Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 124


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 85“

Kiều sau khi bị tên gian thần lưu manh cặn bã của triều đình nhà Minh đày đoạ dày vò cả thể xác lẫn tinh thần chán chê. Kiều bị quân lính áp giải tống vào khoang thuyền của một tù trưởng bộ lạc người thiểu số. Kiều uất ức nghẹn cổ hai dòng lệ chảy đầm đìa. Kiều tự trách mình đã khuyên dại Từ Hải quy thuận triều đình, nàng cứ đinh ninh Từ Hải chết oan là do tại mình. Nhưng theo tôi đó chỉ là yếu tố phụ. Còn nguyên nhân xâu xa là do chính tại Từ Hải quá tin vào tên đồng hương người cùng làng với mình tên là La Long Vân. Từ không biết hắn là gián điệp tay sai đắc lực của Hồ tôn Hiến cài vào quân doanh của mình. La Long Vân thực hiện âm mưu khai thác mâu thuẫn phân hoá nội bộ, tạo nên sự hiểu lầm giữa Từ Hải và Trần Đông. Thực lực bên phía Từ Hải rất mạnh có 10 vạn tinh binh, nhưng Trần Đông nghe lời xúi bẩy của La Long Vân đánh úp Từ Hải nên làm cho quân đội của Từ tiêu hao nặng. Từ Hải từng được gia tộc Satsuma Han của Nhật làm hậu thuẫn. Người này đã có công lớn giúp Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước học tập kỹ thuật phương Tây làm cho nước Nhật Bản trở thành phú cường. Nhà Minh khi đó luôn bị các bộ lạc du mục Altan Khan phía bắc quấy nhiễu. Hồ tôn Hiến chỉ là một tên gian thần cắc ké lừa Từ đầu hàng và giết đi và chính y sau này cũng chết thảm ở trong ngục. Sở dĩ quân Từ Hải mạnh vì có vũ khí của người Bồ Đào Nha, một loại súng cò giật đạn đồng rất lợi hại thời đó. Có thể thời đó nàng Kiều chưa từng theo chồng đến Việt Nam nhưng chắc chắn đã từng ở Nhật Bản. Khi ở trên khoang thuyền của một thổ quan Kiều đã quyết định viết một  phong thư tuyệt mệnh.


“Kiều buồn bã trở trăn hối hận
Liễu phai dần hoài giận cái thân
Long đong nếm trải phong trần
Mà còn dại dột ngu đần thế sao?

Dưới ngọn đèn ứa trào giọt lệ
Công mẹ cha biết kể cùng ai
Thông minh sắc nước thiên tài
Cầm kỳ thi họa trang đài đào tơ

Nắm xương tàn bơ vơ chẳng biết
Gửi chốn nào thảm thiết non sông
Tình không ý nghĩa mặn nồng
Giết chồng mà lại lấy chồng nhục thay

Càng trằn trọc đắng cay thểu não
Một giấc mơ hư ảo vàng son
Mảnh trăng rầu rĩ héo hon
Đá tan ngọc nát ta còn tiếc chi?

Nghe gió thổi ầm ỳ sóng dữ
Ngọn thủy triều gầm rú điên cuồng
Lênh đênh một giải mênh mông
Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường

Lời thần mộng đoạn trường xóa kiếp
Nàng Đạm Tiên đón tiếp ta ngay
Hẹn thì đợi ở dưới này
Chị em hội ngộ vui vày bên nhau

Thư tuyệt mệnh về sau sẽ biết
Kéo rèm châu thảm thiết bao la
Từ công luôn hậu đãi ta
Tham lam phú quý mà ra phụ chàng

Mặt nào nữa bẽ bàng son phấn
Trong cõi đời oán hận ngàn thu
Trăng sao mây gió vi vu
Thôi thì một thác ngao du với chàng

Đôi hạc trắng thênh thang trời đất
Dây tơ hồng thắt chặt thêm đây
Thủy cung ân ái tràn đầy
Loan bồng phượng bế canh chầy nỉ non“




Tài Mệnh Tương Đố
“Video 86“

Sau khi viết lá thư để lại cho hậu thế, chủ yếu là để lại cho cha mẹ và hai em lý do vì sao nàng phải vĩnh biệt thế giới này? Kiều đã lao mình xuống sông Tiền Đường hay gọi là sông Trường Giang là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Đây là vùng đất phát nguyên của văn hóa Việt Tàu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam và đông bắc.

“Vui chi nữa mà còn dai dẳng
Kết thúc nhanh cay đắng khổ đau
Kiều lao đầu xuống dòng sâu
Trường giang chảy xiết nhuốm màu trần gian

Sợ tái mặt thổ quan vội vã
Chẳng kịp rồi vàng đá mất tiêu
Thương thay cái xác mĩ miều
Hồng nhan bạc mệnh phiêu diêu nửa hồn

Mười lăm năm thân chuồn cánh bướm
Cánh hoa tàn thấm đượm hơi sương
Hồng quần lấy đó làm gương
Cơ âm tăm tối cực dương luân hồi“

 Tôi có bài thơ vịnh nàng Kiều:
Bạc Mệnh Hồng Nhan
họa thơ Tản Đà: Thúy Kiều Hầu Rượu Hồ Tôn Hiến

“Chiêng trống sông tiền chảo nóng ran
Họ Hồ tráo trở đóa xuân tàn
Nàng Kiều bạc mệnh tình buông thả
Tro cốt thương hồn chén rượu quan
Minh tướng xót chi đời thục nữ
Khốn thay vùi dập liễu đào nhan
Nấm mồ giun dế không nhang khói
Sóng vỗ nghìn thu nức nở đàn.

9.1.2017 Lu Hà

“Bầy tiên nữ xa xôi thế kỷ
Bỗng gặp nhau muội tỷ tri âm
Bạch Nương, Bảo Xuyến mừng thầm
Ngu Cơ diễm lệ đá ngầm đứng bên“

Bạch Nương trong Bạch Xà truyệncòn có tên là Hứa Tiên và Bạch Nương Tử là một trong bốn truyền thuyết dân gian lớn ở bên Tàu. Bạch Xà truyện miêu tả câu chuyện tình yêu giữa một Bạch xà tinh tu luyện thành người Bạch Nương Tử và một chàng trai ở trần gian Hứa Tiên.

Lã Động Tân, một trong những bát tiên trong truyền thuyết, bán thuốc ở cầu Đoạn Kiều bên Tây Hồ. Khi Hứa Tiên còn nhỏ mua một viên thuốc tiên về uống, kết quả ba ngày ba đêm không muốn ăn gì cả, vội vã đi tìm Lã Động Tân. Lã Động Tân phải mang Hứa Tiên đến Đoạn Kiều, dốc ngược hai chân lên, viên thuốc bị thổ ra rớt xuống Tây Hồ. Sau đó bị con Bạch Xà t ức Bạch Nương Tử tu luyện trong hồ nuốt phải, tăng thêm 500 năm công lực, Bạch Xà nhân đó kết mối nhân duyên với Hứa Tiên. Con rùa đen cũng tu luyện tại đó, sau này là Pháp Hải hòa thượng, vì không nuốt được viên thuốc nên mang lòng căm hận Bạch Xà. Bạch Xà nhìn thấy một người ăn xin cầm trong tay một con Thanh Xà và vì muốn lấy mật rắn bán lấy tiền nên Bạch Xà bèn hóa thân thành người đi mua Thanh Xà g ọi la Tiểu Thanh. Từ đó Thanh Xà nhận Bạch Nương Tử làm chị. Ngày Thanh minh mười tám năm sau, Bạch Xà biến phàm xuống núi, hóa thân thành Bạch Nương Tử. Nàng và Tiểu Thanh cùng đến Hàng Châu, bên cầu Đoạn Kiều đi chơi nhưng gặp phải mưa. Nhờ có Hứa Tiên cho mượn ô, hai người từ đó quen biết nhau. Bạch Nương Tử và Hứa Tiên không lâu sau thành thân, dời qua Trấn Giang mở hiệu thuốc. Pháp Hải biết chuyện Bạch Nương Tử và Tiểu Thanh là yêu quái nên nhiều lần phá hoại quan hệ giữa Bạch Nương Tử và Hứa Tiên. Hứa Tiên tin lời Pháp Hải, vào tiết Đoan Ngọ dùng rượu Hùng hoàng cho Bạch Nương Tử uống say, khiến nàng hiện nguyên hình là rắn. Hứa Tiên thấy vậy kinh hãi mà chết. Bạch Nương Tử vì cứu chồng, mạo hiểm tính mạng đến núi Côn Luân trộm cỏ tiên. Hứa Tiên sống lại bị Pháp Hải bắt nhốt tại chùa Kim Sơn, Trấn Giang, và không cho vợ chồng họ đoàn tụ. Bạch Nương Tử vì muốn cứu Hứa Tiên, cùng Tiểu Thanh đấu pháp với Pháp Hải, dẫn nước Tây Hồ tràn ngập chùa Kim Sơn, nhưng vì Bạch Nương Tử có thai nên không cứu được Hứa Tiên. Hứa Tiên trốn về Hàng Châu, tại Đoạn Kiều gặp lại Bạch Nương Tử. Pháp Hải dùng Phật pháp nhốt Bạch Nương Tử trong tháp Lôi Phong, chia rẽ Hứa Tiên và Bạch Nương Tử, Tiểu Thanh may mắn trốn thoát được. Hai mươi năm sau, con của Bạch Nương Tử đỗ Trạng nguyên, áo gấm về làng tế mẹ. Tiểu Thanh tu luyện đã thành, trở về Kim Sơn, đánh thắng Pháp Hải. Sau đó phá được tháp Lôi Phong và cứu được Bạch Nương Tử. Nước Tây Hồ cạn, Pháp Hải không có chỗ trốn, thân mặc áo bào màu vàng trốn vào bụng cua. Cuối cùng vợ chồng Hứa Tiên đoàn tụ còn Pháp Hải phải sống trong bụng cua, cho nên ngày nay mỡ trong bụng cua mang màu vàng của áo bào hòa thượng.

Bảo Nương hay còn gọi là Tiết Bảo Thoa có nghĩa là cây trâm quý, là một trong ba nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết  Hồng Lâu Mộng của nhà văn Tào Tuyết Cần. Bảo Thoa là mẫu đơn trong các loài hoa, đứng đầu trong hoa thơm cỏ lạ. Bảo Thoa thể thái phong mãn, phẩm cách đoan trang, tài đức kiêm nhu, tính cách đại độ, được xem là viên ngọc minh châu của nhà họ Tiết. Một trong tứ đại gia tộc ở đất Kim Lăng. Tuy bề ngoài tính cách băng thanh ngọc khiết, cao sang, quý phái, lạnh lùng, băng giá, nhưng có lúc nhiệt tâm cao hứng. Bảo Thoa sắc sảo, thông thái, lãng mạn, tình cảm đã làm bài vịnh cua để mỉa mai bọn tham quan ô lại. Bảo Thoa cực kỳ xinh đẹp có phần còn hơn cả Lâm Đại Ngọc, mặt tròn mâm bạc, cơ thể phốp pháp giống như Dương Quý phi, mang vẻ đẹp quý phái vượng phu, mọi người ai cũng trầm trồ khen ngợi:
-“Trừ nàng ấy ra, không còn ai xứng đáng làm hoa mẫu đơn nữa”.

Câu chuyện nàng Vương Bảo Xuyến một lòng trung trinh, giữ gìn tiết hạnh chờ chồng suốt 18 năm ròng được lưu truyền qua các thời đại, khiến người đời khen ngợi mãi không thôi.

Nàng Vương Bảo Xuyến xuất thân trong một gia đình giàu sang phú quý, từ nhỏ đã thông minh lại am hiểu lễ tiết, thờ phụng song thân hết lòng hết dạ. Khi nàng đến tuổi cập kê, cha nàng quyết định tổ chức buổi lễ ném tú cầu kén rể.

Dung mạo và đức hạnh của Vương Bảo Xuyến nổi tiếng khắp xa gần trong thành, được người người mến mộ. Vậy nên khi nghi thức ném tú cầu kén rể vừa mới bắt đầu, tất cả các bậc công tử quý tộc gần xa đều đến tham dự. Cha mẹ của nàng Bảo Xuyến hồi hộp chờ đợi thời khắc quyết định cuộc đời con gái mình… Nhưng vì trước đó, nàng đã gặp được một chàng trai trẻ tên là Tiết Nhân Quý, nên cả trái tim nàng chỉ dành trọn cho chàng.

Khi hai người tình cờ gặp nhau lần đầu, đức độ và tài năng phi phàm của Tiết Nhân Quý đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nàng. Tuy Tiết Nhân Quý chỉ là nam nhi áo vải, xuất thân cơ hàn, nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ và ngắn ngủi giữa hai người đã cho thấy chàng là bậc quân tử võ nghệ cao cường, là trang nam nhi hào hiệp trượng nghĩa.

Tuy vậy, khi biết nàng là thiên kim tiểu thư của gia tộc họ Vương giàu có nhất nhì trong vùng, trong lòng chàng không khỏi buồn bã. Chàng tự hỏi, một thư sinh tầm thường như chàng sao có thể môn đăng hộ đối với gia tộc họ Vương cho được?

Ngu Cơ thường gọi Ngu mỹ nhân là thê tử  của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Một danh tướng quân phiệt lẫy lừng thời Hán Sở tranh hùng.
Dân gian có câu chuyện của Ngu Cơ, liền biến Ngu Cơ gắn liền với điển tích mà người đời sau gọi là Bá vương biệt cơ . Đây là một điển tích cực kỳ nổi tiếng, trở thành nỗi bi ca được truyền tụng nhiều đời.
Cảm thương nghĩa tình của Ngu Cơ, trong nền văn h óa dân gian nhi ều đ ơ ì c ũng như đương đại liệt Ngu Cơ cùng Bạch Nương Tử, Mạnh Khương Nữ và Vương Bảo Xuyến được gọi là Tứ đại mỹ nữ. Mạnh Khương Nữ khóc chồng là một truyền thuyết dân gian rất nổi tiếng của nước Tàu. Câu chuyện kể về một người vợ vì chồng mất khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành đã than khóc và làm sụp đổ một góc thành. Trong tập thơ Tài Mệnh Tương Đố tôi đã cho nàng Kiều gặp tất cả các mỹ nhân liệt nữ nổi tiếng dưới thủy cung, tất nhiên là có cả nàng Đạm Tiên.

“Mạnh Khương Tử thuyền quyên thục nữ
Đạm Tiên còn ý tứ đắn đo
Xôn xao nghêu hến ốc sò
Mai rùa hầu tọa nhỏ to dãi dề“

Kế đến sư Giác Duyên chia tay nàng Kiều ở pháp trường thì 5 năm sau lại gặp đạo cô Tam Hợp mới hỏi dò thiên cơ về nàng Kiều. Đạo cô Tam Hợp đã giải thích  với sư Giác Duyên theo thuyết tài mệnh tương đố ảnh hưởng bởi do thiên cơ âm dương phong thủy ngũ hành, do tâm đức tốt xấu, do bị ái dục ma quỷ xui khiến và thuyết nghiệp quả luân hồi của nhà Phật.

Lại kể đến Giác Duyên từ giã
Aó nâu sồng giày tía vân du
Tình cờ Tam Hợp đạo cô
Nằn nì dò hỏi thiên cơ về nàng

Đầy oan trái phũ phàng duyên nợ
Toàn gặp bầy thớ lợ gian manh
Mã Giám Sinh, lại Sở Khanh
Bạc Hà, Bạc Hạnh lầu xanh Tú bà

Sư phúc họa mà ra bởi tại
Đạo trời kia oan trái lòng ta
Trời cao nhỏ giọt quan hà
Tu về bến giác tình sa vũng bùn

Kiều ương ngạnh chẳng chùn chân bước
Sắc sảo chi dây buộc chặt thân
Đa tình lạc nẻo thanh tân
Yêu ma dụ dỗ mỹ nhân đoạn trường

Hết khổ này thê lương nạn nọ
Tránh làm sao nay đó mai đây
Ngồi không yên ổn chốn này
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần

16.12.2019 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét