Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Bàn Về Tam Giáo Đồng Nguyên



-Paul Nguyễn Hoàng Đức
Tam giáo đồng nguyên bao gồm:
1. Nho giáo, cũng là khổng giáo, có thể coi Đức Khổng Tử là tôn chủ. Học thuyết của ngài lo giáo hoá xã hội theo nề nếp chính trị của quân vương. Bản thân ngài thì lo dong duổi xe từ nước này qua nước khác xin được làm quan lớn.
2. Đạo giáo, cũng gọi là Đạo Lão, do Lão Tử chủ trương, lấy “vô vi” làm lẽ sống.

3. Đạo Phật, từ Ấn Độ nhập đến, do Đức Phật Thích Ca khởi xướng, có một nội dung là “sắc sắc - không không”, tức mọi sự ở đời có khi chấp là có lại hoá ra không, có khi chấp là không lại hoá ra có.
Theo nhiều ý kiến nghiên cứu về tôn giáo và xã hội, thì người Việt cùng lúc áp dụng cả ba thứ đạo. Nhưng trước hết, vì trình độ lý trí có hạn, nên người Việt đã nhầm cả ba lý thuyết trên vào Đạo. Thực ra, chỉ có Đạo Phật mới là Đạo, vì ở đó Đức Phật có ý đưa cuộc sống thoát trần hướng về cõi Niết Bàn. Còn Nho giáo với chủ trương “Hiếu, Đễ, Trung, Thứ, Tu, Tề, Trị, Bình” (Hiếu với mẹ cha, Đễ với huynh đệ, Trung với Vua, khoan Thứ với mọi người, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ) là lý thuyết của đời sống trần tục không thể gọi là Đạo... Lão giáo của Lão Tử, với “Vô vi”, cũng chỉ là thái độ hành động ở đời, cũng không thể là Đạo. Nhưng sao người Việt cố tình nhầm cả Nho giáo, Lão giáo và o Đạo? Vì:
- Thứ nhất: Do hạn chế của tri thức.
- Thứ hai: Cố tình nhầm lẫn để thủ lợi cho cuộc sống.
Việc nhầm lẫn, xào sáo cả 3 lý thuyết trên bất kể đời hay đạo, để thu lợi cho cuộc sống là một xu hướng rất tràn lan trong tư duy thiếu minh định của người Việt. Mở màn, lúc trẻ, người ta ào ào cuốn theo Nho giáo, hăm hở theo những bánh xe lăn, tìm đến các cơ quan công quyền, phấn đấu leo lên các vị thế “trị đời - trên đời”. nhưng nếu không được, người ta liền lui về cố thủ trong thuyết “vô vi” của Lão Tử, cho rằng: “Trời không làm gì mà cái gì cũng làm”, vì vậy, ta không làm gì cũng là làm nhiều hơn tất cả (?). Về già khi thất cơ lỡ vận, thì lại hoà tan mình trong mặc cảm “sắc sắc không không”. Xứ ta có rất nhiều người luôn có câu nói trưng diện ở cửa miệng rằng: “Đời vô nghĩa cả thôi, chết là hết ấy mà”. Kỳ thực thì, số người này cái gì cũng muốn, đến nỗi người đời gọi họ là “Thích đủ thứ”. Họ tìm cách vơ vào tất cả mọi bổng lộc của cuộc sống nhưng lại nói ra vẻ “vô nghĩa cả thôi”. Và khi họ nói “chết là hết!” Không phải theo nghĩa than tiếc, mà là rất ích kỷ theo kiểu: mọi cái hãy giành cho tôi lúc sống, còn khi chết thì hết cũng được. Đây là mẫu người ích kỷ mà người phương Tây nói rằng: “Ta hãy sống đã. Còn sau khi ta chết là nạn hồng thuỷ cũng mặc”.
Chắc chắn, như phần “tấm gương soi”, chúng ta đã bàn, trí óc phải minh định mạch lạc, sau đó phát sinh ý tưởng thì mới có thể tiến bước vào con đường trí tuệ. Nhưng trái lại người Việt không cần sống thứ trí tuệ đó, chỉ dùng trí tuệ vào lối sống tranh sáng - tranh tối, để cầu an hưởng lạc. Để dễ hiểu, chúng ta hãy nhìn những minh chứng. Trong rất nhiều phim Trung Quốc, chúng ta thấy, các cận thần phải dùng bao nhiêu trí tuệ vào việc đánh cờ với vua “làm sao để thua” một cách tự nhiên nhất. Nếu thắng thì chết đã hẳn. Nếu thua mà thua lộ liễu sẽ mắc tội khi quân khinh nhờn vua, cũng chết. Nên làm sao phải tìm cách thua kín đáo, thua như thật, đánh vã mồ hôi trán mà thần chẳng thể nào thắng nổi bệ hạ.

-Lu Hà:
Bác Paul nói chí lý lắm. Tam giáo đồng nguyên nhất thể hóa trong tâm thức người Viêt người Á Đông. Theo tớ, vì anh ấy không có triết học logich, anh ấy không tin vào Thiên Chúa, luật vũ trụ, nên anh ấy bám víu vào ba thứ đó. Lúc trẻ thì hăng hái băm bổ theo nho theo Cụ Khổng sân Trình ưa hành động, nam chi thỏa chí tang bồng kiến công lập nghiệp, học hành cốt chỉ nhai chữ thuộc lòng xướng vịnh mấy bài thơ đường miễn sao khỏi phạm húy đúng niêm luật là ổn, mơ mộng trạng nguyên, bảng nhãn thám hoa, rồi tới song hỉ lâm môn, võng chàng đi trước võng nàng theo sau, vinh quy bái tổ, mục đích rất cỏn con cho đời sống cá nhân. Về gìa muốn nghỉ ngơi thì theo Lão Tử vô vi chả muốn làm gì cả. Cuối đời thì mê Phật để tìm cho mình một xuất niết bàn viên mãn, cực lạc ngàn thu.

Tớ đồng cảm cái tam giáo đồng nguyên bác Paul vừa đưa ra đã phân tích ý nghĩa. Tớ ngưỡng mộ nhất Phật Giáo tớ cũng cho là một đạo vì có niềm tin vào niết bàn. Đạo lão là cách sống an phận tuân theo tự nhiên luật trời tớ cũng rất thích. Riêng cái anh Khổng Tử tớ thấy hơi ngán. Những lễ giáo, lề thói, đạo đức, mưu mẹo, thủ đoạn sống, âm nhạc, nghề nghiệp v. v... nhiều điều chỉ có tính chất tham khảo thôi. Cái ngán nhất lời lẽ Khổng Tử là lời lẽ của kẻ nô tài tham lam vật chất quyền bính danh vọng cá nhân, nên anh chàng Khổng này ra sức khom lưng luồn cúi Vua Chúa. Anh ấy cứ gọi các ông Vua là thiên tử tức con trời.

Vậy cả thiên hạ là của thiên tử, là của nhà Chu, nhà Tần, nhà Lỗ v. v....Kể cả con người cũng là tài sản của vua. Vua cho sống thì được sống, vua bảo chết thì phải vui vẻ chết. Vua ban hôn tùy ý, thánh chỉ bắt cưới ai bắt ngủ với ai thì phải ngủ. Vậy trừ Vua ra thì Khổng Tử khinh miệt tất cả chúng sinh, nhưng anh ấy hay lên mặt đạo đức khen học trò người này có hiếu với cha mẹ, cô ả kia có tứ đức tam tòng. Đại để là những trò mỵ dân phỉnh phờ mà thôi để cưỡng bức nô dịch con người. Trái với 3 đạo tín ngưỡng thờ Thiên Chúa như Do Thái, Kitô Giáo và Đạo hồi. Họ có niềm tin rõ ràng nghi thức dâng lễ cũng rất công phu.
Vậy tam giáo đồng nguyên như Khổng, Lão, Phật chỉ có Phật mới được coi là một Đạo như bác Paul phân tích mà thôi.
Thời cộng sản người ta cũng tôn sùng ngai Vua nhưng mua tập thể có tam đầu chế, tứ đầu chế hay ngũ đầu chế. Một con rồng quái đản có 3 đầu, 4 đầu hay 5 đầu với câu gọi mĩ miều là bộ chính trị. Các ủy viên là nhựng chân rồng .

Cả thiên hạ thuộc tổ chức đảng. Đảng có quyền sở hữu tất cả tài nguyên lãnh thổ đất đai và con người vậy có khác chi thiên tử con trời đâu?

Chả thế mà anh Tàu ngày nay muốn từ bỏ Mác Lê thì lại tôn vinh Nho Khổng.
Sỡ hữu toàn dân là sai về văn phạm chữ nghĩa. Thế nào gọi là sỡ hữu?

Ông Nguyễn Chí Phèo sinh năm 1960, trú quán tại phố Ba Đình, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội đang sở hữu một con trâu cái chẳng hạn. Trường hợp này dùng chữ sở hữu là chính xác. Vì con trâu cái thuộc của ông Chí Phèo thì ông Chí Phèo muốn làm gì con trâu đó thì làm. Xin lỗi bà con facebook đừng bảo tại hạ thô tục mất lịch sự. Này nhé, kể cả cái nồn con trâu cũng của ông ấy tên là Nguyễn Chí Phèo, có danh tánh pháp nhân hẳn hoi. Chuyện tắm rửa lau chùi hôn hít hành hạ cái nồn con trâu cũng là quyền sở hữu của ông Chí Phèo.
Có đúng không?

Còn toàn dân là ai? Là số đông không danh tánh, không tên tuổi địa chì thì làm sao mà có thể sở hữu được. Nếu bảo quốc gia này, tài nguyên này là của nhân dân Việt Nam, quốc dân Việt Nam thì chữ viết còn chính xác về ý nghĩa văn phạm. Sở hữu toàn dân là thứ từ ngữ dở ngô dở ngọng vu vơ vô nghĩa, mơ hồ.

Từ khi Chúa sinh ra loài người chữ sở hữu toàn dân chưa hề có ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam do mồm ông Lê Duẩn nói mà thôi.

Cụm chữ sỡ hữu toàn dân, hay thiên hạ này thuộc của bệ hạ là láo toét.

28.8.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét