nhẽo. Theo em thơ phải có nhân vật đối tượng cụ thể từng va chạm hay quen biết mình mới gọi là thơ tình. Vì vậy em mới tìm dòng thơ khuyết danh có nhân vật cụ thể để tự hóa thân mình vào đó, dùng ngòi bút và kinh nghiệm tu từ vần điệu thể loại như em đã hóa thân vào chàng Đỗ Tử Trung chẳng hạn. Người Việt mình nói thẳng ra là do giáo dục tuyên truyền nên đầu óc bị mụ mị đồng đều hóa, chưa biết thưởng thức cái hay của thơ văn, bị định hướng cảm xúc èo uột nên đọc thơ không hiểu toàn bộ cấu trúc logich trật tự của vần điệu mà nặng vào thuổng chữ như cả bài thơ không hiểu chỉ túm lấy vài chữ mà đã tấm tắc khen hay ví dụ như: Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi người ấy có buồn không? Đời vắng em rồi, say với ai? Đổi cả thiên thu, tiếng mẹ cười. Sao không chết người trai khói lửa mà chết người em gái hậu phương… Ai khen Hữu Loan thì khen, ca ngợi lên mây xanh thì cứ ca ngợi. Riêng em không công nhận Hữu Loan là nhà thơ. Ông ấy làm văn tế vợ như kiểu Cụ Nguyễn Đình Chiểu làm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Ruộc chứ có phải thơ đâu mà thơ. Thế mà còn bị ông Tố Hữu vì ghen tuông mà đánh mà vùi dập triệt đường sinh nhai, sinh kế thật là buồn. Ngày xưa Cụ Tản Đà lo cho sự xuống dốc của nền văn học nước nhà. Cụ không cho các thể loại đó là thơ mà gọi chung là văn nói, độc tấu, điếu văn, văn tế hoặc cao hơn một chút là thể hành, chứ chưa liệt vào thơ. Khổ nỗi Cụ Phan Khôi là một học giả uyên bác lại ủng hộ lối làm thơ tùy tiện như vậy mà cụ gọi là thơ tự do. Chính cụ lại viết bài “Tình Gìa“ để mở đường cho lối thơ tự do không có vần điệu, lộn xộn, vô tổ chức, nghệ thuật cực kỳ kém với cái tên trang trọng là thơ tự do. Đến bây giờ em vẫn còn phân vân Tình Gìa là thơ mới hay thơ tự do? Bởi vì chuyện này sảy ra vào những năm 1930. Cụ có thực sự ủng hộ thơ tự do không? Hay Cụ chỉ ủng hộ dòng thơ mới thoát ly khỏi đường luật bên Tàu? Nhiều người vẫn còn mơ mộng lầm tưởng có nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Kẻ hậu sinh, vạn bối này làm sao mà biết đươc cụ thể. Tại sao người cộng sản lại rất ghét Cụ, một học giả uyên thâm.

Cho nên nhiều người đã hiểu lầm ngộ nhận tưởng có thể thơ tự do thật và còn đòi hiện đại hóa cách tân cho theo kịp nền công nghiệp hiện đại, thật là ngu xuẩn mù quáng, ngớ ngẩn vô cùng. Vì thơ tự do cũng hợp với chủ trương đường lối của ông Mao Xáng Xế với cái gọi là cách mạng văn hóa, nhà nhà làm thơ, nông dân không làm ra bài thơ nào thì trừ công điểm, cắt khẩu phần lương thực. Thật ra là cuộc cách mạng vô văn hóa, cuộc cách mạng biến người mau mau trở thành dã thú. Giống như Đác Uyn mượn tiếng nghiên cứu khoa học để xui bẩy loài người tự giết lẫn nhau, đân tộc nào cũng coi mình là thượng đẳng như Hitler ngày xưa có dân tộc Đức, Mao Xế Đông có dân tộc Hán là thiên tử con trời, Nhật Bản ngày xưa tự coi là con cháu của thái dương thần nữ. Chỉ có họ mới đáng sống còn các dân tộc khác nên chết sớm đi.  Còn Việt Nam thì rón rén tự coi mình là con rồng cháu tiên thì coi như cũng tạm được để cổ vũ chút lòng tự hào để mà sống xót cũng nên lắm, rồi còn có anh chàng làm chức vị gì khá to trong hội nhà văn Việt Nam tự vỗ ngực xưng Việt Nam là một cường quốc thơ. Thơ là nước mắt, là trái tim linh hồn, là tình cảm ủy mị, yêu thương thiết tha thuộc về phái nữ  nên có tên gọi là nàng thơ, chứ đâu phải là gân bắp, súng đạn, đao thương là sức mạnh quân sự mà dám xưng nước mình là cường quốc thơ, thật ngu xuẩn, vô liêm sỉ hết chỗ nói.


29.8.2020
Nguyễn Thanh Hoàng:
“Thương quý Thi sĩ LU HÀ !!!“
- Rất vui Anh THANH HOÀNG đã đọc, làm thơ tình khó lắm Anh ạ. Như mấy ngày trước em đã từng viết những trang nhật ký tâm sự thơ văn với anh. Nay xin nhắc lại cuộc đời em có bao nhiêu mối tình ngoài đời đều viết thành những bài thơ hết cả rồi. Rồi lân la trên mạng facebook làm quen, rồi cảm xúc thơ của các cô kiều nữ thành thơ, mãi rồi cũng cạn nguồn cảm hứng vì chẳng thấy ai làm thơ đủ độ chín muồi tới cảnh giới cho em cảm xúc nữa, cảm xúc từ những bài hát rồi cũng cạn kiệt. Cuộc đời này con người ta thực là phức tạp tâm hồn suy tư rất khác xa nhau, có người thì mong mỏi khát khao được em làm thơ tặng, có người thì làm bộ làm tịch ấy tôi có cần ông ấy làm thơ tặng đâu, tôi xinh đẹp nhường này, hát hay tài hoa nhường này sẽ có nhiều thi nhân tài hoa làm thơ tặng tôi, ông ấy vô duyên cứ lăn xả vào làm thơ. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ này? Bởi vì họ còn trẻ chưa trải đời bị tụi văn sĩ lưu manh, dư luận viên gì đó nó xun xoe nịnh bợ, nó không đủ trình độ làm thơ tặng nó chỉ nhấn like, nó xỉ nhục em, nó nhảy vào khung chat của em rồi nó chửi bới lăng mạ em làm thơ như ăn cướp hết cả phần của chúng nó, nó luôn làm trò dấu tên dấu mặt, đánh lén, ném đá dấu tay không công khai đàng hoàng quân tử tay bo như em, nên bị em mắng lại ngay trên các trang nhà các cô ấy, và các cô ấy bị nhồi sọ ngu xuẩn hóa quá nặng mới trở mặt tấn công em cho là em viết lách mất lịch sự với bạn bè huynh trưởng tỉ muội hay bậc thày  chú bác của các cô ấy, làm bẩn các trang nhà các cô ấy đi. Cho nên đó là lý do em say mê tìm nguồn cảm hứng vào dòng thơ khuyết danh Anh ạ. Trong cái rủi cũng có cái may, cổ nhan thường dạy: Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản. Ý nói một vật một sự việc khi đi đến diểm cực độ phẫn uát trong giới hạn thì sẽ phản đảo lại. Cho nên càng ở lúc vô vọng, hiểu lầm, bị chống đối thì càng có những hy vọng sán lạn trước mắt xuất hiện. Kinh dịch có viết: Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. 

Trong cái gọi là sáng tác thơ văn sẽ cạn vốn, tình trạng này luôn sảy ra trong giới văn nghệ sĩ. Hàn Mạc Tử thật ra chưa có một mối tình nào thực sự đúng nghĩa nam nữ ân ái, nhưng anh chàng này si tình lại trong hoàn cảnh bệnh tật thật đáng thương tâm mà do cảm xúc cá nhân tình yêu đơn phương mộng mị mà viết bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ khá hay. Em thấy nhiều người chưa từng trải mà cứ làm thơ tình cố rên rỉ chữ nghĩa sáo rỗng, tôi đau tôi khổ tự kêu lên thật là nhạt nhẽo, thơ phải có nhân vật đối tượng cụ thể từng va chạm hay quen biết mình mới gọi là thơ tình. Vì vậy em mới tìm dòng thơ khuyết danh có nhân vật cụ thể để tự hóa thân mình vào đó, dùng ngòi bút và kinh nghiệm tu từ vần điệu thể loại như em đã hóa thân vào chàng Đỗ Tử Trung chẳng hạn. Người Việt mình nói thẳng do giáo dục truyền bá nên đầu óc bị đồng đều hóa, chưa biết thưởng thức cái hay của thơ văn, bị định hướng cảm xúc èo uột nên đọc thơ không hiểu toàn bộ cấu trúc logich trật tự của vần điệu mà nặng vào thuổng chữ như cả bài thơ không hiểu chỉ túm lấy vài chữ mà đã tấm tắc khen hay ví dụ như: Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi người ấy có buồn không? Đời vắng em rồi, say với ai? Đổi cả thiên thu, tiếng mẹ cười. Sao không chết người trai khói lửa mà chết người em gái hậu phương. Ai khen Hữu Loan thì khen, ca ngợi lên mây xanh thì cứ ca ngợi. Riêng em không công nhận Hữu Loan là nhà thơ, Ông ta chưa đủ tố chất là một nhà thơ thực thụ, thế mà còn bị ông Tố Hữu vì ghen tuông mà đánh mà vùi dập triệt đường sinh nhai, sinh kế thật là buồn thê thảm. Thời Cụ Tản Đà, Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Hồ Dzech v. v… các Cụ chỉ công nhận dòng thơ mới xứng đáng là thể thơ Việt Nam bên cạnh đường thi, lục bát và song thất lục bát tức là trường thiên tứ tuyệt biến thể loại thơ 7 chữ hay cùng lắm là 8 chữ nhưng phải tuân theo luật đổi thanh còn thơ tự do là thứ thơ ba láp thơ vô sản hóa công nông búa liềm hãy ra chỗ khác mà chơi, thơ tự do không phải là thơ mới. Thơ nước ngoài dịch ra tiếng Việt cũng phải nên đưa vào khuân khổ thơ có luật của Việt Nam. Chính em cũng dịch nhiều bài thơ tiếng Anh, tiếng Đức ra lục bát và song thất lục bát chứ không phải là thơ tự do Anh ạ.

Tình Gìa

Hai mươi bốn năm xưa,
       một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
       hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
       mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
       chi bằng sớm liệu mà buông nhau!

- Hay nói mới bạc làm sao chớ!
       buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
       chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
       mà tính chuyên thuỷ chung!

              *

Hai mươi bốn năm sau,
       tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
       đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
       con mắt còn có đuôi.

1932 Phan Khôi

Bài thơ này đăng trên tờ Phụ nữ tân văn số 122 ra ngày 10-3-1932 trong bài viết Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Đây là bài thơ khởi xướng đánh dấu sự ra đời của phong trào Thơ mới. Trong bài viết có đoạn “đem thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc niêm luật gì hết” và tạm gọi là Thơ mới.


Vậy Tình Gìa cổ súy cho dòng thơ mới, không nên nhầm lẫn là thơ tự do. Thơ tự do là sản phẩm của văn hóa cách mạng vô sản hoàn toàn không dính dáng gì đến thơ mới như Cụ Phan Khôi và các bậc đàn anh cố xúy. Thơ mới là dòng thơ Việt Nam khác lạ với dòng thơ đường luật thủ cựu của Tàu.
Theo Nam Phong Tạp Chí và Trung Bắc Tân Văn của học giả Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh thì:

“Tình già của Phan Khôi là một làn gió mới, xô ngã bức tường thành khép kín dưới thời phong kiến, thơ mới ra đời thật phong phú, mang tinh tuý của dân tộc Việt Nam, thơ không bị gò bó, bị phái cựu học chống đối, nhưng được sự đón nhận và hoà nhịp cổ động cho phong trào thơ mới như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Huy Thông, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Tế Hanh, Nguyễn Vỹ... Thơ mới là một di sản vô giá, xoá bỏ được ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, thi sĩ làm thơ theo rung động của con tim, không phải ngồi ôm đầu tìm niêm luật điển tích ước lệ theo khuôn vàng thước ngọc... Từ năm 1933 ảnh hưởng văn học Tây phương mở đầu một nền thi ca thi nhân với sinh khí mới.“

29.8.2020 Lu Hà
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét