bình thơ Giang Hoa và Lu Hà.
Buồn ..
Buồn ..
Đêm buồn ta uống cạn vầng trăng
Mượn rượu Quỳnh tương ngắm chị Hằng
Lỡ chén la đà say ngã đổ
Như hồn ngất ngưởng chạnh sầu giăng
Miệng cười cho thói đời đen bạc
Lòng hận để ly mộng tím vàng
Chẳng hiểu vì đâu mà thổn thức
Bao niềm buốt lạnh hóa hồn băng
16.01.2018
Thơ: Giang Hoa
Cảnh Ngộ Khác Nhau
họa thơ Giang Hoa: Buồn
Thi nhân tự cổ vốn say trăng
Dốc cả bầu tiên với ả Hằng
Chú Cuội nằm co râu tóc bạc
Anh Hà gối hạc gió mây giăng
Trần gian vui thú vườn thơ nhạc
Thượng giới buồn thiu gác tía vàng
Bốn bể quan hà ai chẳng muốn
Giang Hoa mơ mộng ngắm sao băng
17.1.2018 Lu Hà
Nữ sĩ Giang Hoa sau khi xuất viện về cảm khái viết bài thơ đường:“ Buồn “ và nhắn tin tôi họa lại cho vui. Tôi mới họa lại thành bài: “ Cảnh Ngộ Khác Nhau “.
Nữ sĩ Giang Hoa sau khi xuất viện về cảm khái viết bài thơ đường:“ Buồn “ và nhắn tin tôi họa lại cho vui. Tôi mới họa lại thành bài: “ Cảnh Ngộ Khác Nhau “.
Để làm thang thuốc bổ tinh thần chúc nữ sĩ chóng hồi phục
sức khoẻ.
Thơ đường đã trở thành dòng thơ tao nhân đài các, giàu trí tưởng tưởng ngắn gọn suy tư ý nghĩa thâm thúy của cha ông chúng ta từ nhiều thế kỷ. Ngày nay với nền văn hóa vô thần, ngu dân nào là hiện thực xã hội chủ nghĩa, nào là trào lưu văn chương hậu hiện đại rông dài ngu muội chạy theo nền sản xuất hàng hóa công nghiệp cũng không thể làm mất đi những gía trị tâm linh cốt lõi nhân bản của người Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên về một hiện tượng quái đản có người khoe là mình hao tâm tổn trí để nghiên cứu mớ lý thuyết vô bổ tối tăm văn học hậu hiện đại ngót 20 năm nay và ông Bùi Hiền phó giáo sư rỏm còn bỏ ra ngót 40 năm nghiên cứu bản chữ cái tiếng Việt cóc nhái nhằm hủy diệt tận gốc tiếng Việt chữ Việt trong sáng của chúng ta.
Thơ đường đã trở thành dòng thơ tao nhân đài các, giàu trí tưởng tưởng ngắn gọn suy tư ý nghĩa thâm thúy của cha ông chúng ta từ nhiều thế kỷ. Ngày nay với nền văn hóa vô thần, ngu dân nào là hiện thực xã hội chủ nghĩa, nào là trào lưu văn chương hậu hiện đại rông dài ngu muội chạy theo nền sản xuất hàng hóa công nghiệp cũng không thể làm mất đi những gía trị tâm linh cốt lõi nhân bản của người Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên về một hiện tượng quái đản có người khoe là mình hao tâm tổn trí để nghiên cứu mớ lý thuyết vô bổ tối tăm văn học hậu hiện đại ngót 20 năm nay và ông Bùi Hiền phó giáo sư rỏm còn bỏ ra ngót 40 năm nghiên cứu bản chữ cái tiếng Việt cóc nhái nhằm hủy diệt tận gốc tiếng Việt chữ Việt trong sáng của chúng ta.
Ông ấy còn trơ trẽn không còn chút liêm sỉ nào đây là công
trình khoa học. Mặc dù bảng chữ cái này ông thuổng lại của hai tác gỉa khác từ
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mới đây nhà nước còn cấp bằng bản quyền sáng tạo
trí tuệ cho ông ta. Bản quyền nghĩa là có pháp luật bảo vệ không ai được chôm
chỉa thay đổi vi phạm nguyên tác. Trong khi đó thì ông lại trơ tráo ngang nhiên
vi phạm bản quyền tác phẩm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du là danh nhân thế giới.
Truyện Kiều đã được tổ chức văn hoá quốc tế UNESCO vinh danh 2 lần. Vậy Bùi Hiền
dám thách thức luật bản quyền với toàn thế nhân loại, ông dám sửa lại toàn bộ
tác phẩm Truyện Kiều một cách trắng trợn. Mấy năm trước là giáo sư mào gà Vũ
Khiêu và đồ đệ của ông ta cũng vi phạm bản quyền sáng tạo của cụ Nguyễn Du. Cụ
Nguyễn Du chết rồi thì con cháu cụ là 90 triệu người Việt có quyền thừa kế bản
quyền của cụ. Truyện Kiều có phải là tài sản văn hóa tinh thần của bố hay ông cố
nội nhà Bùi Hiền và Vũ Khiêu đâu? Toàn thể 90 triệu dân Việt Nam có thể đệ đơn
kiện Bùi Hiền và Vũ Khiêu trước UNESO. Vì Truyện Kiều còn là tài sản văn hóa
nhân loại kia mà?
Nữ sĩ Giang Hoa là một tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về khả năng trí tuệ thơ phú văn đàn không chỉ thơ đường luật và các thể loại khác như: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, 7 chữ, 8 chữ, 5 chữ v. v…
Còn nhóm viết văn nói Lý Đợi, Bùi Chát thì xập xí xập ngậu bảo văn nói là thơ. Tuy rằng họ là những thanh niên kiểu bụi đời nhưng rất dũng cảm viết ra những lời chế riễu những bê hối bất công của xã hội. Tôi khen ngợi họ nhưng thơ dứt khoát không. Tôi đã bàn với Lý Đợi muốn làm thơ phải hội đủ 5 yếu tố:
Nữ sĩ Giang Hoa là một tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về khả năng trí tuệ thơ phú văn đàn không chỉ thơ đường luật và các thể loại khác như: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, 7 chữ, 8 chữ, 5 chữ v. v…
Còn nhóm viết văn nói Lý Đợi, Bùi Chát thì xập xí xập ngậu bảo văn nói là thơ. Tuy rằng họ là những thanh niên kiểu bụi đời nhưng rất dũng cảm viết ra những lời chế riễu những bê hối bất công của xã hội. Tôi khen ngợi họ nhưng thơ dứt khoát không. Tôi đã bàn với Lý Đợi muốn làm thơ phải hội đủ 5 yếu tố:
1. Lề luật các thể
loại
2. Thơ phải có vần điệu
3. Thơ có khả năng dễ nhớ
4. Thơ phải có nhạc tính
5. thơ phải tới cảnh giới của linh hồn: hỉ, nộ, ố, ái. Miễn
sao cho lòng người bâng khuâng sao xuyến, trái tim rung động.
Anh Lý Đợi, Bùi Chát còn trẻ, thời gian còn dài, lại giàu trí tưởng tượng và thông minh sẽ học làm thơ nhanh, làm thơ cho đàng hoàng đáng gọi là thơ. Chứ không thể a dua theo cánh văn sĩ nửa mùa ngáo đá con cà con kê về cái gọi là trào lưu thế giới hậu hiện đại lố lăng dị hợm.
Trong khí đó có một thế lực phản dân hại nước đang ngấm ngầm ủng hộ Bùi Hiền công khai hay dấu mặt. Vận mệnh tương lai dân tộc ngàn cân treo sợi tóc thì không lo. Chỉ lo chuyện bao đồng thế giới hiện đại đâu đâu. Con ếch ngồi đáy giếng bàn chuyện các vì sao tinh tú. Thật là nực cười.
Xưa nay cổ kim trong văn chương Việt Nam luôn có cảnh tao nhân mạc khách thả hồn mơ mộng bay bổng dào dạt sơn thủy hữu tình bầu rượu túi thơ, cành chim lá gió, khóc cho cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, căm hận ngao ngán cảnh đời bất công, đày đọa trong cõi trần gian hỉ nộ ố ái gói trọn niềm tâm sự trong 8 câu đường thi. Từ Lý Bạch đến Tản Đà đều lấy chén rượu mà nửa tỉnh nửa say cho tạm quên đi kiếp người phù du bèo bọt.
Giấc Mộng Phù Du
cảm hứng thơ Tản Đà: Thơ Rượu
Cơn gió thốc đời người ngắn ngủi
Giấc nam kha buồn tủi xót xa
Trăm năm trong cõi người ta
Mấy ai trọn vẹn bóng tà tịch dương
Đoàn phù thể tang thương trần thế
Thuốc trường sinh lắm kẻ hão huyền
Lao tâm lao lực triền miên
Công hầu vương bá bạc tiền não thân
Thèm lạc thú nhân gian uể oải
Mộng giàu sang tê tái hồn mây
Túi thơ bầu rượu vui vầy
Xem hoa thưởng nguyệt tràn đầy ái ân
Lầu trăng sáng tinh thần sảng khoái
Say xưa nhiều quên cái phù du
Hàng phong réo rắt vi vu
Đồi thông giun dế hát ru giọng đàn
Cuộc dâu bể gian nan khổ hạnh
Bọt bèo trôi phiền trách chi ai
Nửa gìa thế kỷ u hoài
Ánh đèn vụt tắt giao đài gọi nhau… !
5.1.2017 Lu Hà
Từ buồn của Giang Hoa tới cảnh ngộ khác nhau của Lu Hà là
cả một qúa trình suy tư nghiền ngẫm về nhân tình thế thái. Sông có khúc long
người có lúc.
Kiếm củi ba năm thiêu cháy một ngày, khôn ba năm dại một
giờ. Nếu người ta sống mà cứ đặt trái tim trên lý trí sẽ dễ sinh ra mù quáng.
Nhưng chỉ để cao lý trí coi thường trái tim sẽ thành kẻ tàn bạo mất nhân tính
mà tự hủy diệt đời mình.
-Giang Hoa:
“Đêm buồn ta uống cạn vầng trăng
Mượn rượu Quỳnh tương ngắm chị Hằng“
Đêm buồn uống cạn cả vầng trăng, là lối nói hình tượng
bóng bẩy, có thể uống rượu thật có thề cử ngửa mặt trông trăng mà bâng khuâng
buồn bã từ lúc nguyệt bạch tới khi ánh trăng mờ ảo, mây đen che khuất nẻo non
đèo.
Quỳnh tương tôi hiểu nôm na là ruợu ngon rót vào chén ngọc.
Tương phùng, tương tư, sầu cảm. Quỳnh hương, quỳnh ngọc, quỳnh dao v.v… chỉ là
biểu tuợng của nỗi buồn khi nữ sĩ mê man ngắm cây đa cành quế.
-Lu Hà:
“Thi nhân tự cổ vốn say trăng
Dốc cả bầu tiên với ả Hằng“
Lu Hà tôi viết cho mình và cũng như an ủi động viên Giang
Hoa mau chóng khỏe mạnh sau khi ở bệnh viện về. Đã nói là thi nhân ai cũng say
trăng cả. Dốc cả bầu ruợu, dốc cả tấm lòng tâm hồn mình với bạn hồng nhan tri kỷ.
Nhưng trong các tiệc rượu không ai đau lòng bằng nàng Kiều vừa mới mất chồng lại
bị ép hầu rượu Hồ Tôn Hiến:
Bạc Mệnh Hồng Nhan
họa thơ Tản Đà: Thúy Kiều Hầu Rượu Hồ Tôn Hiến
Chiêng trống sông tiền chảo nóng ran
Họ Hồ tráo trở đóa xuân tàn
Nàng Kiều bạc mệnh tình buông thả
Tro cốt thương hồn chén rượu quan
Minh tướng xót chi đời thục nữ
Khốn thay vùi dập liễu đào nhan
Nấm mồ giun dế không nhang khói
Sóng vỗ nghìn thu nức nở đàn.
9.1.2017 Lu Hà
-Giang Hoa:
-Giang Hoa:
“Lỡ chén la đà say ngã đổ
Như hồn ngất ngưởng chạnh sầu giăng“
Tửu nhập thì ngôn xuất, mềm môi uống mãi say túy lúy, nhờ
vậy tâm hồn sẽ tới cảnh giới vô thức siêu thăng. Ý thơ như châu tuôn ngọc nhả
do nguyên thần chủ liên đới trong vũ trụ tới một hành tinh xa xôi hàng tỷ năm
ánh sáng có một người cũng giống như ta, điều khiển truyền dòng thơ trong bộ
não của ta? Có thể lắm chứ khoa học hiện đại đang chứng minh lực hấp dẫn của vũ
trụ, nguồn năng lượng bí hiểm của sóng từ trường. Và ngay trên trái đất này
chưa biết chừng thi sĩ Lu Hà và nữ sĩ Giang Hoa đang có sự giao thoa của thần
linh cách cảm, tâm hồn đồng điệu? Hồn say ngất ngưởng như Khuất Nguyên với bài
Ly Tao trên bờ sông Mịch La mà chạnh sầu cảm thán gió trăng.
-Lu Hà:
“Chú Cuội nằm co râu tóc bạc
Anh Hà gối hạc gió mây giăng“
Chú Cuội trong câu thơ là một anh chàng Cuội nhân từ có
thuốc cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử, rất chung tình chứ không phải dối
trá như Cuội dưới trần gian đâu. Chú rất yêu cô Hằng Nga nhưng cô Nga chê anh
ta củ mỉ cù mì không biết làm thơ, nên thương cho đời Cuội râu tóc bạc trắng
xóa nằm co một mình. Trái lại anh chàng Hà tức là tôi thì trai du gối hạc gió
mây trăng mà thỏ thẻ tâm tình với Hằng Nga bằng những vần thơ não nuột lòng ai.
Cả hai câu thơ Giang Hoa và Lu Hà mang tính siêu hình, siêu thực.
Tuy nói rằng bình thơ, nhưng thực chất tôi nặng về bình giảng
thơ, giảng giải, giải thích ý nghĩa từng câu chữ. Tôi không muốn tự mình bình
thơ mình, việc này ít ai làm. Nhưng bình giảng thì tôi lại thích giúp bạn đọc
nhất là các cháu học sinh, sinh viên hiểu ý nghĩa bài thơ và từ tâm trạng cảm
huống, cảm hứng nào mà tôi sáng tác.
Giang Hoa:
“Miệng cười cho thói đời đen bạc
Lòng hận để ly mộng tím vàng“
Thật là một tâm hồn chân nhân đạo cốt lánh xa thế tục trần
gian, nhân tình ấm lạnh, tranh giành đấu đá kèn cựa công danh phù phiếm. Uống
rượu thưởng trăng an nhàn tự tại mà cười cho thói đời ô trọc hơn thua đỏ đen.
Nhưng không tránh khỏi kiếp phận phong trần dâu bể, cam chịu nhiều oan trái tủi
hận như ly chén rượu mộng đã tím vàng hay úa vàng
-Lu Hà:
“Trần gian vui thú vườn thơ nhạc
Thượng giới buồn thiu gác tía vàng“
Còn Lu Hà tôi thì an phận thuận theo máy trời “Lục thập
nhi nhĩ-thuận" mà vui thú với vườn xuân thơ nhạc hoa lá xinh tươi, chim
chóc véo von bằng lòng với kiến văn kinh nghiệm từng trải của mình, tự cảm thấy
còn hơn cõi thượng giới nơi lầu hồng gác tía chư tiên cứ phải nghe đọc mãi thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch
Cư Dị nhàm chán cả lỗ tai, chả có gì mới mẻ cả mà sinh ra ngao ngán buồn thiu.
So với thi sĩ Tản
Đà thì hiện tại Lu Hà tôi ung dung thư thái tự tại hơn nhiều.
Tôi đã từng chia sẻ đồng cảm với Tản Đà về đời sống bấp bênh thiếu thốn nghèo khó của ông.
Mộng Tỉnh Say
họa thơ Tản Đà: Về Quê Cảm Tác
Thấp thỏm về quê cánh vạc bay
Thân cò rũ rượi ở nơi đây
Dòng sông cồn cát phù sa đổ
Rừng cọ vực sâu lá rụng đầy
Tài tử thanh tân buồn não nuột
Nghệ nhân tao nhã luống sầu cay
Bút hoa ân ái đành ly biệt
Hơn chục năm rồi mộng tỉnh say.
10.1.2018 Lu Hà
-Giang Hoa:
“Chẳng hiểu vì đâu mà thổn thức
Bao niềm buốt lạnh hóa hồn băng“
Chết tôi rồi, nữ sĩ đã thả hồn đi vào miền vô thức, trạng
thái hư vô của tâm linh, rồi đến mức không biết say rượu thật hay say trăng,
say tình . Từ buồn, uống, say, cười, hận là một chuỗi cảm xúc dồn dập có thứ tự
trước sau rồi té ra lại là: Chẳng hiểu vì đâu mà thổn thức, những kỷ niệm hỉ nộ
ố ái của linh hồn đã đóng băng. Thơ hay là thế đó làm cho người đọc phải bâng
khuâng tự tìm câu trả lời.
Lu Hà:
“Bốn bể quan hà ai chẳng muốn
Giang Hoa mơ mộng ngắm sao băng“
Lu Hà tôi có lẽ là người họa thơ, tôi không nói tôi uống
ruợu hay chán đời. Cả bài thơ tôi chỉ muốn an ủi động viên Giang Hoa. Chuyện uống
ruợu ngắm trăng, xem hoa quỳnh nở làm thơ bốn bể quan hà thi nhân ai cũng muốn
và tin rằng nữ sĩ Giang Hoa đang mơ mộng ngắm sao băng, tức sao sẹt, loại sao
chổi. Ai thấy sao băng có thể thầm ước nguyện điều mình mong muốn thành hiện thực.
Cụ thể như Giang Hoa vừa mới ra viện, thầm ước nguyện chóng hồi phục sức khoẻ.
20.1.2018 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét