Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 206

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 27

 

“Chiều xuân vương Di Hoa lẫn lộn

Thánh kinh càng bộn rộn trong ngoài

Thịnh suy dễ chẳng nguôi ngoai

Hết cơn bĩ cực thái lai lại về

 

Lúc thái bạch bốn bề sơn cước

Phải rạng danh đứng trước quan hà

Chớ nên tự mãn sa đà

Nuôi lòng tư dục xế tà tịch dương

 

Dẫn gặp bạn thi đường tao luận

Biết bao nhiêu phấn chấn cõi lòng

Biển sâu chưa hẳn đục trong

Hân hoan mở tiệc thong dong tửu đào

 

Thơ đường luật dồi dào năm vận

Bốn ngã Tiều Ngư Môn Dẫn cả cười

Đông tây nam bắc tới nơi

Chén anh chén chú cảnh đời nào đây

 

Đấng trượng phu chất đầy khí phách

Giang sơn còn hiển hách hay không?

Nam nhi hồ thỉ tang bồng

Gươm đàn đứt gánh non sông đắm chìm

 

Giọt lệ rơi cánh chim lẻ bạn

Đỗ Phủ buồn ngao ngán dặm đường

Sầu bi Lý Bạch tang thương

Ôm trăng tức tưởi bốn phương lạc loài“

 

Đỗ Phủ biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách, hay Đỗ Lăng bố y, là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học China (Tàu). Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

 

Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn. Năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Khi tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Sau được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Ông thường cùng Lý Bạch được gọi là Lý Đỗ . Về sau, có Lý Thương Ẩn cùng Đỗ Mục trứ danh thời Vãn Đường, được gọi là Tiểu Lý Đỗ để phân biệt, vì vậy cặp Lý Bạch-Đỗ Phủ được gọi là Đại Lý Đỗ . Từ thời nhà Thanh, Đỗ Phủ được gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Đỗ Mục.

 

Lý Bạch tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và China nói chung.

 

Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Tàu, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên hay Thi Hiệp. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân. Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên.

 

Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Hơn ngàn bài thơ của ông được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh tập, một tuyển tập thơ rất đồ sợ thời Vãn Đường do Ân Phan chủ biên và hơn 43 bài của ông được ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ được biên bởi Tôn Thù , một học giả thời nhà Thanh. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông.

 

Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng.

 

“Đoản trường thiên u hoài ẩn dật

Việc đời nay lực bất tòng tâm

Noi theo tiền bối âm thâm

Tháng ngày chờ đợi lâm dâm mưa phùn

 

Thơ xướng họa người vun kẻ đắp

Dẫn mở đề vần chắp cánh bay

Nhập Môn đâu phải kém tay

Ngư Tiều vấn đáp men say là ngà

 

Hoàng đế kia gật gà vương bá

Đế rồi vương vàng đá đồng thau

Đỉnh Chu người Sở tranh nhau

Minh lương tàn lụi bạc màu khói sương“

 

Đỉnh Chu hay Cửu Đỉnh tức chín cái đỉnh là bộ gồm chín cái đỉnh (vạc) tượng trưng cho quyền lực phong kiến tại các nước Á Đông. Theo sử Trung Quốc thì vua Hạ Vũ là người đúc đầu tiên. Chế độ phong kiến xem cửu đỉnh như là quốc bảo.

Theo truyền thuyết thì sau khi Hạ Vũ chia "thiên hạ" thành chín châu (cửu châu), lấy đồng của các châu đúc thành chín đỉnh (cửu đỉnh), khắc tinh hoa phong cảnh của chín châu vào Cửu Đỉnh, mỗi Cửu Đỉnh tượng trưng cho một châu, toàn bộ cất giữ tại kinh đô nhà Hạ. Vì thế, Cửu Đỉnh trở thành biểu trưng cho quyền uy của chính quyền phong kiến và sự thống nhất quốc gia. Từ đó có câu nói "Có được Cửu Đỉnh là có được thiên hạ".

 

Cửu đỉnh ban đầu được Hạ Vũ đặt ở kinh đô nhà Hạ. Khi Thành Thang diệt Hạ Kiệt, đưa cửu đỉnh về kinh đô nhà Thương, sau Chu Vũ vương diệt Đế Tân, đưa cửu đỉnh về kinh đô Chu là Cảo, sau Bình vương thiên đô thì chuyển về đô mới là Lạc. Sau đến đời Tần Chiêu Tương vương đánh diệt nhà Chu, chiếm lấy Lạc Dương, sai tướng Doanh Cù cho di dời cửu đỉnh về Hàm Dương. Khi đi đến sông Tứ thủy, một cái đỉnh châu Đại bị rơi xuống sông, quân Tần xuống tìm thì thấy hiện lên một con rồng xanh nhe răng giơ vuốt đe dọa nên không dám tìm nữa, tối hôm đó Doanh Cù nằm mộng thấy Vũ Vương nhà Chu hiển mộng, cầm roi đánh mình, mấy hôm sau nổi nhọt độc trên lưng mà chết. Vì vậy đến Hàm Dương chỉ còn 8 đỉnh.

 

 

Nọ thuở trước bốn phương tuấn kiệt

Mà ngày nay thảm thiết mùa thu

Lá vàng xào xạc vi vu

Tù và chểnh mang âm u tiếng kèn

 

Tà thuyết đua bon chen mọi nẻo

Dương Mặc kia lạnh lẽo Thân Hàn

Lão Trang giọt lệ chứa chan

Tiểu nhân tráo trở giang san lụi tàn“

 

Bách Gia Chư Tử là những triết lý và tư tưởng ở China cổ đại nở trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.

 

Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Tàu vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng "bách gia tranh minh". Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng China ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.

 

Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó như: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Mặc gia, Danh gia, Binh gia

 Khổng Tử, người sáng lập Khổng giáo, có ảnh hưởng rất lớn tới hệ tư tưởng của China và Đông Á.

Lão Tử, vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi nước Tàu được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Tàu vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.

 

Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu.

 

Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.

 

Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.

 

Không trường phái nào trong số trên vốn đều có mục tiêu thay đổi triều đình, gây ảnh hưởng lớn tới nhà Chu. Triều đình đầu tiên chấp nhận một trong những tư tưởng trên là triều đình nhà Tần. Họ chọn Pháp gia. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của trường phái Pháp gia nhà Tần đã trở thành cốt lõi của các triều sau đó.

 

Nho gia, Nho giáo (hay còn gọi là Khổng giáo) là hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống người Tàu.

 

Mạnh Tử là người kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, có những đóng góp quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa nhân đạo trong trường phái Nho gia. Ông tin rằng, theo lẽ tự nhiên, bản tính con người là thiện. Ông cho rằng một vị vua không thể cai trị nếu không có sự đồng ý của người dân, và rằng sự trừng phạt dành cho sự cai trị không được lòng dân và bạo ngược chính là để mất "thiên mệnh".

 

 Đối lập với Mạnh Tử là sự giải thích của Tuân Tử , một học giả Khổng giáo khác về sau này. Tuân Tử chủ trương rằng con người bẩm sinh là ích kỷ và xấu xa (tính ác); ông cho rằng tính thiện chỉ có được thông qua giáo dục và hành động phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Ông cũng cho rằng hình thức chính phủ tuyệt vời nhất là dựa trên sự kiểm soát độc đoán, và rằng đạo đức là không liên quan tới việc cai trị một cách hiệu quả.

Còn Pháp gia là những chủ trương cai trị không dựa trên tình cảm và theo cách độc đoán của Tuân Tử. Ông đã được phát triển thành một học thuyết là hiện thân của Trường phái pháp luật Pháp gia.

 

Học thuyết này được Thương Ưởng và Lý Tư thành lập, họ cho rằng bản tính con người là ích kỷ và không thể sửa đổi được; vì thế, cách duy nhất để giữ trật tự xã hội là áp đặt kỷ luật từ bên trên, và tăng cường pháp luật một cách chặt chẽ. Phái pháp gia đề cao nhà nước trên mọi thứ khác, coi sự thịnh vượng và quyền lực quân sự của nhà nước quan trọng hơn hạnh phúc của người dân.

 

Pháp gia đã có ảnh hưởng lớn tới những căn bản triết học cho các hình thức chính phủ đế quốc. Trong thời nhà Hán, những yếu tố thiết thực nhất của Khổng giáo và Pháp gia đã được sử dụng để tạo nên một hình thái tổng hợp, mang tới sự sáng tạo một hình thái mới của chính phủ tồn tại mãi tới cuối thế kỷ 19.

Đạo gia, thời nhà Chu là một giai đoạn chứng kiến sự phát triển của Đạo giáo luồng tư tưởng có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Trung Quốc. Những hệ thống của nó thường được cho là của Lão Tử, người được cho là ra đời trước Khổng Tử, và Trang Tử . Mục đích của Đạo giáo là cá nhân bên trong tự nhiên chứ không phải là cá nhân ở trong xã hội; theo Đạo giáo, mục đích cuộc sống đối với mỗi người là tìm cách điều chỉnh mình và hòa nhập với nhịp điệu của tự nhiên (và thế giới siêu nhiên), để theo đúng (Đạo) của vũ trụ, để sống hài hoà. Nó đối lập về nhiều mặt với chủ nghĩa đạo đức cứng nhắc của Khổng giáo. Đạo giáo đối với nhiều tín đồ là một cách bổ sung vào cuộc sống hàng ngày. Một học giả khi là một vị quan phải theo những lời răn dạy của Khổng giáo, nhưng những lúc thư nhàn hay khi đã về hưu thì có thể tìm kiếm sự hòa hợp với thiên nhiên như một người Đạo giáo ẩn dật.

 

 Âm Dương Gia là một khuynh hướng tư tưởng khác thời Chiến Quốc là Trường phái Âm - Dương và Ngũ hành. Là một nhánh được tách ra từ Đạo gia (khoảng 500 năm sau khi Đạo gia hình thành). Những học thuyết đó cố gắng giải thích vũ trụ theo những thuật ngữ của những lực lượng căn bản trong tự nhiên: những tác nhân của âm (tối, lạnh, phụ nữ, phủ định) và dương (ánh sáng, nóng, đàn ông, khẳng định) và Ngũ hành (nước, lửa, gỗ, kim loại, và đất). Khi mới xuất hiện, các học thuyết này được phát triển ở nước Yên và Tề. Về sau, những học thuyết nhận thức luận này chiếm một phần đáng kể trong cả triết học và đức tin của dân chúng.

 

Mặc gia được thành lập theo học thuyết của Mặc Tử . Mặc dù trường phái này chỉ tồn tại trước thời nhà Tần, Mặc học vẫn được coi là một phe đối lập chính với Khổng giáo trong giai đoạn Bách gia chư tử. Triết học của nó dựa trên ý tưởng kiêm ái: Mặc Tử tin rằng "tất cả mọi người đều bình đẳng trước thượng đế", và rằng con người phải học theo trời bằng cách thực hiện thuyết kiêm ái (yêu quý mọi người như nhau). Nhận thức luận của ông có thể được coi là những căn bản đầu tiên của chủ nghĩa kinh nghiệm; ông tin rằng nhận thức của chúng ta phải dựa trên năng lực tri giác – những kinh nghiệm giác quan của chúng ta, như nhìn và nghe – chứ không phải tưởng tượng và lô rích nội tại, là những yếu tố tạo nên khả năng trừu tượng của chúng ta.

 

Mặc Tử biện hộ cho tính thanh đạm, lên án sự nhấn mạnh của Khổng giáo đối với đạo đức và nhạc, mà ông coi là phung phí. Ông coi chiến tranh là vô ích và ủng hộ hòa bình. Việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, theo Mặc tử, là cần phải thống nhất tư tưởng và hành động. Triết lý chính trị của ông ủng hộ một chính thể quân chủ giống với sự cai trị của thần thánh: dân chúng phải luôn luôn vâng lời những người lãnh đạo, và những người lãnh đạo phải luôn theo ý nguyện của trời. Mặc học có thể có những yếu tố của chế độ nhân tài: Mặc Tử cho rằng những nhà cai trị phải chỉ định ra những quan chức theo phẩm hạnh và khả năng chứ không phải vì những mối quan hệ gia đình của họ. Mặc dù lòng tin của dân chúng vào Mặc gia đã giảm sút từ cuối thời Tần, những quan điểm của nó vẫn còn để lại dấu ấn trong tư tưởng Pháp gia.

 

Danh gia là một trường phái phát sinh từ Mặc Gia, với một triết lý được cho rằng tương tự với triết lý của người Hy lạp cổ đại là những nhà ngụy biện hay biện chứng. Nổi tiếng nhất trong Danh Gia là Công Tôn Long.

 

Binh gia là trường phái của các nhà quân sự: tướng lĩnh và nhà tư tưởng quân sự. Binh gia có các đại diện: Tôn Vũ, người nước Ngô (còn gọi là Tôn Tử) với tác phẩm Tôn Tử binh pháp; Điền Nhương Thư, người nước Tề (còn gọi là Tư Mã Điền Nhương Thư), tác phẩm: Tư Mã pháp; Ngô Khởi, người nước Lỗ, với cuốn Ngô Tử binh pháp, người đời sau so sánh ông với Tôn Tử, trở thành đại diện cho Binh gia, cho nên có câu "Binh pháp Tôn Ngô"... Những tác phẩm của họ đã gây ảnh hưởng lớn tới các Binh gia đời sau như: Tôn Tẫn (nước Tề), Bàng Quyên (nước Ngụy), Uý Liêu (nước Tần),...

 

Trong thời loạn lạc, Pháp gia và Tung Hoành gia có giá trị thực dụng. Nho gia nói "nhân nghĩa", Mặc gia bảo "kiêm ái" thì chưa được công nhận rộng rãi. Còn Đạo gia nói "vô vi" rất siêu thường là một cảnh giới rất cao dùng để tu luyện giống như Phật giáo chỉ là hai môn phái Phật Đạo khác nhau mà thôi.

 

Như vậy, các tư tưởng trên nói chung đều có mục đích khiến xã tắc yên ổn, thiên hạ thái bình để quốc gia phát triển phồn vinh. Nhưng cách thức thì khác nhau: Nho gia lấy nhân nghĩa làm gốc giúp con người hướng thiện, Pháp gia dùng hình phạt để răn đe làm người ta sợ hãi mà không dám làm loạn.

 

“Tiều thổn thức khóc than Khổng Mạnh

Ngư buồn rầu đàn hạch Tàng Thương

Nhập Môn nệm gối tông Đường

Vợ chồng hai chữ cương thường phụng lân

 

Ngư cho rằng bạo Tần dọn chỗ

Để họ Lưu kiếm cớ đuổi hươu

A Phòng lửa cháy bầy tườu

Hầm nho ngắc ngoải ốc bươu đầy đồng“

 

Bạo Tần ám chỉ Tần Thủy Hoàng, họ Lưu tức Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Đuổi hươu có ý nghĩa đuổi tên thái giám Triệu Cao theo giai thoại sau:

Triệu Cao là một nhân vật chính trị của triều đại nhà Tần, người có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong giai đoạn cuối nhà Tần. Ông đã trải qua cả ba đời quân chủ nước Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, nắm quyền hành rất lớn.

 

Triệu Cao nổi tiếng trong lịch sử bởi là một quyền thần có ảnh hưởng rất lớn cục diện chính trị, cũng như qua 2 cuộc chính biến rất lớn là Chính biến Sa Khâu và Chính biến cung Vọng Ly. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với điển tích "Chỉ hươu thành ngựa". Hình tượng Triệu Cao trong lịch sử thường được cho là một hoạn quan, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra điều này là không có căn cứ.

Khi Tần Thủy Hoàng đi tuần du ở Kê Sơn, dẫn theo Hồ Hợi, Triệu Cao cùng với thừa tướng Lý Tư và tướng Mông Nghị. Đến tháng 8 năm đó, xa giá của ông ta đến Bình Nguyên thì Thủy Hoàng bệnh nặng, đến cung Sa Khâu thì bệnh tình đã nguy cấp, bèn viết chiếu triệu công tử cả là Phù Tô về kinh đô Hàm Dương để lo tang lễ và nối ngôi rồi cho Triệu Cao chuyển thư đi giao cho Mông Điềm (anh Mông Nghị, đang ở cùng Phù Tô), nhưng đột nhiên Thủy Hoàng lại qua đời, nên bức thư ấy lại được giữ ở trong chỗ của Triệu Cao.

 

Cái chết của Tần Thủy Hoàng chỉ có Triệu Cao, Lý Tư, Hồ Hợi và vài hoạn quan biết. Lý Tư thấy vua mất ở ngoài, không có thái tử chân chính, nên giấu kín việc ấy và đặt Thủy Hoàng trong cái xe mát, sinh hoạt như thường. Khi có ai tấu điều gì thì một viên hoạn quan ngồi trong xe chuẩn y lời tâu.

 

Triệu Cao thấy rằng công tử Phù Tô tin tưởng Mông Điềm, bèn tìm cách đổi di chiếu để Hồ Hợi lên ngôi. Ông nói với Hồ Hợi:

 

-"Hoàng đế mất, không có chiếu phong các con làm vương mà chỉ gửi thư cho con cả là Phù Tô, nếu Phù Tô đến Hàm Dương thì lập tức được lập làm hoàng đế. Còn ông không có một tấc đất, bây giờ làm thế nào?"

 

Sau đó ông bày mưu với Hồ Hợi sửa di chiếu, Hợi ban đầu không đồng ý, nhưng sau đó được ông thuyết phục nên đành nhận. Cao lại bàn với Lý Tư. Tư sợ khi Phù Tô lên ngôi sẽ dùng Mông Điềm mà bỏ mình, nên rốt cuộc nhận lời. Triệu Cao bèn giả di chiếu lập Hồ Hợi làm thái tử và giam Mông Nghị ở Đại Quận.

Hại Phù Tô và anh em Mông Điềm

 

Sau khi làm giả di chiếu, Triệu Cao và Lý Tư làm thêm một tờ chiếu kể tội Mông Điềm và Phù Tô, ép hai người phải chết, và đem hết binh quyền của Mông Điềm giao cho Vương Ly . Công tử Phù Tô không biết chuyện bèn tự sát, còn Mông Điềm không chịu, liền bị giam lỏng ở Dương Châu.

 

Triệu Cao, Lý Tư và Hồ Hợi biết tin, bèn trở về Hàm Dương, phát tang Tần Thủy Hoàng, sau đó Hồ Hợi lên nối ngôi, tức Tần Nhị Thế. Triệu Cao được thăng lên chức Lang Trung lệnh, phụ tá hoàng đế ở cung trung. Triệu Cao lại muốn giết anh em Mông Điềm để trả thù, bèn tâu với Tần Nhị Thế rằng Mông Nghị khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh có tế cáo thần linh, sau đó thì Thủy Hoàng chết, và xin giết Mông Nghị. Tần Nhị Thế nghe theo, sai sứ đến Đại quận ép Mông Nghị tự sát, sau đó Nhị Thế lại sai sứ đến Dương Châu giết Mông Điềm.

 

Triệu Cao sau đó lại gièm pha với Tần Nhị Thế rằng các người con khác của Tần Thủy Hoàng và một số vị trọng thần rất đáng nghi, có thể làm loạn. Nhị Thế nghe lời Triệu Cao, xử tử mười hai vị công tử giữa chợ Hàm Dương, và xé thây mười người công chúa ở Đỗ Huyền. Riêng công tử Cao không bị giết, cũng dâng thư xin Nhị Thế cho tuẫn táng chung với Thủy Hoàng và xin tha cho con cháu. Triệu Cao khuyên Nhị thế chấp nhận.

 

Triệu Cao mượn tay Tần Nhị Thế giết hại rất nhiều người không hợp với mình, nên bị nhiều người oán hận. Triệu Cao biết vậy, bèn dâng thư lên Nhị Thế, bảo:

 

-"Người ta quý thiên tử vì chỉ được nghe tiếng thôi, chứ bầy tôi không ai được thấy mặt. Cho nên nhà vua mới gọi là trẫm. Vả lại, bệ hạ tuổi còn trẻ, chưa chắc đã thông thạo các việc Nay nếu bệ hạ ngồi ở triều đình, thưởng phạt có điều gì không đúng thì sẽ bị cáo quan đại thần coi thường. Đó không phải là cách biểu thị sự thần minh với thiên hạ. Nếu bệ hạ chắp tay ngồi trong cung cấm, cùng thần và những người chầu chực thạo pháp lệnh, chờ có việc gì đưa đến sẽ cân nhắc xét đi xét lại, như vậy thì các quan đại thần không dám tâu việc nghi ngờ, thiên hạ sẽ ca ngợi là vị vua thánh."

 

Nhị Thế nghe theo lời Cao, không ngồi ở triều đình tiếp kiến đại thần mà ở trong cung cấm. Triệu Cao chầu chực cạnh Nhị Thế, nhân đó chiếm được hết quyền hành trong triều.

 

Lý Tư thấy vậy, muốn can ngăn, Triệu Cao bèn bảo Lý Tư hãy đợi lúc vua rảnh hãy tâu. Đến một hôm thấy Nhị Thế đang vui chơi với con gái, Cao bèn khuyên Tư tâu. Tư vào xin yết kiến ba lần làm Nhị Thế nổi giận. Nhân đó Triệu Cao gièm pha Lý Tư muốn tự lập làm vương, con ông ta là Thái thú Tam Xuyên Lý Do có tư thông với tướng khởi nghĩa Trần Thắng. Nhị Thế sợ không có chứng cứ, bèn sai người xét tình hình thái thú Tam Xuyên tư thông với bọn trộm cướp, từ đó không cho Lý Tư vào yết kiến nữa, Lý Tư bèn dâng thư hạch tội Triệu Cao với Nhị Thế. Nhị Thế vốn tin Triệu Cao, đem việc này nói lại với ông. Triệu Cao bảo:

 

-"Thừa tướng chỉ lo ngại một mình Cao mà thôi. Sau khi Cao đã chết, thừa tướng sẽ làm ngay việc Điền Hằng đã làm đấy."

 

Nhị Thế bèn giao Lý Tư cho Triệu Cao xét xử[. Triệu Cao cho đánh Lý Tư hơn 100 trượng. Lý Tư uất ức, dâng thư bày tỏ với Nhị Thế, nhưng thư bị Triệu Cao vứt đi, sau đó bức ép Lý Tư nhận tội làm phản, rồi lấy cớ đó giết chết ông ta.

Chỉ hươu làm ngựa

Sau khi Lý Tư bị giết, Tần Nhị Thế phong Triệu Cao làm Trung thừa tướng, tước An Vũ hầu, nắm hết quốc chính. Từ đó ông có mưu đồ làm loạn xưng vương, nhưng sợ lòng người không phục, bèn nghĩ cách thử lòng. Cao cho người dắt con hươu đi qua dâng lên Nhị Thế và bảo đó là con ngựa. Nhị Thế cho rằng nó là con hươu nhưng nhiều đại thần đều hùa theo nói là ngựa, chỉ có một số ít không chịu, khẳng định là hươu nhưng không đáng kể. Nhị Thế tưởng là ngựa thật, nghĩ mình loạn óc, bèn vào Vọng Di cung trai giới. Còn những người nói thật đều bị Triệu Cao để bụng trả thù.

 

Cung A Phòng và hơn 1 vạn mỹ nữ là một công trình kiến trúc xa hoa bậc nhất do Tần Thủy Hoàng xây dựng. Nhưng đằng sau đó là một nỗi hận của vị bạo chúa này.

Một trong những tội ác mà hàng ngàn đời nay, người Tàu vẫn lên án - vị Hoàng đế đầu tiên của xứ sở này - chính là việc xây dựng những công trình hao tiền, tốn của và làm kiệt quệ sức dân, dẫu rằng họ vẫn phong tặng cho những công trình này đủ thứ danh hiệu, từ kỳ quan tới thắng cảnh.

 

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế Hồ Hợi tiếp tục ra lệnh xây dựng cung A Phòng. Một nhà thơ có tiếng thời Đường là Đỗ Mục đã viết bài “A Phòng cung phú”, trong đó miêu tả về cung A Phòng như một cung điện nguy nga tráng lệ, phòng lâu san sát, tất cả đều được chạm trổ những nét điêu khắc và hoa văn rất độc đáo với diện tích hơn ba trăm dặm.

 

Nỗi hận của Tần Vương: Sự thật thì Tần Thủy Hoàng có người yêu không? Và tại sao tên cung lại đặt là A Phòng? Chuyện dã sử Trung quốc đã xây dựng một giai thoại về điều này. Đó là câu chuyên tình trắc trở, đầy sóng gió của Tần Thủy Hoàng Đại Vương của nước Tần và A Phòng - cô gái con một thầy thuốc nước Triệu.

 

Chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương - kinh đô nước Tần - thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh và hai người gặp lại nhau tại đây. Tần Doanh Chính dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.

 

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác với mục tiêu tạo thành một liên minh chính trị. Bởi vậy, Triệu Cơ và Lã Bất Vi đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.

 

Trong khi đó, các nước khác như Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… thì tìm mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính. Lợi dụng việc Trường Lạc - công chúa nước Triệu - có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng, hòng ám sát Tần Doanh Chính. Nhưng không may, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.

 

Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông ta tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu khống chế và lợi dụng A Phòng, tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô để ám sát Tần Doanh Chính. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương Thái hậu là bà của Tần Doanh Chính - hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, hai người nhận ra nhau.

 

Tình yêu tưởng như đã đến với họ, song, đúng lúc đó, khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất , A Phòng vì khuyên ngăn không được nên quyết định tự vẫn.

 

25.4.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét