Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Bàn Về Đạo Đức Và Hạnh Phúc Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức

Mệnh đề đưa ra: “Đạo đức là lý do, hạnh phúc là kết quả“

-Paul Nguyễn Hoàng Đức:

Vào thời Socrate có hai phái chính tranh cãi nhau về hạnh phúc và đạo đức. Phái chủ trương khoái lạc là tối cao được gọi là Epicuriens, phái này quan niệm, đạo đức chỉ là cái thứ yếu. cái chỉ là phương tiện phục vụ cho quyền lợi tối cao của con người là hạnh phúc. Còn phái kia chủ trương đạo đức. Phái này cho rằng: “Đạo đức là sự đỏi hỏi của hạnh phúc” (… seul le bonheur est donc souverain bien, et la vertu n’est plus qu’un moidre atteindre)(6) có tên là Khắc kỷ được gọi là Stoicien, chủ trương: đạo đức tự
thân đã là một khoái lạc cao nhất của con người, mà không thứ hạnh phúc nào có nổi. Phái khắc kỷ nói: “Đạo đức trở thành cái thiện tối thượng, và hạnh phúc chẳng có gì khác hơn là tình trạng của chủ thể có đạo đức” (La vertu devient alors le souverain bien, et le bonheur n’est plus que l’estat du sujet vertueux) (7).
Hai phái đối chọi nhau, phái khoái lạc thì: đưa khoái lạc lên, hạ đạo đức xuống hàng thứ hai, phái khắc kỷ thị lại làm ngược lại: đưa dạo đức lên hạ khoái lạc xuống hàng thứ hai. Phái khoái lạc nói: "Có ý thức về phương châm dẫn đến hạnh phúc, đó là đạo đức" (avoir conscience de sa maxime conduisant au bonheur, c' est vertu) (8)
Còn phái khắc kỷ thì khẳng định: "Có ý thức về đạo đức đó là hạnh phúc" (avoir conscience de la vertu voilà le bonheur) (9). Chúng ta thấy, dù đưa khoái lạc lên trước hay đạo đức lên trước, thì khoái lạc và đạo đức vẫn là một cặp song hành tương hỗ lẫn nhau.

- Lu Hà: Theo tớ cả hai phái đều có lý, nhưng tớ thì cho rằng dục vọng khoái lạc phải đi trước mới tạo hứng cho sáng tạo, còn đạo đức bám theo sau kiểm tra giám sát. Nếu đưa đạo đức đi trước sẽ tự hủy diệt cảm hứng sáng tạo và nguồn cảm hứng thi ca. Đạo đức học như Lão Trang chủ trương vô vi không làm gì cả thuận theo tự nhiên, máy trời không muốn lao tâm khổ trí, một sợi lông chân cũng không muốn mất. Khổng Tử lại đề ra thứ đạo đức quân hầu, phụ tử quá đáng mà sinh ra độc tài gia trưởng cũng bóp nghẹt tâm hồn tự do phóng tác.

Chỉ khi có nền triết học phương Tây chủ trương hiện sinh khai phóng mới có trường phái khoái lạc, khoái lạc không có nghĩa là trụy lạc và sa đọa.

-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Sau cuộc tranh luận bất phân thắng bại đó, hơn hai nghìn năm sau, đến thời đại Ánh sáng, triết gia Kant người được mệnh danh là ông hoàng của phúc âm mới đã bàn một cách triệt để thấu đáo rằng: đạo đức là lý do, hạnh phúc là kết quả, có lý do tốt giống như người ta đã gieo trồng tốt thì nhất định sẽ thu hái tốt, chỉ có gieo trồng, quyết định vụ mùa, chứ không thể có điều ngược lại tức vụ mùa được thu hái trên cánh đồng không được gieo trồng, vì vậy đạo đức là nguyên nhân chắc chắn nhất của hạnh phúc, giống vụ mùa dù thất bát hay bội thu thì đều phải khơi nguồn từ gieo trồng. Kant quan niệm: “Cái thiện tối cao được thiết lập bởi đạo đức trước hết sau đó mới đến hạnh phúc, nhưng hạnh phúc chỉ là kết quả của đạo đức” (le bien suprême est constitué par la moralité, que le bonheur au contraire forme sans doute le second élément du bien suprême, mais cepetdant le manière à ce qú il ne soit que la conséquence)(10)

- Lu Hà: Tớ không vội đồng ý với Kant. Ông ta chỉ mới nói nguyên nhân và kết qủa mà thiếu phương tiện dẫn dắt. Theo tớ thì: Khoái lạc là lý do- Đạo đức là phương hướng- hạnh phúc là kết qủa.

Tớ không nói miên man dẫn giải đâu xa ví dụ như chuyện làm thơ tình của tớ vậy.
Bỗng nhiên trên facebook này tớ thấy một cô kiều nữ chả quen biết gì. Cô ấy đứng trước mico mắt lúng la lúng liếng, cái miệng xinh xinh, hai trái đào tiên rung rinh, giọng hát ngân nga trầm bổng lúc lên lúc xuống… Tự nhiên tớ thấy một luồng xung điện khoái cảm trào dâng chạy trong cơ thể có thể từ não hay tim tớ cóc cần biết. Các tế bào của tớ cũng nhộn nhạo khoai khoái lâng lâng. Tâm hồn tớ mơ màng lạc vào miền vô thức…Tớ nghĩ ngợi vớ vẩn cô này trước đây chừng 1000 năm là vợ tớ, một vị hôn thê. Nhưng trải qua bao cuộc bể dâu, bèo dạt mây trôi, thất lạc trong dân gian. Nay nhờ trời run rủi xui khiến mà tớ tìm lại người vợ thương yêu của tớ một ngàn năm về trước, tớ cảm thấy hạnh phúc dào dạt tràn ngập trong tâm hồn và tớ làm thơ. Trong quá trình làm thơ tớ sẽ lấy vốn liếng kỹ năng đạo đức, nghệ thuật tu từ, mỹ học, triết học, tôn giáo vân vân và vân vân dẫn dắt tớ.

Nếu tớ lấy đạo đức đi trước thì tự tớ bóp chết tươi hồn thơ nào là tuổi tác mình đáng tuổi cha tuổi chú mà còn dửng mỡ tí tởn thiên hạ nó chê cười. Vậy không có tác phẩm thơ hay văn học nào ra đời.

Sau khi làm xong bài thơ tớ mỉm cười hạnh phúc sung sướng các hormone tươi mát, nhựa sống trào ra làm cho tớ hạnh phúc.

Khi cảm hứng, cảm chớp tâm hồn ai đó để khỏi đi lạc đường xuống địa ngục ma qủy thì sẽ có ngọn đèn đạo đức, công lý, chân thiện mỹ soi sáng cho thơ tớ siêu thăng lên cảnh giới thần tiên.

Đạo đức cũng có 5 ,7 loại đạo đức như đạo đức cộng sản, đạo đức cách mạng chẳng hạn. Thứ đạo đức cưỡng chế ép đặt này sẽ không tạo ra khoái cảm thì thơ ca thành thứ tuyên truyền hạ lưu nô tài xuống địa ngục.


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:

Kant còn chỉ ra rõ hơn, chỉ có đạo đức mới đem lại cho người ta phẩm giá của hạnh phúc. Phẩm giá của hạnh phúc là gì? Nói cách dê hiểu như người Việt nói: “Miếng ăn giữa làng bằng một sàng só bếp”. Ăn giữa làng, ngồi vào mâm nào đó, vậy là sự có mặt của ta có được một lời mời đàng hoàng, một sự xếp chỗ chính thức, miếng ăn ấy không chỉ đơn giản là thực phẩm mà còn có cả hương vị của vinh quang. Người Việt còn ví sự hân hạnh ở đời là được "Vua biết mặt, chúa biết tên”công khai đàng hoàng trước bàn dân thiên hạ là một hạnh phúc, bởi lẽ, bọn thảo khấu, trộm cướp thì không thể có niềm hạnh phúc vinh quang giữa thanh thiên bạch nhật. Triết gia Aristote cũng đa bàn đến tiêu chuẩn của một hạnh phúc cao cả, đó là: một tình yêu lớn phải dựa trên một vinh quang lớn. Giống người Việt nói, "Trai tài gái sắc” hay "Trai anh hùng gái thuyền quyên” nghĩa là một cặp xứng đôi vừa lứa ở mức: đàn ông là anh hùng cái thế, đàn bà là thục nữ nổi danh. Người Trung Quốc có câu: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, cũng là muốn biểu hiện quan niệm này.


-Lu Hà:

Đạo đức mang lại phẩm gía của hạnh phúc. Nhờ có đạo đức chuẩn mực mà ta thấy hạnh phúc của ta sáng gía và xứng đáng được hưởng. Nhưng chỉ có đạo đức thôi chưa hẳn có hạnh phúc? Đạo đức nào? Đạo đức nhân sinh bản thể hay đạo đức mà ta được tiêm nhiễm giáo dục nhồi sọ? Đạo đức chân chính được Thiên Chúa và Phật Thích Ca thừa nhận, hay đạo đức cuồng tín thượng đế vĩ đại, hay đạo đức lãnh tụ vô sản nào đó mà ta nỡ chặt đầu người không cùng chí hướng với ta để xây nền hạnh phúc?

Miếng ăn giữa đình làng hai ộng tiên chỉ tranh nhau cái thủ lợn đó là danh dự vinh hạnh cá nhân chứ chưa hẳn là niềm hạnh phúc trọn vẹn. Ở đây không có nền đạo đức nào soi sáng mà chỉ có đạo đức nhường nhịn, thôi ta không cần cái thủ lợn đó làm gì, hãy cho người ta hưởng vật chất còn mình chỉ cần đọc văn tế, cái khoái lạc tinh thần mình làm ra bài thơ giữa chiếu làng mới là hạnh phúc của tâm hồn vĩnh cửu.

“Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu…“

Đó là những câu du ca mà ông Khổng Tử đã soạn ra trong kinh thư. Dùng đôi chim thư cưu bên bờ sông Dương Tử gọi nhau chỉ tình yêu trai gái thủy chung hạnh phúc. Tình yêu trai gái bình thường cũng rất lớn, đáng ca ngợi nhưng không hề dựa trên niềm vinh quang nào. Triết gia Aristote cũng đa bàn đến tiêu chuẩn của một hạnh phúc cao cả, đó là: một tình yêu lớn phải dựa trên một vinh quang lớn.

Ông Aristote muốn nói một niềm hạnh phúc cao cả lớn lại dựa trên một vinh quang lớn đó là hạnh phúc cống hiến vì dân vì nước ở trận tiền, và ngày ca khúc khải hoàn trở về được cái cô kiều nữ trao vòng nguyệt quế, hay mình được ông Tổng Thống gắn huy chương bắc đẩu bội tinh trên ngực. Tình yêu này qúa lớn vượt lên trên quan hệ nam nữ vợ chồng gia đình bình thường. Tình yêu quê huơng tổ quốc giống nòi. Cái này vượt qua hẳn phạm trù hạnh phúc mà rất thiêng liêng, như Chúa Giê Xu chịu cực hình đóng đinh dưới cây thập gía để cứu rỗi tội lổi nhân loại, vậy có phải là hạnh phúc cho Giê Xu hay nhân loại. Đây là vinh quang cao cả của sự hy sinh cống hiến. Vậy lời ông Aristole nói tớ thấy đúng một nửa thôi.

- Paul Nguyễn Hoàng Đức:

Chúa Jesus cũng dạy đại ý rằng: khi vào nơi hội đường, ngươi chớ nên ngồi ghế hàng đầu kẻo bị người ta mời xuống chẳng ngượng lắm sao, trái lại người hãy ngồi ở hàng dưới vì nếu đáng được mời lên trên, người ta sẽ mời ngươi lên hàng trên trước mắt mọi người, chẳng danh giá hơn sao

- Lu Hà:

Theo tớ là đức kiêm nhường chứ chưa hẳn là niềm hạnh phúc. Đây là danh dự nhân phẩm kẻ sỹ .
Vậy bàn về: Đạo đức là lý do, hạnh phúc là kết qủa. Theo biện luận của tớ phải nên đi theo một sơ đồ: Khoái lạc là lý do - Đạo đức là phương hướng hay la bàn- Hạnh phúc mới là kết qủa.

Tớ muốn nhận mạnh thêm một điểm rất quan trọng. Từ bấy lâu nay hàng chục thế kỷ cả Tây Âu và Phương Đông còn nhầm lẫn về khái niệm dục vọng, khoái lạc. Họ thường hiểu theo nghĩa rất hẹp chỉ là quan hệ thể xác, sự giao hoan nam nữ, giữa giống đực và giống cái mà không hiểu dục vọng còn là mơ ước và khát vọng. Tôi khát vọng trở thành một triết gia, một nhà thơ chân chính hay nhà toán học. Tôi có niềm đam mê dục cảm khoái lạc về thương mại kinh doanh thì có gì là sai? Tôi khát vọng, đam mê say đắm khát khao cho tổ quốc tôi theo con đường tự do dân chủ nhân bản phú cường thì có gì làsai?


18.11.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét