Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 14
*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
“Nhân thuốc ấy bấy chầy một bộ
Có hai mươi vị đủ chi dùng
Ở trong thú vật bổ sung
Chín mươi mốt giống mật cùng da xương
Phải kể đến gan lòng tim phổi
Nào ba mươi bốn cội cánh lông
Bộ trùng ngư thuốc bềnh bồng
Chín mươi chín loại non sông tuyệt vời
Thuốc thường kiếm là nơi cầm điểu
Mễ cốc kia công hiệu cứu đời
Ba mươi tám giống là nơi
Gieo trồng quả phẩm muôn người trọng coi
Bốn mươi giống thảnh thơi bách thảo
Sáu mươi hai hương hảo khỏi lo
Cộng mười hai bộ trời cho
Một ngàn bốn vị trong lò hóa công
Xưa có họ Thần Nông cao nhất
Đã thay trời trị vật yêu dân
Trải qua độc vị thế gian
Một ngày hơn bảy mươi lần trúng thương
Biết bao vật âm dương nếm thử
Chẳng đắn đo do dự cứu người
Dò tìm cây cỏ khắp nơi
Soạn ra sáu tính khác hơi năm mùi
Đã thành hình nằm vùi dưới đất
Đủ đắng cay ngọt lạt mặn chua
Sát sao cách thức theo mùa
Xăm soi ngũ vị kết tua luận bàn
Nhóm vị cay dễ tan trong nước
Chua hay thâu mặn được nhuễn liền
Đắng thường vội vã nóng lên
Ngọt càng chậm lại nhạt nên tận tường
Cay ngọt lạt thuộc dương phải biết
Mặn đắng chua nhất thiết là âm
Có khi dương ở trong âm
Âm trong dương đó dễ nhầm lắm thay
Máy mầu nhiệm cầm tay dày mỏng
Hơi đục trong thất vọng chẳng đồng
Giữ cho sáu tính tương thông
Gọi là thăng giáng ôn lương đến cùng
Đừng lạc lối mê cung tả thực
Bổ hay hư tỉnh thức trên giường
Cho hay tính thuốc nhiều đường
Xưa nay năm vị vẫn thường chia ra
Ngăn tà dâm xâu xa sáu cửa
Sáu đạo binh ngang ngửa ầm ầm
Có mùi cay mát giữ cầm
Mỏi mòn hơi gió âm thầm nửa phong
Mùi mặn lạnh đề phòng cửa nhiệt
Lửa hừng lên phải biết hậu môn
Đất nơi cửa thấp ướt dồn
Ngửi mùi cay nóng bồn chồn giác quan.“
Thần Nông còn được gọi là Thần Nông thị, Liên Sơn thị, Tắc thần, thường được biết với tên gọi Viêm Đế, là một trong Tam Hoàng. Khác với Phục Hy và Nữ Oa, ông là vị Tam Hoàng duy nhất có hình thù là con người toàn vẹn, không nửa người nửa thú như 2 vị kia. Thần Nông cũng là người có đầu giống đầu bò, sừng nhọn, trán đồng, đầu sắt, đuôi bọ cạp, chân rết . Theo Tư Mã Trinh thì Thần Nông làm vua 140 năm, khi mất táng tại Trường Sa (nay thuộc tỉnh Hồ Nam). Kinh đô ban đầu đặt tại đất Trần, sau dời tới Khúc Phụ. Hậu duệ của ông truyền được 8 đời kéo dài 520 năm cho đến khi Hiên Viên Hoàng Đế nổi lên . Thần Nông có 1 người con gái tên là Tinh Vệ.
Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như phát triển nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông thường bách thảo, giáo nhân y liệu dữ nông canh. Thần Nông nếm trăm cây thuốc, dạy dân trồng ngũ cốc). Vì thế, ông còn được xưng là Dược vương, Ngũ Cốc vương, Ngũ Cốc Tiên Đế hay Thần Nông đại đế.
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 15
“Nếu cảm thấy khô khan cửa táo
Đường hàn môn lạo xạo băng sương
Ưá trào vị đắng táo hương
Thoảng bay độc khí thất thường ngoại khoa
Mùi thuốc ghẻ mấy toa chăng chớ
Năm vị này úy ố trái nhau
Có mười tám vị trước sau
Còn mười chín vị sắc màu nhuộm pha
Sách sử ghi lời ca ố úy
Mười tám bài hệ lụy phản nhau
Nào là bán hạ qua lâu
Ai hay bối mẫu chân cầu tử sinh
Này bạch cập rập rình bạch liễm
Cả hai đều xâm chiếm ô đầu
Nguyên hoa hải tảo từ đâu
Ngán sao đại kích từng xâu đọa đày
Vị cam thảo càng day dứt thuốc
Các lọai sâm bạch thược trái ngang
Lê lô quả thật phũ phàng
Lương tâm thày thuốc bẽ bàng ngàn thu
Hồn ma khóc âm u gió thổi
Lư hoàng kia nóng hổi lửa phun
Phác tiêu cửa ải mây đùn
Thủy ngân chớ để hạp hùn tỳ sương
Mật đà tăng bất lương lang độc
Ba đậu kia thảm khốc xiết bao
Khiên ngưu chăng hợp kết giao
Đinh hương chớ để lẫn vào uất kim
Kinh tam lang nổi chìm khó hợp
Với nha tiêu từng hớp thuốc thang
Nực cười tê giác lăng xăng
Xuyên ô trộn lẫn nhì nhằng thảo ô
Ngũ linh chi từng tô đáng sợ
Với nhân sâm họa đó ích gì
Điều hòa quan quế nhâm nhi
Rất hay khí lạnh thầm thì yến anh
Gặp thạch chi hóa thành công cốc
Phải dày công bốc thuốc chuyên tay
Học hành chăm chỉ tháng ngày
Tinh thông thuận nghịch càng hay mọi đàng
Ngư cho rằng từng thang thuốc quý
Phải đúng liều chẳng lụy đến thày
Vài toa bệnh đã dừng ngay
Dẫn cười đạo hạnh xưa nay tỏ tường
Câu đối chứng lập phương cần nhớ
Quân thần kia tá sứ đo lường
Vua tôi hòa hợp một đường
Đừng gây tạo phản bất lương hại người
Nay ta mở các ngươi mấy cửa
Sẵn bảy phương đại tiểu ngẫu cơ
Phức cùng hoãn cấp sờ sờ
Khá trông mười tễ càng dư tuần hoàn
Tễ là bổ chu toàn thành thạo
Hoạt trọng khinh sáp táo thấp thôi
Bảy phương mười tễ biết rồi
Tán thang minh bạch trau dồi kỷ cương.
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 16
“Phải thấu hiểu tận tường gốc rễ
Các mẫu hình vị tễ từ đâu
Cân đo bào chế sắc mầu
Chớ nên nhầm lẫn dao cầu khéo tay
Dùng muối mặn gừng cay mật ngọt
Đủ dấm chua rượu rót chế liền
Nấu hầm than nướng lửa chiên
Ngấm vào kinh lạc đáng tiền chi ra
Mật ong thấm ruột rà phế vị
Muối thì vào thận trị dấm can
Nước gừng ngấm tới tỳ quan
Rượu hoà nước tiểu ngập tràn tâm kinh
Muốn công hiệu phân minh ngũ vị
Thuốc đã dùng thần trí phải tinh
Đun sôi nấu chín do mình
Giữ gìn thể trạng bệnh tình chóng quên
Ăn uống sạch cũng nên nhất thiết
Chất mặn nhiều khí huyết sẽ tăng
Cay thì hơi xịt lăng xăng
Hại xương chát đắng mọi đằng kiêng khem
Kìa dưa chua thòm thèm lưỡi miệng
Ngọt coi chừng từng miếng thịt thăn
Mọi điều cặn kẽ khuyên răn
Cổ kim rành rẽ can ngăn đã nhiều
Lắm của ngọt bấy nhiêu bệnh tật
Thuốc uống vào thành thật ăn dè
Kiểm tra nhiều món khắt khe
Tham ăn tục uống chỉ e hại mình
Nếu trong thuốc truật linh giả dụ
Tỏi dấm mùi dễ sợ không ưa
Uống trà phải tránh quả dưa
Hoàng liên phảng phất quyết chừa bò heo
Cát cánh ấy chẳng theo hành sống
Địa hoàng xa mấy vống cải kia
Thịt trâu, Ngưu tất chia lìa
Xương hầm măng củ bên rìa chó dê
Thói quen hay bộn bề khắc thuốc
thịt cá dầu mỡ buộc bỏ ngay
Trái cây rau sống ai hay
Kiêng khem thì khá tháng ngày bền lâu
Ta xin nói một câu huân tập
Bệnh tất tòng khẩu nhập giữ mình
Bốc từng thang thuốc cho tinh
Thuận theo thủy hỏa sinh linh tận tường
Đẩy dương số tiên phương mới thật
Tâm pháp thành thực chất xưa nay
Cao minh y thuật chuyên tay
Tiện bề vấn đáp sách hay để đời
Thày đã dạy bao lời ưu ái
Bậc cao nhân chẳng trái lương tâm
Mong trò y thuật tới tầm
Cứu nhân độ thế tình thâm giống nòi.“
Vì hoàn cảnh vùng đất mênh mông U, Yên bị chia cắt và đặt dưới sự đô hộ của Triều Liêu nên Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược đi làm nghề đốn củi, đánh cá để mưu sinh nuôi gia đình. Chẳng may cả hai người vợ con bị ốm đau nhiều và chết chóc, nên cả hai người đều muốn đi tìm học nghề thuốc. Họ đều có ý định đi tìm Kỳ Nhân Sư là một thầy thuốc rất giỏi và cũng là người đất U, Yên đi ẩn cư. Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược là hai người bạn cũ, bị hoàn cảnh loạn ly mà xa cách nhau từ lâu, gặp lại nhau trên đường đi tìm Nhân Sư. Dọc đường họ gặp thêm hai bạn cũ có cùng mục đích là Châu Đạo Dẫn và Đường Nhập Môn. Cả mấy người cùng dắt nhau đi tìm Nhân Sư. Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết chỗ ở của Nhân Sư. Vì họ đã đều biết thuốc, nên trên đường đi Ngư, Tiều hỏi chuyện về y học rất nhiều. Đạo Dẫn và Nhập Môn lần lượt trả lời những câu hỏi của Ngư, Tiều và giải thích một cách rõ ràng nhiều điểm về lý luận y học cơ bản, kèm theo ca, phú mà phần chính lấy ở y học nhập môn ra.
Giữa đường, Đạo Dẫn tìm đường đi luyện linh đan học phép tu tiên, còn Ngư, Tiều thì theo Đường Nhập Môn tiếp tục đi đến Đan Kỳ để tìm Kỳ Nhân Sư, Nhưng khi đến nơi thì Nhân Sư đang bị bệnh và lánh ở Thiên Thai, song họ được gặp lại Đạo Dẫn ở đây. Hỏi ra mới biết là Nhân Sư không phải là bị bệnh thật mà là vì vua Liêu nghe tiếng cho sứ đến mời Nhân Sư vào làm Ngự Y, nhưng Nhân Sư không muốn làm tôi kẻ thù nên đã xông hai mắt cho mù, rồi lánh về ở Thiên Thai và lưu học trò là Đạo Dẫn ở lại Đạo Kỳ để từ chối với sứ Tây Liêu.
Tập thơ truyện của tôi lấy tên là “Y Đức Hai Họ Mộng Bào“ cảm xúc theo tập truyện thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu có tên l à “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp“. Cụ Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng giữa lúc thực dân Pháp đang xâm lược Việt Nam. Chúng đánh hải cảng Đà Nẵng, Gia Định. Hồi ấy ông đang dạy học ở Gia Định, phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc (gần Chợ Lớn) lánh nạn và tiếp tục dạy học ở đó. Những năm đó Cần Giuộc cũng bị quân Pháp chiếm, ông lại phải chạy về Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Vua Tự Đức cắt ba tỉnh miền Đông nhượng cho Pháp. Tuy vậy Pháp vẫn tiếp tục mưu đồ xâm lược. Sau đó chúng chiếm luôn cả ba tỉnh còn lại của Lục Tỉnh thuộc Nam Kỳ. Vậy là cả Lục Tỉnh Nam Kỳ bị Pháp đô hộ.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng như hầu hết đồng bào miền Nam lúc bấy giờ vô cùng căm phẫn. Ông rất đau xót về tình cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực tang thương. Bị giặc tàn sát, đàn áp, bức hiếp, phần bị đói rét, bệnh tật, chết chóc… Ông lại bị mù, không thể cầm vũ khí giết giặc, nên dùng bút thay gươm, viết văn làm thơ để nói lên lòng yêu nước thương dân và nỗi oán hận của mình đối với quân cướp nước và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược.
“Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật” ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn bối cảnh của đất nước U, Yên ở bên Tàu đời nhà Tấn bị ngoại bang xâm chiếm, dựng lên câu chuyện mấy người dân xứ này đi lánh nạn và cũng tìm thầy học thuốc, để dưới hình thức nói chuyện về y học, thổ lộ lòng căm phẫn của mình đối với thời cuộc, nhằm cổ súy tinh thần đấu tranh chống xâm lăng của đồng bào, đồng thời cũng để nói lên sự lưu tâm của mình đối với tính mạng của người bệnh trước tình cảnh các băng nhóm lang băm vụ lợi, nhằm vực đỡ tình trạng y học thời gian đó.
Phần thơ này tôi thấy không cần thiết bình giảng nhiều về các loại dược thảo đơn thuốc v.v… Khán giả phải tự tra từ điển Hán Việt để hiểu các câu chữ trong thơ. Thời gian của tôi là để tiếp tục sáng tác tiếp cho xong bộ truyện thơ dài này.
9.4.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét