Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Vật Lộn Với Cuộc Sống (2)


Truyện dài của Lu Hà phần 2

Đời tôi viết đến đây nhìn lại là một chuỗi dài những cái khôn ngoan ranh mãnh và ngu dại dồn đuổi nhau hoài. Cũng may mà tôi khôn nhiều hơn ngu nên tôi đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn thần trí và thể xác để ung dung nhẩn nha hàng ngày để viết truyện dài kể về đời tôi cho thiên hạ đọc. Để phòng khi tôi ra đi vĩnh biệt thế giới này để các bạn trên Facebook hay trên các trang mạng Internet khỏi ngỡ ngàng đột ngột và hỏi nhau thi sĩ văn sĩ Lu Hà là ai ?


Cái ngu của tôi khi được tuyển lựa một Job ở nhà máy sản xuất linh kiện ô tô. Tôi làm thợ tiện điều khiển bằng bàn phím nhởn nha với các con số thật là văn minh khoa học, nhưng tôi lại mang cái tính khí ngu độn ích kỷ của một người dân đã sinh ra và lớn lên ở một nước cộng sản độc tài tuyên truyền trí trá. Tôi kiêu ngạo tham tiền và ham năng xuất mà không thèm đếm xỉa đến sức khỏe năng xuất cuả 3 đồng nghiệp khác, hôm qua còn là bậc thày của tôi tận tình hướng dẫn tôi. Tôi còn mơ màng bởi lối tuyên truyền láo toét làm theo năng lực hưởng theo lao động, nào là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản và khi đã đạt tới cảnh giới thiên đường thì làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Tôi cứ ngỡ năng xuất mình cao thì mình sẽ nhận lắm tiền và ông chủ hãng rất thích thú tăng lương tôi lên một hai tháng. Nhưng tôi bị 3 đồng nghiệp kia 2 người Đức và một anh chàng người Ý tẩy chay không thèm nói chuyện với tôi. Để đến mức tôi không thể nào chịu đựng nổi những cái nhìn hằn học ghẻ lạnh và tôi đành phải xin đi học điều khiển máy tiện có tên gọi là Schütte cũng là loại tự động nhưng chẳng có bàn phím số má mật khẩu chi hết, phải biết chỉnh máy thay lưỡi dao tiện thường xuyên tất cả đều bằng tay và sau đó sẽ ấn nút cho máy chạy.

Tôi học rất nhanh sau một tháng tôi có thể điều khiển vài ba loại máy tiện cho ra những sản phẩm khác nhau. Nhưng vẫn chứng nào tật ấy, tôi cậy mình là loại người thông minh một mình tôi lại một lúc điều khiển 3 máy tiện nên cứ phải chạy đi chạy lại thoăn thoát như con thoi, về nhà tôi mệt nhoài chỉ nằm dài trên đi văng. Tham lam công việc như vậy không tránh khỏi có những sản phẩm bị lỗi. nếu tôi khôn ngoan chỉr một mình một máy thôi thì tay đốc công không thể ép tôi một lúc đứng 3 máy. Đúng là tham thì thâm, không cái ngu nào bằng cái ngu nào. không cái dại nào bằng cái dại nào. Làm ở bên dãy máy tiện Schütte lương tháng lại tính theo số lượng sản phẩm mình làm ra.

Khi đã có việc làm ổn định thu nhập hàng tháng đều đặn thì tôi tính chuyện mua ô tô.
Vợ chồng tôi háo hức mua một cái xe Nissan của Nhật 15.000 DM. Chiếc xe này một anh chàng Ba Lan đã đi 2 năm, nghe nói mới tinh khoảng 30.000 DM, sau bán lại cho cửa hàng và tôi mua trả góp mỗi tháng 200 DM. Có chiếc xe ô tô, vợ tôi quý như vàng hàng tuần lau chùi chăm chút từng ly từng tý. Xe Nhật đi êm như ru nhưng chỉ vài tháng sau lại bị rỉ ở ống xả và từ đó chúng tôi chỉ mua xe của Đức sản xuất thôi.

Tôi xem báo có một ông già mới cất một căn nhà muốn cho thuê, khi tôi tìm đó là một ngôi nhà 2 tầng sửa sang lại ở một nơi cực kỳ hẻo lánh bên một con lộ trong rừng thông. Nhiều người đến đây phải kêu lên là một nơi cùng trời cuối đất. Từ ngôi nhà đi bộ đến một trường tiểu học gần đó khoảng 1 cây số và đi vào trung tâm xã khoảng 2 cây số. Tôi mừng lắm với giá thuê nhà 1.000 DM một tháng tôi cũng xong. Vì tôi ngán ở nhà trọ lắm, tôi làm to chuyện với quán trọ GM về chuyên ăn uống không đảm báo sức khỏe, họ chuyển gia đình chúng tôi đến quán khác gần đó. Cảnh sống ở đây thật là xô bồ hỗn loạn với những người đến ở là Nga, Rumani, Ba Lan, Di Gan v. v... Cứ đến bữa ăn tay đầu bếp bê một cái nồi to tướng để giữa nhà mạnh ai người ấy múc. Đến khi tôi đến thì chỉ còn nước lõng bõng. Tôi lại nổi nóng quát tháo vợ chồng lão chủ quán. Ông chủ là người Đức lấy một cô Ba Lan cũng dân tỵ nạn và nhảy lên làm bà chủ. Sinh ra một đứa con lúc đó 3 tuổi ốm yếu oặt ẹo. Bà chủ hay thậm thụt với anh chàng đầu bếp trẻ. Anh chàng này cho mọi người ăn như  nuôi một đàn lợn. Tiền ăn tiền trọ cũng đều do phòng xã hội trả. Tôi không thể nào chịu nổi bê cả cái nồi to tướng đưa lên xe chạy thẳng đến đồn công an. Bấm chuông inh ỏi nhưng không một chú công an nào dám ló mặt ra. Họ nói vọng ra hãy đến phòng xã hội mà kêu, chứ việc này không phải của công an.

Chuyện đến tai các cơ quan nhà nước họ lại chuyển cả gia đình chúng tôi đến một quán trọ khác. Ở đây cũng có vợ chồng một ông giáo sư hay chính trị gia gì đó từng làm việc ở đại sứ quán Rumani đến ở. Tại đây tôi rất hài lòng vì chủ quán phục vụ ngày 3 bữa ăn tươm tất, chỗ ở rộng rãi thoáng mát. Vợ chồng ông giáo sư này tỏ ra rất mến tôi, thứ bảy và chủ nhật ông và tôi hay đàm đạo về chính trị thời cuộc. Ông chủ quán rất kinh ngạc về trình độ hiểu biết của tôi khi thấy tôi cứ rủ rỉ nói chuyện với ông giáo sư già người Rumani. Ông chủ quán lúc đầu nghe mẹ con mụ GM gần đó và nghe thiên hạ đồn thổi tôi là loại người dữ dằn hung tợn nên có e ngại hiểu lầm, nhưng thực ra đến quán trọ của ông lại tỏra hiền lành lịch sự nhã nhặn lúc nào cũng vui vẻ cười.

Tây Đức là một nhà nước xây dựng theo nền tảng Sozialer Rechtstaat. Luật cơ bản là quyền tự do của công dân đối với nhà nước. Nhà nước phải đảm bảo an toàn cho cuộc sống tối thiểu cuá công dân theo nguyên tắc phân phối Leben auf Leben. Theo ý nghĩa tiếng Đức nôm na là cuộc sống dựa trên cuộc sống. Nếu còn phân tích theo ngôn ngữ triết học chính trị thì dài dòng miên man hàng trang giấy dày cũng không hết. Tôi đã từng lấy hình ảnh cây trầm gửi sống trên thân cây na để mô tả nguyên tắc phân phối phúc lợi ở xã hội tư bản Đức. Cây trầm gửi chẳng làm gì cả nhưng không thể gọi là ăn bám như bà nội tôi đã giải thích khi tôi mới 5 tuổi. Cây trầm gửi không tự nó hút nước không cần phân bón, nó không ra quả ngọt nhưng nó lại có hoa thơm.

Tôi rất ngán lối ở trọ không được tự do nấu ăn. Ăn cơm và làm bánh đa nem, nên tôi hay đến cửa hàng châu Á bên Thụy Sĩ mua rau muống, rau cải, đậu phụ, tương ớt v. v… là những thứ tôi thích nhất. Nên khi tìm được một căn hộ cho thuê dù với giá 1.000 DM một tháng tôi cũng xong và hối hả dọn đến ở ngay.

22.9.2019 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét