Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 82


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 17“

“Khua róc rách thuyền quyên rũ lụa
Bến Trữ La một đóa xuân kiều
Mây bay sầm sập mưa chiều
Bâng khuâng gió thoảng mĩ miều ái ân“


Tiếng đàn của nàng Kiều nghe như tiếng nước chảy róc rách của dòng suối nơi mà nàng Tây Thi rũ lụa giặt vải ở thôn Trữ La ngày xưa, rồi lại sầm sập như cơn mưa chiều xối sả. Làn gió thoảng làm bâng khuâng ngây ngất tâm hồn người nghe. Đây là tiếng đàn gợi tình hoàng gọi phượng con chim mái gọi con chim trống ngược lại với Tư Mã Tương Như Phượng cầu hoàng để trêu ghẹo nàng Trác Văn Quân. Kiều lại thảy luôn ngón đàn điêu luyện nghe càng buồn thảm. Nói như cụ Nguyễn Du về tài nghệ chơi đàn của Kiều mà cụ đã để lộ ra ngay từ chương đầu của tác phẩm thơ lục bát Đoạn Trường Tân Thanh:
“Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”

Thúy Kiều đêm hôm trong phòng riêng với Kim Trọng sự việc diễn ra trái với lẽ thường, đúng ra phải vui, xao xuyến hồi hộp đê mê ngây ngất, nhưng đằng này Kiều lại gảy luôn bài tủ hồng nhan bạc mệnh đoạn trường tang thương là điềm gở báo trước một cuộc chia ly đầy đau khổ bi ai cho cả hai người.

“Người ngồi đó bần thần ngơ ngẩn
Khi cúi đầu thơ thẩn mày chau
Sương sa má ướt ràu ràu
Đắng cay tủi hận nhạt màu phấn hương

Trong lòng đã vấn vương thểu não
Vuốt dây đàn thành thạo ngón tay
Liêu xiêu tình đã ngấm say
Lom khom đứng dậy dạn dày tấc gang…“

Trong cái buồn và cái say lẫn lộn làm cho toàn thân chàng Kim Trọng phải cứng đờ ra, nhất là các bộ phận nhạy cảm. Chàng Kim Trọng phải lom khom đứng dậy là hợp với tâm sinh lý của con người. Tôi mô tả không sai. Kiều rất hiểu điều đó và nhắc nhở khéo chàng Kim nên gìn giữ lễ tiết thể diện, chúng ta quen nhau chưa lâu chỉ có vài tháng thôi từ buổi tiết thanh minh đi tảo mộ hóa vàng. Thực tế gặp nhau chỉ có một đôi lần.

“Kiều dừng lại dịu dàng thỏ thẻ
Nhắc nhở chàng chim sẻ rào thưa
Vườn hồng lá thắm đong đưa
Dập dìu ong bướm say xưa quá đà“

Kiều dừng đàn thấy Kim Trọng mon men đứng sát lưng mình có ý muốn cọ kẹ nên nàng nói thẳng lúc này là hoàn cảnh chim sẻ đang đói ăn khát mồi, chẳng ai sức đâu mà canh giữ vườn đuổi chim đi. Cơn dục vọng của người đàn ông đang sôi sục, bệnh Tề Tuyên nổi lên ầm ầm. Lá thắm ví như nàng Kiều lại đang đong đưa thướt tha mềm mại, gió nồm nam vi vu thổi theo tiếng đàn ngân nga trầm bổng. vậy chàng với thiếp chớ như lũ ong bướm tầm thường kia dập dìu say sưa quá đà…

“Đã vào bậc nho gia tinh khiết
Đạo tòng phu trinh tiết làm đầu
Bố kinh lân lý qua cầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu ích gì?”

Kim Trọng là thần tượng của nàng Kiều về người quân tử nho gia. Còn nàng là con gái có nhà viên ngoại trưởng giả bậc trung có giáo dục nề nếp theo đạo tòng phu lấy chữ trinh tiết làm đâu trong đêm tân hôn sau khi uống rượu giao bôi, kính bái tổ tiên trời đất.

Bố kinh là chữ Hán Việt, bố là vải, kinh là một loại cây mọc thành cụm, có hoa màu nhạt sắc tía. Đặc điểm cành và cây rất cứng. Ngày xưa con gái nhà lành thường dùng nó làm trâm cài tóc. Ý Kiều theo lân lý, luân lý đạo đức nếu Trọng coi Kiều là người vợ chính thức yêu thương trọn đời như hạng bố kinh ngày xưa, chứ không phải nhân tình nhân ngãi chơi bời qua ngày. Trên bộc trong dâu là theo tích xưa ở nước Vệ thời xuân thu trai gái thường tụ tập trên bờ sông Bộc lẩn vào các bãi dâu để hát hò, gian díu làm chuyên dâm ô trụy lạc.
Đỗ Mục, một thi hào đời Đường, nhân một đêm ghé thuyền trên bến Tần Hoài, gần một quán rượu. Đêm đã khuya, mặt sông nổi sương mù như khói tỏa . Bãi cát là một rừng dâu xanh ngắt. Trong quán, khách còn đang say sưa ăn uống, bên cạnh những ả buôn son bán phấn hát xướng. Lắng nghe giọng hát réo rắt bên kia sông đưa sang, trai gái đang say sưa làm tình. Đỗ Mục tức cảnh sinh tình. Quốc Ấn dịch là:
“ Khói bay, nước lạnh, khói trăng pha,
  Thuyền đậu sông Tần cạnh Tửu gia.
   Hận nước gái buôn không biết rõ,
   Cách sông còn hát "Hậu Đình Hoa".
   
Nguyên văn chữ Hán Việt:
    Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
    Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
    Thương nữ bất tri vong quốc hận,
    Cách giang do xướng "Hậu Đình Hoa".

 Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc cũng có câu:
   “ Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ,
    Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
    Thừa ân một giấc canh tà,
    Tờ mờ nét ngọc, lặp lòe vẻ son“

Còn Lu Hà tôi trong tập Hồng Nhan Bạc Mệnh có câu:

“Vườn Tây thánh thót mây trôi
Gác Lâm Xuân nhạc mấy hồi Đình Hoa
Dập dìu yếm thắm quần thoa
Chí tôn vời vợi một tòa thiên hương

Nghìn vàng sen ngó nõn nường
Đố ai mua được một trường mộng xuân
Uốn cong nhựa chảy ra dần
Cho lăn lóc đá bần thần mới thôi“

Kiều rất thông minh, nghĩ mình là phận gái thuyền quyên phải biết giữ gìn phẩm giá, mặc dù trong lòng nàng yêu Kim Trọng biết chừng nào. Không nên vì quá cả nể mà để cho chàng lấn tới. Tình yêu sớm nóng bỏng và cũng nhanh nguội lạnh. Nàng có nhắc đến các tích xưa:

“Con người ấy tình si như thế
Nỡ bỏ đi một vẻ yêu kiều
Chán chường gió thoảng mây chiều
Để ai vò võ cô liêu một mình?

Trương Quân Thụy phụ tình bạc nghĩa
Thôi Oanh Oanh đau khổ sầu ly
Sá gì nửa mảnh nhung y
Hoa nài liễu ép xin suy xét cùng“

Câu chuyện tình duyên éo le giữa nàng Thôi Oanh Oanh và chàng thư sinh Trương Quân Thụy trong tập sách Tây Sương Ký nổi tiếng của Vương Thực Phủ bên Tàu, lưu truyền trong dân gian được diễn thành kịch tuồng chèo hát nói. Thôi Oanh Oanh là tiểu thư xinh đẹp, con gái của một vị tướng quốc. Khi cha chết, hai mẹ con nàng về quê, nhưng gặp loạn đành tạm lánh ở chùa Phổ Cứu, đất Bồ. Trương Quân Thụy, một thư sinh nghèo, cha mất sớm, vãn du sang đất Bồ chơi, khi ngoạn cảnh chùa đã gặp Oanh Oanh. Chàng đắm đuối trước sắc đẹp của nàng bèn tìm cách vào chùa xin trọ. Đêm đến, họ Trương ngâm thơ tỏ tình, Oanh Oanh họa lại. Khi Tôn phu nhân làm chay cho chồng thì Trương Quân Thụy cũng nhờ sư cụ của chùa thêm một phần lễ làm chay cho cha mình để có dịp gần Oanh Oanh.

Trong khi đó có một ngã vô lại tên là Tôn Phi Hổ, cầm đầu một băng thảo khấu đã đem quân bao vây chùa, muốn cướp Oanh Oanh. Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây được chùa sẽ gả con gái cho. Trương Quân Thụy bèn viết thư nhờ bạn là tướng quân Đỗ Xác đem binh tiến đánh và bắt được Tôn Phi Hổ.

Thôi phu nhân mở tiệc ăn mừng và tiệc có mời Trương Quân Thụy. Ai cũng tưởng là tiệc cưới, nhưng Thôi phu nhân lật lọng nuốt trôi lời hứa hẹn, bà nói đã hứa gả cho cháu ngoại Trịnh Hằng, nên chỉ cho phép Oanh Oanh nhận Quân Thụy làm anh em. Cả Oanh Oanh và Trương Quân Thụy đều rất mực đau khổ, người hầu gái của Oanh Oanh mang tên Hồng nương cũng bất bình.

Sau buổi tiệc, Quân Thụy ốm tương tư, Oanh Oanh sai Hồng nương sang thăm. Khi ra về, Trương Quân Thụy viết thư nhờ Hồng nương đưa cho Oanh Oanh nhưng Hồng nương không dám đưa mà bỏ vào hộp nữ trang. Oanh Oanh vô tình đọc được, rất mừng nhưng lại tự ái mắng Hồng, rồi viết thư trả lời Trương Quân Thụy, sai Hồng nương mang sang. Do viết khi Oanh Oanh đang giận dữ, Hồng nương tưởng đó là thư Oanh Oanh cự tuyệt Quân Thụy nên đã an ủi Quân Thụy hết lời. Thế nhưng, sự an ủi đó lại càng khiến Quân Thụy tuyệt vọng. Chỉ đến khi giở thư ra, thấy đây bài thơ Oanh Oanh hẹn chàng ở mái phía Tây lúc trăng lên, họ Trương vui mừng liền hết bệnh.

Đêm hôm đó như đã hẹn Quân Thụy vượt tường đến mái Tây. Nhưng vì có Hồng theo bên cạnh nên Oanh Oanh thẹn thùng. Nàng trở mặt mắng chàng khiến chàng ngẩn người chẳng hiểu vì sao. Hồng nương cũng không rõ thực hay giả vờ, ngỏ ý tố cáo Quân Thụy với Thôi phu nhân nhưng bị Oanh Oanh ngăn lại. Về phòng, Quân Thụy lại trở bệnh nặng. Thôi phu nhân nghe tin sai Hồng nương đến thăm. Oanh Oanh cũng viết thư hẹn tối đến thăm. Từ đó Oanh Oanh và Trương Quân Thụy bí mật đi lại quan hệ với nhau như vợ chồng. Chuyện vỡ lở, Thôi phu nhân trách mắng Hồng nương, nhưng Hồng đã dùng lý lẽ thuyết phục phu nhân tác thành cho đôi trẻ. Bà nghe theo, nhưng bắt Quân Thụy phải vào kinh thi hội, đỗ đạt mới cho kết hôn. Hai người đau khổ chia tay nhau.

Quân Thụy thi đỗ trạng nguyên, vâng lệnh triều đình lưu lại kinh đô làm quan. Oanh Oanh vui mừng khôn xiết và mong ước tái ngộ. Nhưng Trịnh Hằng lại phao tin Quân Thụy đã lấy vợ khác. Thôi phu nhân định cho Trịnh Hằng cưới Oanh Oanh, nhưng Quân Thụy về kịp, nhờ tướng quân Đỗ Xác phân giải. Đỗ Xác đứng ra làm chủ hôn cho Quân Thụy và Oanh Oanh. Nhiều người trong phái Khổng Tử hủ nho chê bai Tây Sương Ký là dâm thư, họ không thấy những áng văn tuyệt tác không kém gì Hồng Lâu mộng của Đào Tuyết Cần. Việt Nam có chùm thơ Hai Sắc Hoa TiGon cũng đã đi vào tình sử. Kiều quả là một bậc nữ lưu thâm sâu điển tích văn chương. Nàng mang Truyện Tây Sương Ký ra để khuyên nhủ Kim Trọng và chàng đã nghe ra mà kìm nén cơn dục vọng lại.

“Sinh nghe vâỵ thẹn thùng im lặng
Thấy lời hay sâu lắng dễ nghe
Chàng càng vị nể e dè
Trăm năm giữ trọn lời thề sắt son”

24.11.2019 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét