Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

CHƯƠNG XII. Gia Đình Tôi Ở Tây Đức (1)


Truyện dài của Lu Hà phần 1

Tôi có linh cảm như tên trưởng phòng nội vụ huyện Pirna, có vẻ xuống nước. Thái độ hắn tỏ ra nhũn nhặn lo sợ. Tôi về nhà bàn với Sahra: Mình phải liều thôi, chơi một ván bài lật ngửa với tụi Stasi lưu manh hèn hạ điếm đàng này, phen này sẽ thắng, phải can đảm lên mới được. Thiên Chúa, Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta đâu. Tôi không hiểu vì sao mình lại có niềm tin vào Thiên Chúa mãnh liệt như vậy? Trong khi đó tôi hoàn toàn chưa hiểu nhiều về các tôn giáo như Phật Giáo, Ki Tô giáo, chỉ hiểu lờ mờ chứ đừng nói về các tôn giáo khác như Do Thái, Đạo Hồi, Tin Lành v.v...


Chúng tôi quyết định bán hết đồ đạc của cải trong nhà. Mỗi một gốc cây tôi dán môt mảnh giấy chữ viết thật to: “Haushaltauflösung“. Gia đình bà Sahra ở phố Lange 22 thị trấn Pirna bán gấp mọi thứ đồ dùng như tủ lạnh, giường, máy giặt, vô tuyến vân vân và vân vân để đi định cư nơi khác. Người Đức hám của đồ rẻ họ đổ xô đến mua. Khổ nỗi lúc đó tôi đã thi đậu phần lý thuyết học lái ô tô, tôi đã đi  xe với ông huấn luyện viên được 20 tiếng. Năn nỉ đòi ông cho thi phần thực hành để có ô tô đi sang Tây Đức, nhưng ông đòi tôi phải đi ít nhất 10 tiếng nữa, 2 tiếng đi đêm. Loại xe Trabahn cậm cạnh sang số bằng tay mà chỉ có 3 số chứ không đạp côn rồi sang số như xe bên tư bản có 5 số. Cả thị trấn Pirna số công nhân Việt Nam lao động hợp tác rất nhiều có đến vài trăm người, nhưng không ai có thể đủ trình độ thi đỗ nổi phần lý thuyết bằng tiếng Đức.

Tôi nói tiếng Đức không rõ ràng rành mạch như một số người Việt ở đây, tôi phát âm không chuẩn mà lại có tật nói nhanh. Nên nhiều người Đức nói chuyện với tôi rất khó chịu. Họ luôn yêu cầu tôi phải nói chậm lại. Nhưng khoản viết lách đọc sách báo thì phải khảng định rằng cả huyện Pirna này không có người Việt Nam nào bằng tôi.  Thế nhưng tôi cũng được một thằng Việt Nam tên là Hải, nó nhờ tôi đến làm phiên dịch cho nó ở  Tòa án huyện. Vợ nó đã từng là đồng nghiệp của tôi ở  xí nghiệp quốc doanh cung cấp lương thực, thực phẩm. Khi tôi từ Schwerin bỏ trốn về đã làm tạm ở đó vài tháng. Đến bây giờ tôi vẫn còn ân hận, tại sao tôi lại bênh vực thằng Hải chỉ vì nó là Người Việt Nam? Karolla là một người con gái Đức đáng thương. Cô ta yêu nhầm phải người, họ đã có một mặt con. Nhưng tính thằng Hải này gia trưởng độc tài lắm. Nó rượu chè bê tha tối về lại hành hạ vợ, có lần đi làm về chưa thấy vợ nấu cơm, vì cô mệt nằm trên giường mới bảo nó: “Muốn ăn thì tự đi mà nấu lấy“. Thế là nó nổi khùng lên đánh cô ta  một trận đến mức chỉ còn một chiếc quần lót chạy ra ngoài đường.  Tôi lại thao thao bất tuyệt biện hộ trước toà án, bênh vực thằng Hải được ở lại căn hộ đó tuy chỉ là ở thuê. Căn hộ do nhà nước cấp cho đôi vợ chồng trẻ. Nên Karolla phải bế con dọn về bố mẹ đẻ. Đứa trẻ này cũng bị tụi cô nuôi dạy trẻ làm gì đó, khi Karolla gửi con ở Wochekrippe để đi làm, nên còi cọc chậm phát triển. Con trai thằng Liên với Dagmar cũng chậm biết nói. Dagmar lại cho rằng bởi vì thằng Liên là người dân tộc mường ở Việt Nam, nên đứa trẻ ngờ nghệch giống bố. Cô ta cứ cười cợt khi về thăm họ hàng ở một tỉnh miền núi bắc Việt, họ tặng thằng Paul những cái quần thủng đit màu sặc sỡ. Tôi nghi đây là chính sách của con mụ Margot Honecker bộ trưởng bộ giáo dục, nhằm kìm hãm sự phát triển của những đứa con lai ?

Bỗng nhiên một anh chàng khá bảnh trai, có nước da mai mái đến hỏi mua đồ, anh ta hỏi tôi có xà phòng thơm tư bản không? Để rửa tay, vì tay hắn sờ mó cái xe đạp tôi muốn bán. Tôi lại khoe rằng có và đưa hắn vào phòng rửa tay. Đúng là thời đó tôi hay đổi tiền Mark ra D-Mark ở các quán bar với tụi An Ké. Loại nhọ màu ô lưu chứ không phải nhọ đen xì như ông Chử Đồng Tử nhà ta. Vì sao tôi lắm tiền D-Mark? Trong khi đó dân Đông Đức xếp hàng dài dằng dặc để được đổi mỗi người chỉ có 30 D-M thôi.

 Thời gian đó, tôi hay lùng mua đầu máy khâu cũ của dân Đức, mỗi chiếc tôi chỉ mua có 20 Mark, 30 Mark là cùng nhưng tôi bán lại cho người Viêt Nam với giá 300 Mark đến 500 Mark. Người Việt mua để may quần bò, họ làm hàng nhái giống như quần Jean tư bản như thiệt. Nên một cái máy khâu cũ loại Singer, Pfaff hay Naumann chạy sầm sập vải dày đến đâu cũng xuyên thủng. Ông chú họ tôi ở quê từng là thày giáo dạy vỡ lòng của tôi, sau chuyển sang làm thợ may cũng làm chủ một chiếc máy khâu loại Singer mà người Việt quen gọi là xanh de. Chú bị cụt một chân mà nuôi được vợ và 3 con bằng cái máy khâu đó đấy. Ở bên Đức có thể gắn cái Motor vào để chaỵ điện thật là tuyệt vời.

 Có được công cụ sản xuất như vậy là như bắt được vàng. Người Việt Nam khắp vùng Pirna và Dresden gọi tôi với biệt hiệu vua đầu máy khâu cũ. Tôi hay xem báo, và tự đăng mục tin vặt muốn mua đầu máy khâu, hay nhờ những người Đức quen biết đăng báo hộp cho, vì cứ mãi cái địa chỉ của mình, e không tiện. Tìm mua được một cái đầu máy khâu cũng khá vất vả vào tận những vùng đồi núi làng quê hẻo lánh. Họ ghi trong báo bán chừng 20 đến 50 Mark, có khi họ vất chỏng gọng ra đường chờ ngày xe rác đến hốt đi. Người Việt chạy máy khâu hiện đại vỏ nhựa từ 8 đến 10 tác dụng chỉ thêu thùa vớ vẩn nhưng không may được quần bỏ, vải dày là cong mũi kim ngay. Khi họ may được cái quần bò chỉ một hai tiếng thì họ bán lại cho người Đức với giá cắt cổ từ 80 Mark đến 100 Mark. Nên tụị thợ may này chóng giàu lắm. Người dân đông Đức chửi họ là Vidchi,xe đạp và thợ may. Nghĩa là người Việt là giống rợ mọi mua hết xe đạp của dân Đức và bán quần bò đểu với giá đắt. Cho nên công tôi chai mặt, khổ hạnh khuân về cái đầu máy khâu 20 kg nặng è cổ, nếu mua 2 cái đầu máy khâu là 40 kg rồi. Có bán với giá 300 Mark đến 500 Mark cho đám thợ may Việt Nam là hợp lý. Trong khi tôi không có nghề nghiệp gì cả, đang tấp tểnh tìm đường sang Tây Đức. Đúng là Thiên Chúa khéo an bài cho tôi.

Vì sau lần cãi cọ với hai thằng Đức trong nhà máy về chuyện đái bậy, nhổ bậy, chai thủy tinh vỡ bôi vào tay quay máy tiệnv.v… Tôi bỏ luôn không làm nữa mà chuyển sang nghề buôn máy khâu. Thằng thanh niên Đức đó hỏi xà phòng tư bản tôi mua ở đâu? Tôi bảo mua ở cửa hàng giao tế nhà ga Dresden gọi theo tiếng Đức là Intershop. Tiền ở đâu? Thì bảo đổi từ bọn Algerien với giá 1 đổi 15, cứ 1 D-Mark Tây Đức ăn 15 Mark Đông Đức. Tôi biết thừa thằng này là Stasi vì hắn suốt ngày ở dưới hầm ngầm đọc tài liệu hay tra tấn tù nhân nên da mặt hắn nhợt nhạt mai mái.

Ngày hôm sau lại một anh chàng mặt mũi khôi ngô, hiền từ ôm cặp đến hỏi mua đồ vặt. Hắn muốn xuống cái hầm chứa than ở dưới nhà xem còn đồ vặt gì đáng mua không? Hắn cũng biết đa số dân Đức hay để đồ vặt, nồi niêu, bát đĩa v. v... không dùng đến ở đó. Tôi biết bộ dạng cung cách hắn đúng là mật vụ Stasi nên dẫn hắn xuống luôn và còn một chiếc xe đẹp cà tèng còn dưng ở góc tường. Hắn giả vờ nắn cái ghi đông rồi chê bai không mua. Hắn lại muốn xem cái tủ nhỏ có đặt máy vô tuyến ở trên nhà, xem tôi có loại tiền cũ từ thời sau đệ nhị thế chiến không? Tôi  mừng rỡ bảo: Có chứ, lên tao cho xem.
Tôi luôn giả bộ là một người chân thật, sốt sắng có tính hơi khoe khoang. Chứ tỏ ra ranh mãnh cáo già quá tất sẽ làm nó sinh nghi. Tôi xăm xăm mở tủ, lấy ra một bọc có khoảng vài ngàn D- Mark trong đó quả có vài xu cũ rích từ sau đệ chiến 2. Nó bảo tiền D-Mark từ đâu mà nhiều vậy?
Tôi trả lời:
-Thì là tiền mấy ngày bán thốc bán tháo của nả đi, rồi chạy ra nhà ga Dresden đổi ra D- Mark từ tụi Algerien và Libyien.
Hắn hỏi: Chắc gia đình chuẩn bị đi xa?
Tôi bảo: Đúng vậy sẽ đi Tây Đức.
Hắn bảo: Nếu cả gia đình sang bên đó mấy đồng xu này không tiêu được đâu?
Tôi bảo: Còn mày có muốn tao tặng luôn? Hắn xua tay, không lấy.
Tôi biết thừa hắn là một tên mật vụ Stasi đến kiểm tra tôi có liên hệ gì với tư bản Tây Đức không? Tôi có phải là tình báo gián điệp không? Tôi lại gạ gẫm hắn: Tao còn một chiếc xe ô tô cũ hiệu Skoda Octavia của Tiệp có mua không? Bán rẻ cho chỉ 100 D-M thôi. Tao đang cần D- Mark mà. Hắn vội xua tay: Thôi đủ rồi, tao cũng có một chiếc Octavia ở nhà.
Hắn biến đi, tôi cười bảo với Sahra: Cuộc sát hạch đã xong, chắc chắn phòng nội vụ sẽ cấp giấy thông hành cho cả gia đình đi Tây Đức. Vợ chồng mình đã dồn chúng nó đến chân tường. Chế độ chúng nó sắp sụp đổ rồi, chúng nó còn giữ mình để làm cái quái gì nữa? Nhân cơ hội này chúng nó cũng muốn tống khứ cả nhà mình đi cho rảnh. Chúng nó sẽ hết trách nhiệm, đôi bàn tay chúng nó lại sạch sẽ nếu như mai sau có thống nhất toàn nước Đức. Chúng nó ỉa ra đó và bắt phía Tây Đức phải dọn đi, không khéo bàn tay lại vấy bẩn thêm tội lôĩ mới như ông B ở phòng thanh thiếu niên sau này ở huyện L-H bên Tây Đức, vì nghĩ đơn giản đông tây cùng chung một nhà đều mang dòng máu Đức thượng đẳng cả. Xấu chàng hổ ai. Đáng lý phải đứng về phía gia đình tôi đoì lại công lý, nhưng toàn làm những việc trái với lương tâm.

8.9.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét