Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Đôi Điều Muốn Bàn Với Lý Đợi

Luộc



Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…

Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc cho đến luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất…”

Khen cho văn nói của Lý Đợi rất hay. Nhưng đây không phải là thơ, dứt khoát không phải là thơ. Người nước ngoài đọc thấy ngộ nghĩnh ý tưởng khôi hài, dân bần cố nông Việt Nam rất khoái vì nói đúng tâm trạng oán hận, tủi nhục của cuộc đời mà họ không biết cách nào mở miệng nói ra thành lời. Một số trí thức văn sĩ hới mưng thiếu hiểu biết và cả chính bản thân anh Lý Đợi cũng ranh ma tháu cáy, thơ tớ đấy, thơ theo xu thế trào lưu thế giới thời hậu hiện đại đấy.

Vì vậy tôi buộc lòng phải lên tiếng mặc dù trong lòng rất cảm phục khí tiết dám nói dám viết của anh Lý Đợi.

Anh Lý Đợi phải học cách làm thơ cho thật nghiêm chỉnh đàng hoàng có bài bản. Anh thông minh có ý tưởng trí tượng cao phải biết mà tận dụng không để lỡ cơ hội. Tuổi còn trẻ thời gian còn dài tôi tin anh sẽ làm được. Là thơ phải có đủ 5 yếu tố:
1. Lề luật các thể loại
2. Thơ phải có vần điệu
3. Thơ có khả năng dễ nhớ
4. Thơ phải có nhạc tính
5. thơ phải tới cảnh giới của linh hồn: hỉ, nộ, ố, ái. Miễn sao cho lòng người bâng khuâng sao xuyến, trái tim rung động.

Còn bài “Luộc“ này đâu phải là thơ, là lối văn nói trào phúng, nhạo báng, chế riễu nơi quán nước vỉa hè, xích lô ba gác quanh bàn nhậu, chợ búa, gầm cầu bụi bặm nhớp nhúa mà thôi.

Anh Lý Đợi và nhóm mở miệng không thể mượn gió bẻ măng thấy lối viết này hợp với trình độ số đông thất học, phẫn uất, đau khổ mà nâng lên thành thơ.
Dù cho anh có lắm fun, lắm like trên mạng Internet thì văn nói là văn nói, không thể a dua theo đuôi số đông và khối văn sĩ nửa mùa kém trí tưởng tượng, kém trí thông minh hơn anh dù cho họ có là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ nhà văn nhà báo gì đó, hay cả một số người ngoại quốc mũi lõ mắt xanh, da đen da trắng, da đỏ tâng bốc ủng hộ. Mang tiếng ngoại quốc ăn lắm bơ sữa ở nhà lầu, ngồi trên con tàu vũ trụ thăm mặt trăng, sao kim sao hỏa chưa chắc họ đã hiểu thế nào là thơ, còn dốt đặc cán mai.

Chớ nên đừng quá vọng ngoại mà quên mất gía trị văn hóa tinh thần siêu việt tổ tiên ta. Ngày nay thanh thiếu niên Việt Nam dốt nát tăm tối u mê không phải lỗi tổ tiên hay cha mẹ họ không biết cách dạy con cái khôn lên mà do chính sách ngu dân của thiên triều đại Hán và đảng cộng sản Việt Nam. Trường hợp văn nói của anh Lý Đợi hay chỉ là giọt nước tràn ly của một tâm hồn thể xác bị áp bức, đau thương, thê lương tang tóc trên đường đời.


Anh Lý Đợi hay các vị giáo sự tiến sĩ thạc sĩ văn chương nào đó. dù có tràng giang đại hải kể lể con cà con kê về cái gọi là hiện đại hay hậu hiện đại cũng không qua được mặt tôi và người thứ hai nữa tôi nghĩ là bác Paul Nguyễn Hoàng Đức?

Các vị có thể tuyên truyền xỏ mũi dẫn dắt số đông ù lỳ kém hiểu biết nhưng không thể lung lạc được tôi hay bác Paul Nguyễn Hoàng Đức.

Một lần nữa xin nhắc lại:
Đây là lối văn nói rất hay, sâu cay dí dỏm thâm thúy thật. Nhưng thơ thì không phải là thơ. Nhưng đọc rất khúc triết mạch lạc về những hiện tượng bi thảm của xã hội Việt Nam.

Thơ ca, văn nói , hay thể hành, hát ví, hát dặm thì thể loại nào cứ nguyên si vị trí chỗ đứng của nó trong làng văn.

Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đọc hay như thơ, trường ca dài mà không phải thơ hay trường ca.

Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi là thể trung gian giữa thơ và văn nói.

Còn gắn cho bài văn nói của Anh Lý Đợi là thơ thời hậu hiện đại là hồ đồ, chả hiểu quái gì về thơ. Ếch ngồi đáy giếng bàn chuyện các vì sao tinh tú trên trời. Xin lỗi: Voi đú chuột cũng đú.

Viết văn nói hay như vậy cũng có gía trị văn chương lắm chứ? Sao cứ phải gán đại sang thơ mới hài lòng?

Tình thương vô ý gây nên tội. Không thể vì quá yêu thương đồng cảm với anh Lý Đợi mà khuyến khích giới trẻ nên học tập lối viết văn nói này rồi ngụy biện đó là thơ theo trào lưu thế giới vô tình cùng chung thuyền với Bùi Hiền thay bảng chữ cái cóc nhái dở ngô dở ngọng mưu mô Tàu khựa trong ý đồ xâm lược Việt Nam. Xâm lược văn hoá thường đi trước xâm lược lãnh thổ. Mặc dù Lý Đợi và Bùi Hiền ở hai chiến tuyến có thể là kẻ thù không đợi trời chung. Bùi Hiền ở vị thế kẻ
đi áp bức và Lý Đợi là người bị áp bức.

Tóm lại thơ là thơ và văn nói là văn nói. Anh Lý Đợi phải dũng cảm chiến thắng chính bản thân mình. Tuyên bố thẳng thừng:  Đây là tôi viết văn nói, mong các bạn đừng tưởng lầm là thơ.

Hiện tượng Lý Đợi, Bùi Chát trong nhóm mở miệng lấn sang địa hạt văn chương đường phố, giống như phong trào hiện sinh Hippie là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới.

Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về với thiên nhiên. Câu nói nổi tiếng: “Make love, not war” .Hãy làm tình, thay vì gây chiến cũng chính từ đây mà ra. từ những năm 60 tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Đa số họ thuộc thế hệ của "Những đứa con của hoa" (flower children và "bùng nổ trẻ em" (baby boomer chính là mấu chốt trong một xã hội càng ngày càng được toàn cầu hóa, và họ thường hay được gắn liền với hình ảnh những nhóm người bất bạo động, chống chính phủ. Một dấu ấn xấu về việc sử dụng thuốc kích thích được đóng vào họ và nó vẫn còn thường được thấy ngày nay, đặc biệt là việc sử dụng, lạm dụng cần sa và các chất gây ảo giác. Nhiều phong trào nhạc rock, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà văn từ những năm 60 cho đến ngày nay có thể nói là đã gắn liền với phong trào này, nổi bật nhất có thể kể đến là George Carlin, The Grateful Dead, Bob Dylan, Pink Floyd, John Lennon, Janis Joplin, Phish... và rất nhiều người khác khó có thể kể hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét