Truyện dài của Lu Hà phần 5
Phòng xã hội Freiburg gửi gia đình tôi tới
phòng xã hội Gießen và lập tức cả gia đình được thu xếp ở tạm tại một chung cư
mới xây, phòng bên cạnh là một người phụ nữ trẻ độc thân và có 3 đứa con gái nhỏ
trà tuổi như hai đứa con trai của chúng tôi, họ cũng từ Đông Đức tới. Hai đứa con trai tôi như bấn loạn
lên, chúng nó không hiểu tại sao bỗng dưng lại được tự do, như con chim sổ lồng,
không còn thâý những bộ mặt nham hiểm hung dữ của các bà bác sĩ y tá hay các cô
nuôi daỵ trẻ ở huyện Pirna nữa. Mấy đứa con gái kể với mẹ nó là thằng Roberto
và Henrry như vui sướng quá mức chúng muốn leo lên lan can và muốn nhaỷ xuống
dưới sân cỏ ở dưới . Người mẹ lại nói với vợ chồng tôi hãy coi chừng hai thằng
con trai này có những biểu hiện bất thường.
Ở đó chừng 2 tuần thì chúng tôi được đưa
đến trại tỵ nạn Gießen để trình diện. Ở Gießen có hai trại một trại dành cho
công dân Đức từ D D R sang và một trại
dành cho người Việt Nam và người nước ngoài. Họ là những người tỵ nạn đi tìm kiếm
tự do tiếng Đức gọi là Asylbeweber. Nhưng làn sóng người tràn ngập từ các nước độc
tài hay kém phát triển thì từ Asyl biến
dần thành Asylant một tiếng chửi của những người có tư tưởng phát xít cũ hay
phát xít kiểu mới gọi là chủ nghĩa Rassimus hay Antisemitismus.
Tôi vì có quan hệ với một công dân Đức
nên không phải sang trại mang tiếng là Asylant. Gia đình tôi được đón tiếp niềm
nở, buối sáng xếp hàng đi nhận đồ ăn và có phiếu ăn trưa, buổi tối tự ăn ở nhà,
có đủ khẩu phần nhận từ sáng. Cuộc sống rất thoải mái được vài ngày thì gọi lên
phỏng vấn. Trại Gießen sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ họ muốn gửi cả gia đình tôi
đi Hemmoor Basbeck huyện Hadeln thuộc tiểu bang Niedersachsen quê hương bố vợ
tôi ông Günther Krack vì nghĩ có họ hàng
ở đó cũng tiện. Nhưng cả tôi và Sahra gạt đi, không muốn lên phía bắc nước Đức
xa xôi lạnh lẽo biển gọi là vùng biển Nordsee. Ngay từ khi còn ở Pirna vào giữa
năm 1989 vợ tôi có gửi thủ sang Tây Đức hỏi thăm bà Helga là chị gái bố vợ tôi,
nhưng bà ấy trả lời lạnh nhạt, bà ấy già rồi không còn hứng thú gì nữa hãy để
bà ấy yên, bà ấy bị ung thư vú sau khi phẫu thuật sức khỏe rất kém. Ngày xưa
khi biết tin bố chúng tôi qua đời, bà ấy cùng chồng có sang thăm và mang lọ tro
cốt người em trai út về Tây Đức, bà ấy muốn đón Sahra sang nhưng chính quyền
huyện Pirna không chịu họ tìm mọi cách ngăn cản. Họ vin vào con ngoài giá thú
tuy có giấy chứng nhận cha con, nhưng chỉ có giá trị trả tiền hàng tháng nếu Sahra ở với mẹ. Bố vợ
tôi rất đông các anh chị em, dòng họ Krack rất giàu có. Chúng tôi nghĩ sau khi
qua đời ông nội có để lại di chúc chia tài sản cả cho bố tôi. Nhưng bố tôi lại
qua đời tại Đông Đức nên phần cuả bố Sahra, anh em họ nhà Krack chia nhau hết sạch.
Nay bỗng dưng Sahra lò dò mang cả gia đình sang họ sợ phải trả lại số tài sản
đó nên họ thoái thác không quan hệ và bà Helga còn dọa sẽ kiện ra tòa án nếu
Sahra còn thư từ, quấy rầy bà không để
cho bà yên. Vì vậy chúng tôi thấy cái họ hàng này chẳng ăn giải gì, chẳng tình
nghĩa gì nên cũng không muốn gặp họ và từ chối đến đó. Cuối cùng ban lãnh đạo
trại quyết đinh gứi chúng tôi cả gia đình 5 nhân mạng đi định cư ở Freiburg
đúng như nguyện vọng của chúng tôi từ bên Đông Đức đã xem tấm bản đồ toàn Tây Đức
và đã mua vé tàu từ Dresden đi thẳng đến Freiburg. Chúng tôi được gửi đến trung
tâm tạm trú. Trung tâm tạm trú chật ních dân Đông Đức chạy sang, nên họ lại gửi chúng tôi đến một nhà nghỉ gọi là
Pension Unterkunft G M. Tại đây lại một cuộc đấu tranh khốc liệt với loại Neon
Nazi về danh dự và nhân phẩm, cũng không
tránh khỏi sự hiểu lầm và cảm thông của xã hội cũng như nhà chức trách.
14.9.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét