Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 70


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 1“

Thi sĩ Nguyễn Du đã viết một tác phẩm văn học theo tôi là vô tiền khoáng hậu. Văn chương sử sách Việt Nam mấy nghìn năm nay, tôi mới thấy một tác phẩm thơ lục bát trứ danh như thế. Bản gốc viết bằng chữ Nôm đọc thuần tiếng Việt Nam, sau này được in ra bằng chữ quốc ngữ cũng vẫn đọc  y trang như vậy.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 69


Đoạn Trường Sầu Ly (8) và (9)

Đoạn Trường Sầu Ly mà tôi cảm xúc từ tập thơ Chinh Phụ Ngâm của cố thi sĩ Đặng Trần Côn và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được nghệ sĩ Thu Hà ngâm đến video số 7 thì dừng lại. Tiếng thơ ngâm tưởng lịm đi trong tâm hôn của tôi và các bạn theo không gian và thời gian. Bỗng hôm nay lại nổi lên với video số 8 và số 9. Tôi rất mừng và cảm động vô cùng trước tấm lòng say mê nghệ thuật và bảo tồn văn hoá ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt Nam ta. Để tri ân sự cố gắng của nghệ sĩ Thu Hà, tôi viết tiếp bình giảng thơ diễn ngâm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 68


Đoạn Trường Sầu Ly (7)

“Nghĩa tình bao kiếp phiêu diêu
Kiếp này lại nối thêm nhiều kiếp sau
Dù cho cây cỏ nát nhàu
Đá vàng ta vẫn giữ màu thủy chung

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 67


Đoạn Trường Sầu Ly (6)

“Đường mây bao phủ quan hà
Rêu phong ẩm ướt quanh nhà quạnh hiu
Dấu giày thưa thớt buồn thiu
Nắng hanh mấy độ ỉu xìu tiết đông

Đàn gà ngơ ngác cỏ bồng
Phất phơ ngọn liễu chim hồng đi đâu?
Vườn thanh hoa bướm âu sầu
Phòng the trống vắng mưa ngâu não nùng“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 66


Đoạn Trường Sầu Ly (5)

“Có hay yếm thắm xuân đào
Năm canh trằn trọc nghẹn ngào cái thân
Hồn theo cánh hạc đằng vân
Đêm thường bay đến Giang Tân tìm người“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 65


Đoạn Trường Sầu Ly (4)

“Khuê phòng vắng vẻ nhung y
Mồ hôi trai tráng kinh kỳ lại xa
Thiếp như giọt nước mưa sa
Giọt rơi song cửa giọt ra cánh đồng“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 64


Đoạn Trường Sầu Ly (3)

Đoạn video số 3 khá dài mà cũng rất lâm ly thống thiết gồm 56 câu thơ. Xin trân thành cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã diễn ngâm.

“ Xa xăm muôn dặm hải hà
Sớm trưa eo óc canh gà ngẩn ngơ
Mai đào ngơ ngác thẫn thờ
Tiết đông day dứt đôi bờ sông tương

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 63


Đoạn Trường Sầu Ly (2)

“ Xốn xang cá nước mặn mòi
Hậu phương tiền tuyến đầu ngòi cuối sông
Đêm nay trăng sáng mênh mông
Dừng chân tạm nghỉ cánh đồng cỏ tươi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 62


Đoạn Trường Sầu Ly (1)

Chủ trương của tôi là quang vinh tiếng Việt, cổ võ tinh thần dân tộc uống nước nhớ nguồn. Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán Việt nghĩa là viết chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt phát âm hoàn toàn khác hẳn với người Tàu, không giống như ngày nay học chữ Anh, Pháp, Đức vân vân và vân vân thì phải viết và phát âm hoàn toàn giống họ. Bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích nghe nói là hai tác giả bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng Việt bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát hai người đó sống và chết cách nhau khoảng 70 năm. Bà Đoàn Thị Điểm thế hệ trước, còn ông Phan Huy Ích thế hệ đàn em sinh sau.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 61


Hồng Nhan Bạc Mệnh (7)

Nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 7, cũng là video cuối cùng tập thơ Hồng Nhan Bạc Mệnh. Video này dài nhất và cũng là video nghe mà lâm ly não nuột lòng người. Con gái Việt Nam bây giờ được tự do yêu đương không phải chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cảnh làm lẽ mọn, hay cống tiến cho triều đình để làm cung nữ thị tỳ nô dịch nữa. Nhưng nạn tảo hôn, gả bán lấy chồng Đài Loan, Trung Hoa, Nam Hàn hay theo đường dây buôn người làm gái mãi dâm còn là vấn nạn của xã hội. Thôi chuyện nay tôi không bàn nhiều, vì các bạn còn biết nhiều. Tôi bàn về câu chuyện xưa cách chúng ta gần 300 năm về cảnh ngộ của cuộc đời cung nữ mà thi sĩ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết bằng thể thơ song thất lục bát với tên gọi: Cung Oán Ngâm Khuc.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 60


Hồng Nhan Bạc Mệnh (6)

Video số 6 này Thu Hà ngâm thật là tuyệt vời. Đoạn Hồng Nhan Bạc Mệnh này dài 60 câu tôi nghe không thấy chán, càng nghe càng ham vì các câu thơ bìu ríu tha thiết quấn quít nhau vần điệu rất khít. Theo tôi có thể nói là chỉn chu về thanh luật lục bát. Nên tôi thích thú quá mà gõ luôn một tràng liên thanh cũng thơ lục bát tặng nghệ sĩ Thu Hà.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 59


Hồng Nhan Bạc Mệnh (5)

Không biết cái tai nghe của mọi người thế nào? Chứ công bằng thẳng thắn mà nói tôi nghe nghệ sĩ Thu Hà ngâm đoạn video số 5 này mà thấy lâm ly sầu thảm vô cùng. Tôi xin khẳng định một điều chắc chắn tai tôi không phải là loại tai trâu, cũng biết thưởng thức âm nhạc mà thương cho cuộc đời nàng cung nữ ngày xưa đầy bất hạnh oan trái khổ đau. Nàng chỉ là một thứ nô lệ tình dục, để thoả mãn những cơn dục vọng điên cuồng thú tính của bọn vua chúa quan quyền chứ có hay ho gì cái danh hiệu cung nữ vợ lẽ của vua.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 58


Hồng Nhan Bạc Mệnh (4)

Thật là hồi hộp, tôi nín thở lắng nghe Thu Hà diễn ngâm video số 4 bài thơ dài như một bản trường bi ai ca của tôi. Tôi viết hoàn toàn bằng lục bát, bằng hơi thở của dân tộc Việt từ thời xa xưa manh nha từ các dân tộc Mường,  Nùng, Chàm vân vân đã hát những bài ca dao rồi biến hóa dần thành thơ lục bát, những bản tình ca du dương ngấm vào máu thịt trải qua bao thế kỷ lầm than vận nước nổi trôi mà nghệ thuật hóa thành thể thơ lục bát điêu luyện tinh xảo về ý và vần điệu một cách lo rich thanh luật cao như ngày nay. Thật khôi hài cho những kẻ mài dùi khinh sử chuyên học chữ nho chỉ đề cao thơ đường luật của Tàu mà nô lệ hóa về văn hóa Khổng Khưu, coi thường vốn văn hóa tinh hoa của dân tộc mình, coi thường lục bát nôm na quê mùa. Lục bát tuy sinh sau đẻ muộn hơn song thất lục bát, nhưng sức sống trường tồn của thể loại này dẻo dai phải nói là cao hơn song thất lục bát. Song thất lục bát có nguy cơ bị thất lạc trong dân gian may thay lại được hồi sinh trở lại. Tôi cũng rất đắm đuối say xưa với thể thơ song thất lục bát và với tôi hai thể này tôi quen dùng như hai thanh bảo kiếm thơ ca. Hồi mới đầu làm thơ, tôi rất thích làm thơ đường luật và thơ 7 chữ theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ để tả tình và cả 8 chữ 5 chữ nữa. Bây giờ thì rất ít khi làm, và chỉ trau chuốt cho thơ lục bát.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 57


Hồng Nhan Bạc Mệnh (3)

Trước hết xin cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 3 tuyệt vời lắm. Đây là một đoạn thơ hơi khó hiểu, mặc dù tôi đã cảm xúc ra thơ lục bát ngôn ngữ thuần Việt. Còn theo bản song thất lục bát của cụ Nguyễn Gia Thiều tôi tin thiên hạ rất ít người hiểu nổi. Trừ những bậc tinh hoa cổ học, chữ nghĩa giắt đầy mình. Nên thơ cụ Nguyễn Gia Thiều làm ra theo tôi nghĩ rất điêu luyện tuyệt phẩm nhưng tiếc thay rất ít người ngâm thơ Cung Oán Ngâm Khúc. Tôi mới chỉ nghe Hồng Vân ngâm bài này rất lâu từ bản song thất lục bát. Nghệ sĩ Hồng Vân ngâm thành 8 chương đoạn hoàn toàn chỉ ngâm không có video làm nền làm cảnh.
Tôi sẽ viết bình giảng đoạn video này về nội dung giải nghĩa từng câu chữ lục bát. Cụ Ôn Như Hầu không may mắn được như Lu Hà là còn có mạng Internet để giải nghĩa thơ mình làm ra. Gần 3 thế kỷ nay hiếm hoi mới có một người ngâm. Hy vọng sau khi đọc xong bình giảng mọi người mới vỡ lẽ ra nhiều điều tưởng là rắc rối trong bài thơ lục bát của tôi hóa ra lại rất đơn giản dễ hiểu.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 56


Hồng Nhan Bạc Mệnh (2)

Các bạn đã xem video số 1 tả về kiếp hồng nhan bạc mệnh, chắc hẳn trong tai trong đầu phẳng phất dư âm, có còn cảm nhận ra và nghe thấy gì không?
Tiếng tiêu sáo trúc véo von
Tiếng người thiếu phụ nỉ non não nùng
Hồn mây thơ thẩn hãi hùng
Đoạn trường cánh hạc rợn rùng biển khơi
Thu Hà giọt lệ tuôn rơi
Khóc nàng cung nữ tả tơi phận mình
Chập chờn huyền ảo màn hình
Gần xa thổn thức hành tinh xoay vần

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 55


 Hồng Nhan Bạc Mệnh (1)

Cám ơn nghệ sĩ Trần Thu Hà đã ngâm thơ lục bát dài. Bài trường ca ai oán khổ não của tôi với nhan đề “Hồng Nhan Bạc Mệnh“ tả về cảnh ngộ đời một người cung nữ tài sắc vẹn toàn, lúc đầu được vua chúa yêu rất sủng ái sau bị bỏ rơi, ghẻ lạnh. Tôi đã cảm xúc phỏng theo bài thơ song thất lục bát dài của thi sĩ Nguyễn Gia Thiều có tên gọi là “Cung Óan Ngâm Khúc“. Tiên sinh vốn dĩ là con trai của  quận chúa Quỳnh Liên cháu ngoại chúa Trịnh Hy Tô. Xuất thân một võ quan được phong tới chức Ôn Như Hầu, ông lại rất giỏi tinh thông thanh luật làm thơ đường luật và thơ song thất lục bát.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 54


Tứ Đại Giai Nhân

Tình cờ lên mạng facebook rong chơi, thơ thẩn, thẩn thơ với nhân tình thế thái. Bỗng thấy tấm ảnh chụp nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thu Hà với 3 người bạn gái, chắc là bạn học cùng lớp hay là bạn gái thuở thiếu thời hoa niên nở rộ. Những bông lan cuối thu để sắp sang mùa đông băng giá vẫn còn hương sắc nồng nàn như nuối tiếc những ngày xuân đã qua. Thu Hà cười bảo: Mọi người ơi!  Đây là tứ đại giai nhân nè. Tôi thấy câu nói vô tình của Thu Hà hay hay ngồ ngộ, thấy lòng mình đang tràn trề hửng khởi mới gõ liền một mạch bài thơ “ Tứ Đại Giai Nhân“. Cứ tưởng chỉ là tếu táo cho vui không ngờ đọc lại và hôm nay được nghe Thu Hà diễn ngâm mới giật mình thì ra bài thơ ngẫu hứng của mình cũng da diết tình tứ ý nghĩa ra phết.

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 347


Thong Dong Xế Chiều
cảm xúc 4 câu thơ của nữ sĩ Nguyễn Ngọc Bich

Rõ ràng vóc dáng mĩ miều
Non xanh nước biếc hoang liêu mặt hồ
Lăn tăn đầu cá nhấp nhô
Gió mây dồn đuổi lô xô sóng vờn

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 346


Anh Đã Ghé Thăm
thơ với Trần Thu Hà

Cảm ơn anh đã ghé thăm
Cà phê bốc khói ngàn năm tơ tằm
Nhớ ai hết đứng lại nằm
Hằng Nga ẻo lả hương rằm anh ơi!

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 345


Đừng Buồn Nhé Em
cảm xúc từ 2 câu thơ của Lương Cẩm Quyên

“Lời thương còn ấm môi người
Quay lưng đã vội thả trôi giữa dòng“
Nỗi niềm anh dấu trong lòng
Đừng buồn em nhé long đong sòng đời

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 344


Bấy Lâu
cảm xúc tấm hình của Đoàn Thị Thùy Dương

Bấy lâu lòng vẫn vấn vương
Chập chờn sóng biển thùy dương bến tình
Bâng khuâng thầm gọi cô mình
Trái tim nóng bỏng sân đình làng ta